Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 3): Thực hiện nghiêm kỷ luật lập pháp

Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ QH Khóa XV.
Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ QH Khóa XV.
(PLVN) -  Trong quá trình soạn thảo luật, vấn đề then chốt là tính chuyên nghiệp và kỷ luật lập pháp trên tinh thần: “Tất cả các dự án luật không bảo đảm chất lượng thì dứt khoát trả lại, không thể chấp nhận những dự án luật được chuẩn bị sơ sài”.

Chuẩn bị từ sớm, từ xa

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác xây dựng pháp luật (XDPL), Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng chương trình XDPL nhiệm kỳ Quốc hội (QH) khóa XV nêu rõ: Việc xây dựng, ban hành luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng, phải bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn… Khắc phục ngay tình trạng văn bản luật thiếu tính ổn định, “luật khung, luật ống”. Tăng cường thu hút chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu, công tâm, khách quan, vì lợi ích quốc gia, dân tộc tham gia XDPL.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có kết luận về định hướng XDPL cho cả một nhiệm kỳ; là cơ sở quan trọng cho QH xem xét, quyết định chương trình XDPL hàng năm. Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết, trên cơ sở định hướng dài hạn 5 năm, QH chủ động hơn, vào cuộc từ sớm, từ xa; tránh tình trạng “bắc nước sôi chờ gạo”, cái đang cần thì không có để xem xét, thông qua, cái mà các cơ quan trình thì lại chưa thực sự cấp thiết, hoặc cấp thiết nhưng chuẩn bị chưa kỹ lưỡng. “Với tinh thần làm việc ngày đêm, cố gắng đến mức tối đa, có thể làm ngoài giờ để đáp ứng yêu cầu kiến tạo phát triển, nhưng tất cả các dự án luật, dự thảo nghị quyết không bảo đảm chất lượng thì dứt khoát trả lại. Chúng ta không thể chấp nhận những dự án luật được chuẩn bị sơ sài” - Chủ tịch QH nêu quyết tâm.

“Cần cải tiến căn bản cách thức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật: quy định rõ cơ chế, cách thức lấy ý kiến; phải lấy ý kiến trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng. Bởi trình độ dân trí thì có, nhưng trình độ pháp luật của dân thì không phải ai cũng hiểu. Cùng với đó, phải nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong tiếp thu, phản hồi ý kiến đóng góp của nhân dân…” - ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Đại biểu QH khóa XV Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cũng đánh giá, thành tựu nổi bật nhất trong công tác lập pháp là chúng ta đã thông qua được Đề án về chương trình XDPL toàn khóa. Theo ông, việc này làm thay đổi căn bản diện mạo của công tác lập pháp. “Thời gian tới, chúng ta phải thay đổi cách nhìn, trước hết là xu hướng tác động đến hoạt động lập pháp… Lập pháp phải luôn đi song song với cuộc sống. Xu hướng quản trị thay cho quản lý hành chính bằng cai trị, tức là xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển thay vì Nhà nước cai trị. Xu hướng nữa là kiểm tra lập pháp bằng thực chứng. Đó là các xu hướng tác động đến hoạt động lập pháp rất cao” - Đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm.

Về kỹ thuật lập pháp, theo ông Vân, trên thực tế, có nhiều đạo luật mang nặng các quy phạm chính trị, gây khó khăn cho công tác cụ thể hóa trong cuộc sống và khó cho nhận thức chung của xã hội khi áp dụng thực hiện. Cho nên, cần hạn chế tối đa việc sao chép lại các quy phạm chính trị (như sao chép lại Hiến pháp, các nghị quyết của Đảng) trong các đạo luật, như thế sẽ không bảo đảm được tính khoa học, tính dân tộc, đại chúng.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Thống nhất cao với việc chuẩn bị các dự án luật từ sớm, từ xa, Đại biểu QH Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) đề nghị tăng tính dự báo, tính chủ động của các cơ quan đề xuất các dự án luật nhằm kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong cuộc sống; hạn chế việc xây dựng chính sách, cơ chế bằng các nghị quyết thí điểm. “Đã thí điểm 5 năm cũng là thời gian đủ cho chúng ta đánh giá để xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật; nhưng có trường hợp chúng ta xin gia hạn kéo dài thêm 2 - 3 năm, thậm chí là 5 năm. Như vậy, thí điểm gần 10 năm thì cũng gần bằng tuổi thọ trung bình của một luật. Thay vào đó, chúng ta vẫn có thể giải quyết tình huống do không chuẩn bị kịp việc xây dựng, sửa đổi toàn diện một luật thì có thể áp dụng một luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật theo thủ tục rút gọn. Từ đó, chúng ta bóc tách những vấn đề rõ ràng đã lỗi thời, không còn phù hợp hoặc vấn đề mới phát sinh để điều chỉnh, bổ sung pháp luật” - Đại biểu Dung kiến nghị.

