Trạm cân khó là "bảo bối" của ngành Giao thông?

Phản hồi từ một số địa phương bắt đầu cho thấy không ít bất cập của trạm cân lưu động.
Phản hồi từ một số địa phương bắt đầu cho thấy không ít bất cập của trạm cân lưu động.
(PLO) - Ngành Giao thông - Vận tải (GTVT) đang kỳ vọng lớn vào các trạm cân xe lưu động để thực hiện chủ đề năm an toàn giao thông 2014: “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”. Tuy nhiên, nếu không xử lý ngay những bất cập và ngăn ngừa tiêu cực quanh các trạm này, thì những chiếc cân kia khó có thể là “bảo bối” của ngành Giao thông. 
Chuẩn bị “bảo bối”…
Thực hiện Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ và Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 của Bộ GTVT và Bộ Công an về phối hợp thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải..., ngày 2/1/2014, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có văn bản về việc tăng cường triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ (QL) đi qua địa bàn tỉnh và đường bộ địa phương. 
Theo đó, Tổng cục đề nghị các Sở GTVT phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan quyết liệt kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của xe chở khách, hành vi chở quá tải trọng phương tiện trong vận tải hàng hóa; đồng thời đề nghị Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự khu vực kiểm soát tải trọng xe lưu động; xử lý nghiêm các trường hợp chống đối gây khó khăn cho lực lượng thực thi công vụ.
“Ngay trong ngày đầu ra quân bắt xe quá tải (20/12/2013) ở Quảng Bình, lực lượng chức năng liên tục gặp sự cố khi vấp phải sự bất hợp tác của các lái xe. Trong khi 2 lực lượng Thanh tra giao thông và CSGT của tỉnh này thì chưa rõ ràng cơ chế phối hợp. Đáng nói hơn, trong ngày đầu kiểm tra trên tuyến, bộ cân mà Tổng cục ĐBVN cấp cho tỉnh này đã bị hỏng nên xảy ra sự cố “bể” trạm, xe quá tải vì thế tự do vượt chốt mà không bị kiểm tra.”
Tổng cục ĐBVN cũng đã trang cấp tiếp 53 bộ cân để lập Trạm cân lưu động (TCLĐ) tại 53 tỉnh, thành phố còn lại với quyết tâm “vạch mặt” bằng được “thủ phạm” làm tan nát cầu đường trên những tuyến đường được cho là  “nóng” như các QL:1A, 5, 14, 18, 70... 
Một bộ cân lưu động gồm một xe Hyundai loại 29 chỗ đã hoán cải và thiết bị cảm biến tải trọng, với độ chính xác được khẳng định là cao (sai số dưới 0,5%), hoạt động tốt trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết đồng thời có kết nối dữ liệu với Tổng cục ĐBVN.... Ngành này kỳ vọng những thiết bị nói trên sẽ là “bảo bối” giúp thực hiện chủ đề của Năm An toàn giao thông 2014 là “siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”.
Mới làm đã “bể” trạm
Trước đó, thực hiện Quy hoạch tổng thể các Trạm kiểm tra tải trọng trên đường bộ đến năm 2020, Tổng cục ĐBVN đã phối hợp với Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) và nhiều tỉnh, thành thí điểm triển khai kiểm soát xe quá tải trên các QL đi qua địa bàn và đường bộ địa phương. Dù chưa làm đồng loạt, liên tục nhưng tại một số địa phương, kết quả bước đầu đã tạo được sự chuyển biến nhất định trong nhận thức của một số doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, lái xe...
Tuy nhiên, sau một thời gian tiến hành đặt các trạm này, phản hồi từ một số địa phương bắt đầu cho thấy giải pháp trên đã bộc lộ không ít bất cập, và nếu không kịp thời điều chỉnh thì những chiếc cân kia khó có thể là “cứu cánh” của ngành Giao thông. 
Theo đó, sự cố đầu tiên được ghi nhận liên quan đến hoạt động cân xe là vụ hàng trăm ô tô quá tải “hè” nhau làm “bể” TCLĐ trên QL1A đoạn qua Hà Tĩnh hồi cuối tháng 7/2013. Thời điểm đó, nhiều xe tải tụ tập ở khu vực gần trạm này gây mất an ninh trật tự, sau đó bất ngờ một số lái xe liều lĩnh lên xe, hú còi rồi cố tình lách qua trạm chạy thẳng về hai hướng Bắc - Nam; sau đó, còn kích động các lái xe khác “xé rào” vượt trạm trước sự bất lực của lực lượng thi hành công vụ. 
Tiếp đó, tình trạng này lại tái diễn ở Quảng Bình. Cụ thể, ngay trong ngày đầu ra quân bắt xe quá tải (20/12/2013), lực lượng chức năng ở đây liên tục gặp sự cố khi vấp phải sự bất hợp tác của các lái xe. Trong khi hai lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát Giao thông (CSGT) của tỉnh này thì chưa rõ ràng về cơ chế phối hợp. 
Đáng nói hơn, ngay trong ngày đầu kiểm tra trên tuyến, bộ cân mà Tổng cục ĐBVN cấp cho tỉnh này bị trục trặc nên một lần nữa lại xảy ra sự cố “bể” trạm, xe quá tải vì thế tự do vượt chốt mà không bị kiểm tra.
Những tình huống trên cho thấy đã có sự thiếu ăn ý giữa các lực lượng trong liên ngành làm nhiệm vụ. Thậm chí, nội bộ ngành Giao thông còn chỉ trích lẫn nhau sau sự cố “bể” trạm ở Hà Tĩnh. Lúc đó, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh Trần Quang Tuấn cho rằng, lỗi trên thuộc về đơn vị chủ trì - Khu Quản lý Đường bộ IV (Tổng cục ĐBVN) vì đã quá thụ động trong tổ chức lực lượng, khảo sát, nghiên cứu vị trí đặt trạm cân chưa hợp lý. 
Trên thực tế, Trạm này gần như chỉ có mỗi cân lưu động, những hạng mục quan trọng khác như bãi đất trống làm nơi hạ tải dã chiến hoàn toàn không có. Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Tĩnh, việc phân cấp trách nhiệm chủ trì xử lý xe quá khổ, quá tải vốn thuộc Khu Quản lý Đường bộ IV, phía Hà Tĩnh chỉ phối hợp, hỗ trợ... nhưng trên thực tế, Khu Quản  lý  Đường  bộ  đã  không làm  tròn  nhiệm  vụ.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...