Trăn trở trong ngày cuối nhiệm kỳ QH

Trăn trở trong ngày cuối nhiệm kỳ QH
(PLO) - Quốc hội (QH) khóa XIII đã có những đổi mới căn bản về phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế phát triển và cải cách đổi mới của đất nước, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.

Đó là đánh giá chung của đại biểu QH về kết quả 5 năm hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất này. Dù tự hào về những thành tựu đã có, đại biểu QH khoá XIII nhận thấy vẫn còn nhiều "món nợ" với cử tri, với nhân dân và gửi gắm nhiều trăn trở đến QH khoá XIV khi Kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khoá XIII bế mạc vào hôm nay (12/4).

Gắn kết hơn với nhân dân

Với mục tiêu "gắn kết với nhân dân" mà báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ QH khoá XIII đã đề cập, đại biểu QH cho rằng, nhiệm kỳ QH khóa XIII là một nhiệm kỳ hết sức đặc biệt. Đây là nhiệm kỳ mà công tác xây dựng Hiến pháp, xây dựng luật hết sức nặng nề với việc ban hành Hiến pháp năm 2013 và thông qua sửa đổi, bổ sung gần 100 luật và các bộ luật cụ thể hóa các chế định mới của Hiến pháp. QH khóa XIII cũng đã xem xét từng vấn đề, cân nhắc, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, tác động đến môi trường, đến hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài, phạm vi ảnh hưởng trong nước và các nước trong khu vực.

"Có thể nói QH khóa XIII có rất nhiều mặt hơn so với QH các khóa trước, thể hiện tính sôi động, dân chủ và quyết liệt. Nhưng cũng cần một cách nhìn khác, nghiêm khắc hơn để suy nghĩ, so sánh với mong mỏi QH sẽ phấn đấu tốt hơn, làm cho QH ngày càng xứng đáng hơn với nhân dân, với đất nước" - đại biểu Đào Tấn Lộc (Phú Yên) đánh giá.

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) biểu dương rất nhiều thành tích và điểm nhấn của nhiệm kỳ song còn thấy buồn vì "cho đến bây giờ rất nhiều ý kiến, kiến nghị cử tri từ những năm tám mấy, chín mươi đến bây giờ người ta vẫn hỏi lại. Điều đó chứng tỏ những bức xúc ấy đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để”.

Bởi cử tri đã phàn nàn với ông những bức xúc từ cuộc sống rằng "chúng tôi không cần biết chỉ thị gì, nghị định này, nghị quyết kia, chúng tôi chỉ cần biết rằng tình hình phải thay đổi, phải biến đổi đi chứ không thể để như bây giờ, bức xúc từ chuyện giá cả leo thang, phân bón, thuốc trừ sâu giả, an toàn vệ sinh thực phẩm kéo dài từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác".

Điều đó khiến không chỉ ông mà nhiều đại biểu QH đều trăn trở vì sau 5 năm gánh trọng trách của một đại biểu dân cử vẫn phải chứng kiến những bức xúc đó của người dân "giậm chân tại chỗ".

Nhận thấy 5 năm qua, "mỗi vị đại biểu QH đều nắm chắc vai trò, chức năng cơ bản của QH đối với cử tri, từ đó đã phát huy và thể hiện khá đầy đủ trách nhiệm của mình một cách có thể" nhưng đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) thẳng thắn chỉ ra: Vẫn còn cơ chế xin - cho từ đó dẫn đến tình trạng một số đại biểu ở địa phương, đặc biệt là địa phương nghèo thường không dám phát biểu, ngại va chạm, một số đại biểu thì thờ ơ, “được chăng hay chớ”, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh, ít đi cơ sở, không thường xuyên gặp gỡ cử tri lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri.

Với vai trò là đại biểu nhân dân, nhiều đại biểu QH đánh giá đây là hạn chế lớn trong chất lượng đại biểu và hoạt động của QH, nếu không được khắc phục triệt để sẽ đẩy QH, đại biểu QH xa dần với chính những cử tri đã tin tưởng bầu chọn họ làm đại biểu.

