Mới và cũ thời tân Thủ tướng

Mới và cũ thời tân Thủ tướng
(PLO) - Phần lớn thành viên Chính phủ mới được đào tạo cơ bản, có kiến thức về quản lý kinh tế, xây dựng pháp luật, trong đó nhiều người là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ... 

Như vậy là Chính phủ mới đã ra mắt.

Cái mới đầu tiên dễ nhận thấy, đó là trong số 27 thành viên nội các dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì có đến 21 người mới.

Cái mới thứ hai là, phần lớn thành viên Chính phủ mới được đào tạo cơ bản, có kiến thức về quản lý kinh tế, xây dựng pháp luật, trong đó nhiều người là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ. Nhiều người dù còn trẻ nhưng đã trải qua nhiều cương vị công tác, từ bộ, ngành luân chuyển làm phó bí thư, bí thư tỉnh ủy trước khi quay trở lại giữ chức thứ trưởng, bộ trưởng. Có đến hơn 71% các thành viên Chính phủ là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ. Có thể nói, chúng ta vui mừng vì có một “nội các khoa học”.

Cái mới thứ ba là lời tuyên thệ lần đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao trước Quốc hội và quốc dân đồng bào, được thực hiện trở lại 70 năm sau lời tuyên thệ đầu tiên khi nhậm chức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quyết tâm của Chính phủ thấy rõ qua lời tuyên thệ, phát biểu của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Vậy điều gì là cũ?

Đó là những gánh nặng khó khăn, thách thức phía trước. Vẫn ngổn ngang, dở dang bao nhiêu việc cần quyết liệt giải quyết. Như phân tích của các đại biểu Quốc hội, ít nhất có ba gánh “đồ sộ” nhất mà Chính phủ nhiệm kỳ mới cũng như các cơ quan, ban ngành, đoàn thể khác phải đối mặt và ưu tiên xử lý hàng đầu, đó là chủ quyền, nợ công và tham nhũng.

Chính phủ của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải làm điều gì? Tất nhiên đó là sự chuẩn bị tiềm lực mạnh mẽ hơn để đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với thái độ cương quyết, nhất quán, sát sao hơn. Vạch ra lộ trình cụ thể trong việc từng bước đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí, chứ không chỉ hô hào, chống chủ yếu trên giấy như lâu nay. Xử lý an toàn nợ công, chặn đứng nạn chi tiêu ngân sách như phá hiện nay, kiên quyết cắt bỏ sự cồng kềnh nặng nề của bộ máy...

Sau khi được bổ nhiệm, hầu hết các vị lãnh đạo đều thừa nhận khó khăn, thách thức và nhiệm vụ nặng nề phía trước. Chỉ có thể thuyết phục, đem lại niềm tin cho nhân dân bằng những kết quả công việc cụ thể, được nhân dân thẩm định và chấm điểm rõ ràng. Bộ máy mới, nhân sự mới, quyết tâm mới, nhưng nếu không có tư duy mới, cách làm mới, thực chất, hiệu quả thì nhiều khi gánh nặng cũ không chỉ khó gỡ mà e nặng thêm. Nợ cũ chưa trả xong, dễ chồng thêm “nợ” mới.

Cũng như các đại biểu Quốc hội, nhân dân hy vọng Chính phủ mới kịp thời có những quyết sách năng động, nhạy bén, quyết liệt hơn để lèo lái “con thuyền” đất nước vượt qua những sóng gió ngày một lớn. Một “Chính phủ khoa học” đã mừng, nhưng mấu chốt là phải giải quyết được bài toán thực tiễn.

Hy vọng ở hành động!

Tin cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(PLVN) - Từ ngày 06 đến ngày 08/01/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Đọc thêm

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.