Trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa xứng tiền nhà nước bồi thường

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng bồi thường oan sai cho ông Phạm Văn Lé theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng bồi thường oan sai cho ông Phạm Văn Lé theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(PLO) - Sau 6 năm thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Bộ Tư pháp cho biết việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả đã được một số cơ quan có trách nhiệm bồi thường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, “trách nhiệm hoàn trả chưa được thực hiện kịp thời, số lượng đã xem xét trách nhiệm hoàn trả là rất ít”.

Số vụ hoàn trả rất ít

Theo số liệu báo cáo của các bộ, ngành và địa phương trong 06 năm, kể từ ngày Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) có hiệu lực đến ngày 31/12/2015, số lượng vụ việc đã thực hiện trách nhiệm hoàn trả 22 vụ việc, với tổng số tiền là hơn 676 triệu đồng.

Dù việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả đã được một số cơ quan có trách nhiệm bồi thường, quan tâm thực hiện song theo Bộ Tư pháp, trách nhiệm hoàn trả chưa được thực hiện kịp thời, số lượng vụ việc đã xem xét trách nhiệm hoàn trả trong cả 3 lĩnh vực (chủ yếu là trong quản lý hành chính và thi hành án dân sự) là rất ít (22/204 vụ việc đã giải quyết yêu cầu bồi thường với tổng số tiền hơn 676 triệu đồng trên tổng số 111 tỷ 149 triệu đồng Nhà nước phải bồi thường).

Bên cạnh đó, một số cơ quan có trách nhiệm bồi thường xem xét trách nhiệm hoàn trả chưa đúng theo quy định của pháp luật. Còn trường hợp mặc dù Luật TNBTCNN quy định người thi hành công vụ (THCV) chỉ phải hoàn trả nếu có lỗi (cố ý hoặc vô ý) nhưng một số cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi xem xét trách nhiệm hoàn trả của người THCV lại không xem xét yếu tố lỗi của người THCV.

Nhìn từ những bất cập trong luật hiện hành, Bộ Tài chính phân tích: Tại khoản 1 Điều 56 Luật TNBTCNN đã quy định người THCV có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 56 Luật TNBTCNN lại quy định người THCV có lỗi vô ý gây ra thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự không phải chịu trách nhiệm hoàn trả. ”Quy định trên trong hoạt động tố tụng hình sự như vậy là không thống nhất với các hoạt động khác như quản lý hành chính và thi hành án. Trong hoạt động tố tụng hình sự, các vụ việc về bồi thường chủ yếu được xác định là do lỗi vô ý của người THCV nên không phát sinh trách nhiệm hoàn trả”, Bộ Tài chính phân tích. 

Hoàn trả cao sẽ có tác dụng răn đe

Thực tiễn thi hành Luật TNBTCNN cho thấy, việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả còn hạn chế. Mức hoàn trả kinh phí không được quy định trong Luật mà được quy định trong Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ.

Theo Nghị định này, trách nhiệm hoàn trả của công chức khi vi phạm pháp luật trong nhiều trường hợp còn thấp, chưa tương xứng với khoản tiền mà Nhà nước chi trả bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại nên chưa đủ sức răn đe.

Do đó, Bộ này đề nghị cần có sự nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung phù hợp để công chức đủ tự tin, yên tâm và có trách nhiệm cao trong THCV. Việc xác định mức hoàn trả cần phải xem xét trên mức độ lỗi, trách nhiệm của công chức trong mỗi vụ việc để buộc họ phải tiến hành hoàn trả lại kinh phí cho ngân sách nhà nước.

Chung nhận định, Sở Tư pháp TP HCM cho rằng, mức hoàn trả của người THCV theo quy định hiện hành trong một số trường hợp là quá thấp, dễ dẫn đến phản ứng tiêu cực từ nhân dân khi cho rằng Nhà nước dùng tiền đóng thuế của dân để bồi thường cho lỗi của cán bộ, công chức và cũng làm giảm tác dụng răn đe, giáo dục đối với cán bộ, công chức.

Sở Tư pháp đề nghị nên quy định mức hoàn trả cao hơn và có cơ chế cho phép người THCV nếu tự nguyện thì có thể hoàn trả cao hơn mức quy định, thậm chí là hoàn trả 100% chi phí Nhà nước đã ứng để bồi thường cho đối tượng bị thiệt hại mặc dù lỗi của họ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dự thảo sửa đổi Luật TNBTCNN sẽ bổ sung một số quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả đối với người THCV; quy định mức hoàn trả được xác định trên cơ sở mức độ lỗi, số tiền thiệt hại Nhà nước phải bồi thường; xác định hoàn trả trong trường hợp cụ thể (người THCV về hưu, đã chết hoặc nhiều người THCV cùng vi phạm...); các trường hợp được miễn, giảm trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người THCV trong việc phối hợp với cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện hoàn trả...

Đồng thời, Dự Luật quy định chặt chẽ, cụ thể nguyên tắc mọi trường hợp công chức có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật; bổ sung các hình thức xử lý kỷ luật theo hướng quy định các hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi vi phạm của người THCV.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.