Trầm cảm sau sinh - 'kẻ giết người hàng loạt'

Trầm cảm sau sinh là căn bệnh chủ yếu đến với người phụ nữ sau khi đứa con được ra đời. Ảnh minh họa.
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh chủ yếu đến với người phụ nữ sau khi đứa con được ra đời. Ảnh minh họa.
(PLO) - Nhiều người phụ nữ sau sinh nở khi mắc chứng “trầm cảm sau sinh” thường có ý nghĩ tiêu cực, muốn tự tử, kèm theo đó là sát hại luôn đứa con của chính mình. 

Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh đáng sợ đối với phụ nữ sau sinh nở. Nó được nhiều người ví von là “kẻ giết người hàng loạt” nhưng dường như trong xã hội vẫn còn quá nhiều gia đình thờ ơ với chứng bệnh này…

Cái chết đau lòng vì trầm cảm sau sinh

Những ngày gần đây, cư dân mạng truyền tai nhau một câu chuyện về bà mẹ bị trầm cảm sau sinh đã nhẫn tâm giết hại đứa con nhỏ mới vừa đầy tháng của mình. Theo đó, người mẹ đáng thương đáng giận trong câu chuyện trên mới sinh con được một tháng. Mẹ chồng và mẹ đẻ đều già yếu nên không thể giúp chăm nom con cháu, chỉ trông cậy được vào một mình anh chồng nhưng bản tính người này lại ham nhậu nhẹt, chơi bời. Người vợ mang tiếng ở cữ nhưng sau mấy ngày xuất viện đã phải leo xuống giường tự nấu ăn, giặt giũ quần áo cho con, làm việc nhà… 

“Đã khổ còn gặp cái eo”, đứa trẻ tưởng thấy mẹ vất vả sẽ ngoan, ai ngờ lại quấy khóc suốt cả ngày lẫn đêm không cho mẹ nghỉ ngơi cho lại sức. Người ta nói “gái một con trông mòn con mắt” nhưng chị này nhìn không còn chút sức sống nào, ốm yếu, xanh xao, gân tay gân chân nổi chằng chịt, lại thêm mất ngủ triền miên khiến chị không còn chút sức sống nào và có dấu hiệu trầm cảm. 

Vậy nhưng anh chồng dường như không để tâm, vẫn không phụ giúp việc nhà cũng như hỏi han đến cảm xúc của vợ. Hễ ở nhà thì lăn ra đọc báo, xem ti vi, bạn bè gọi cái là xách xe đi đến tối mịt mới về. Mấy lần người vợ có nhờ chồng phụ giúp, nhưng anh ta vẫn mặc kệ. Tối trước hôm đầy tháng con, hai vợ chồng cãi nhau om sòm vì người chồng đi nhậu đến 10 giờ đêm mới về, thay quần áo xong lại dắt xe đi tiếp. Người vợ thấy mệt mỏi, bế tắc. Trong cơn cùng quẫn, người vợ đã giết đứa con nhỏ mới đầy tháng của mình, để lại thư tuyệt mệnh và treo cổ tự vẫn. Người chồng trở về thấy cảnh tượng trên ngồi phủ phục xuống giường ôm vợ con gào khóc nhưng tất cả đã quá muộn màng.

Chứng bệnh ít người để ý

TS.BS Tô Thanh Phương - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, trầm cảm sau sinh là căn bệnh chủ yếu đến với người phụ nữ sau khi đứa con được ra đời. Triệu chứng thường thấy là buồn rầu sau khi sinh, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen bị giảm đột ngột, hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. 

Bên cạnh đó, những mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính hay việc chăm sóc bé gặp khó khăn cũng góp phần dẫn đến bệnh. Nếu được chăm sóc và ổn định tinh thần tốt, hội chứng này sẽ nhanh chóng qua đi. Thế nhưng, phần lớn người bệnh cũng như người nhà lại chưa có nhận thức đầy đủ về trầm cảm sau sinh, thậm chí, có người còn cho rằng đây là căn bệnh giả vờ nên khi nhập viện, bệnh đã phát triển rất nặng.

TS.BS Trần Thị Hồng - Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương thì cho biết giai đoạn trầm cảm nặng có thể có biểu hiện loạn thần, liên quan chủ yếu đến đứa trẻ mới sanh, những ý nghĩ ám ảnh, thường liên quan đến bạo lực đối với đứa trẻ, lo âu nhiều và những cơn hoảng loạn. Ý nghĩ và hành vi giết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra trong trường hợp giai đoạn trầm cảm rất nặng có loạn thần, trầm cảm kèm theo hoang tưởng và/hoặc ảo giác. Trường hợp nặng, gia đình nên cách ly người mẹ khỏi đứa trẻ rồi đưa đến bệnh viện tâm thần hoặc khoa tâm thần để khám và điều trị.

Cũng theo các chuyên gia y tế, bệnh trầm cảm sau sinh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng bằng cách dùng thuốc. Bên cạnh đó cần có sự động viên, gần gũi và chia sẻ của gia đình với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh. Người mẹ cũng cần nghỉ ngơi thật nhiều vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tránh thức khuya và nhờ người khác cho con bú. Ăn uống đầy đủ và đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu.

41,2% người bệnh trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự sát

Theo thống kê, có khoảng 10-20% số chị em phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh với những biểu hiện như buồn chán, mệt mỏi, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường, quá lo sợ cho sự an toàn của con hoặc chán ghét con, thậm chí có người còn giết cả con mình. Ở những phụ nữ đã từng mắc bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ tái phát ở lần sinh tiếp theo là 50%. Người có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%. Nếu trong thời kỳ mang thai mắc trầm cảm mà ngưng thuốc sớm, 68% tái phát trầm cảm sau sinh, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% tái phát trầm cảm sau sinh; 41,2% người bệnh trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự sát.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.