Gửi gắm đến những người kế nhiệm

Nhìn thấy những khó khăn, nhưng có những khó khăn, thuận lợi mà QH khoá sau sẽ phải gánh vác như đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nợ công, ngân sách quốc gia, bộ máy nhà nước cồng kềnh..., đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) bày tỏ sự chia sẻ với những đại biểu QH khoá tới và kỳ vọng "nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sẽ tốt hơn, vì đại biểu QH chuyên trách nhiều hơn, chất lượng hoạt động của QH cũng sẽ cao hơn, đúng mong đợi của cử tri".

Cùng với đó, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) mong QH khoá XIV sẽ "khuyến khích các đại biểu đi cơ sở, không chỉ để tiếp xúc được với cử tri mà còn tăng chất lượng hoạt động giám sát của QH. đại biểu Nguyễn Văn Tiên còn lưu ý: "đi phải có hiệu quả, không gây phiền hà cho địa phương, chi phí tất cả của QH. Có như vậy thì mới gắn với thực tế, nếu không người ta bảo QH chủ yếu ngồi trong các phòng lạnh, cãi thì sẽ rất khó khăn, không gắn bó với cử tri". Đồng thời đại biểu Nguyễn Văn Tiên cho rằng nên cải tiến hoạt động tiếp xúc cử tri vì hiện nay, các đoàn đại biểu QH tiếp xúc cử tri theo các cách rất khác nhau.

Ngoài ra, theo đại biểu QH, để QH gắn kết, gần dân hơn, bản thân mỗi đại biểu QH phải là một "cầu nối", thường xuyên tiếp xúc cử tri. Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (TP Hà Nội) đề nghị cần coi trọng trước hết là năng lực thực hiện nhiệm vụ của các đại biểu, ứng cử viên để khi trở thành đại biểu QH sẽ phát huy tốt, chủ động sáng tạo trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ chức năng của đại biểu QH, nhất là trong hoạt động tiếp xúc, phản ánh kiến nghị của cử tri đến QH.

Cử tri mong lãnh đạo "không quên lời tuyên thệ"

Một hoạt động góp phần làm nên tính "đặc biệt" của nhiệm kỳ QH khoá XIII là việc kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước sau Đại hội Đảng lần thứ XII. Tại kỳ họp 11, QH đã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao của Nhà nước với “những người được bầu xứng đáng, có tâm, có tầm, có năng lực, trình độ, khả năng và kinh nghiệm lãnh đạo thực tế” như nhận định của ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình).

4 chức danh lãnh đạo cấp cao là Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TANDTC lần đầu tiên đã thực hiện nghi thức tuyên thệ khi nhậm chức trước QH, cử tri và nhân dân cả nước. Lời tuyên thệ “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” của 4 lãnh đạo này được kỳ vọng là lời tuyên thệ chung, sẽ là động lực để bộ máy nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân phân công.

Với cử tri, điều quan trọng là những người đứng đầu Nhà nước sẽ không bao giờ quên những điều đã tuyên thệ để thực hiện đúng và "những gì họ tuyên thệ sẽ là căn cứ để cử tri giám sát” - đại biểu QH khẳng định.

"Món nợ" chủ quyền biển, đảo

Tại kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khoá XIII, đại biểu Nguyễn Anh Sơn đã nhấn mạnh hai khoản nợ của QH với cử tri cả nước. Thứ nhất là thái độ và hành động, lời nói của QH với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo khi tình hình căng thẳng ở biển Đông hết sức đáng lo. Thứ hai, cử tri nhận xét QH khóa XIII nói rất nhiều, rất mạnh về chống tham nhũng nhưng hiệu quả chưa đạt được bao nhiêu, tham nhũng còn đó và ngày càng có xu hướng phát triển thêm.

Trước khi kết thúc bài phát biểu góp ý vào báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ của QH khoá XIII, đại biểu Trần Đình Long (Đắk Nông) cho rằng: "QH làm rất nhiều việc trong quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần cùng với cả hệ thống chính trị tạo ra một nền kinh tế ổn định về kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, chúng ta còn nợ lớn với đất nước trong giai đoạn 5 năm qua, giai đoạn mà lẽ ra chúng ta thể hiện ý chí và có thể nói rằng 70 năm nay mới có một, đó là chúng ta không ra được nghị quyết về tình hình biển Đông".

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.