Lấy ý kiến nhân dân phải thực chất

Lấy ý kiến người dân, đối tượng tác động là một trong những quy trình bắt buộc của quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc làm này tránh được bệnh chủ quan duy ý chí áp đặt từ một phía. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, hiện nay, từ cơ chế đến phương pháp lấy ý kiến nhân dân chưa hiệu quả. Thời gian gửi hồ sơ, dự thảo văn bản để lấy ý kiến thường rất gấp; nhiều trường hợp, tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ hoặc nội dung sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết. Từ thực tế trên, ông Túc đề nghị cần cải tiến căn bản cách thức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật; quy định rõ cơ chế, cách thức lấy ý kiến; phải lấy ý kiến trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng. Bởi trình độ dân trí thì có, nhưng trình độ pháp luật của dân thì không phải ai cũng hiểu.

Ông Nguyễn Túc.

Ông Nguyễn Túc.

Cùng với đó, phải nêu rõ trách nhiệm trong tiếp thu, phản hồi ý kiến đóng góp của nhân dân: đã có bao nhiêu ý kiến tham gia? Ý kiến góp ý được tiếp thu và giải trình như thế nào…? Đặc biệt, nên quy định cụ thể hậu quả pháp lý trong trường hợp các cơ quan soạn thảo, thẩm tra không tiếp thu ý kiến phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội… mà không có giải trình hợp lý.

Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tổ chức việc tiếp thu ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là dự thảo luật quan trọng bậc nhất điều chỉnh các quan hệ trực tiếp liên quan đến đời sống người dân. Do vậy, nhiều ý kiến kỳ vọng việc tiếp thu có trách nhiệm ý kiến của các tầng lớp nhân dân sẽ góp phần ngăn ngừa việc cài cắm “lợi ích nhóm”, loại bỏ những bất cập tồn tại lâu nay. Khẳng định quyết tâm này, phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ QH và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam diễn ra mới đây, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết, Đảng đoàn QH đã có yêu cầu bất cứ ý kiến nào của người dân, doanh nghiệp, đại biểu QH... đều phải được tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình.

Kiểm soát chặt quyền lực

Lưu ý công tác XDPL có rất nhiều khâu, liên quan đến rất nhiều chủ thể khác nhau, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kiểm soát quyền lực trong XDPL không chỉ có câu chuyện QH giám sát Chính phủ mà nhiều cơ quan, chủ thể phải cùng giám sát lẫn nhau để bảo đảm phòng, chống được tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong XDPL. Chủ tịch QH cũng đề nghị cần chú trọng làm rõ nội hàm vấn đề quyền lực, kiểm soát quyền lực, cơ chế kiểm soát quyền lực; nhận diện hành vi lạm quyền, sai thẩm quyền hoặc không thực hiện kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực này dẫn đến sơ hở, tham nhũng chính sách pháp luật…

Cho rằng một trong những điểm yếu nhất trong quy trình XDPL là khâu kiểm soát quyền lực, ông Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH đề nghị cần phải tăng cường kiểm soát quyền lực. Thứ nhất là kiểm soát quyền lực nội bộ, tức là kiểm soát ngay trong các thiết chế của từng đơn vị. Ví dụ, ngay trong Ban soạn thảo, các thành viên phải có cơ chế kiểm soát chéo lẫn nhau để không ai có thể “cài cắm” tư lợi vào văn bản luật. Thứ hai là thông qua hoạt động thẩm định, thẩm tra, giám sát, kiểm tra văn bản. Thứ ba, xem xét trách nhiệm công vụ của những người làm công tác XDPL. Thứ tư, coi việc hoàn thành nhiệm vụ XDPL là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của từng thiết chế. Đây chính là vấn đề kỷ luật lập pháp, bởi mỗi lần bàn đến công tác XDPL, chúng ta đều cho rằng kỷ luật lập pháp không hoàn thành.

Thành phần Ban soạn thảo cần mở rộng hơn

Đại biểu QH Lê Thanh Vân đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trước hết, phải luật hóa được sáng kiến của Đảng đoàn QH, đó là đưa chiến lược lập pháp thành một quy định cho mỗi khóa QH, từ đó có tầm nhìn xa hơn, thứ tự ưu tiên sắp xếp để thông qua đạo luật nào trước, đạo luật nào sau. Thứ hai, thành phần Ban soạn thảo cần mở rộng hơn, chú trọng đến các nhà khoa học, đặc biệt là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. “Quy định của pháp luật tác động đến họ phải để cho họ lên tiếng chứ không để cho những người nắm giữ công cụ được quyền sửa đổi các công cụ, còn đối tượng tác động của công cụ đấy thì không được. Quá trình đó là quá trình trao đổi giữa hai chiều” - ông Lê Thanh Vân nói.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.