Trả lời, giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 14

Tại kỳ họp thứ 15, UBND tỉnh đã trả lời, giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 14, các ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 14 và những kiến nghị của các Ban HĐND tỉnh qua các báo cáo thẩm tra, giám sát giữa hai kỳ họp thứ 14 và 15, HĐND tỉnh khóa XI.

I. Khái quát chung và sự chỉ đạo giải quyết của UBND tỉnh:
Tại kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh khóa XI, UBND tỉnh nhận được các ý kiến, kiến nghị của cử tri, của đại biểu HĐND tỉnh và các Ban cuả HĐND tỉnh. Nội dung các ý kiến, kiến nghị này được chia theo lĩnh vực cụ thể sau: chế độ chính sách, tài nguyên và môi trường, công tác quản lý đầu tư xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục và đào tạo và an ninh trật tự.
Sau khi nhận được các ý kiến, kiến nghị nêu trên, UBND tỉnh và các Sở, Ban, ngành, địa phương đã nghiêm túc tiếp thu, xem xét, đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước và của địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh và các yếu tố có liên quan để giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri; đồng thời có kế hoạch và giải pháp thực hiện những kiến nghị đó.
Trong nội dung báo cáo tại kỳ họp này, UBND tỉnh chỉ đề cập đến những vấn đề trọng tâm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và có tác động đến một bộ phận lớn dân cư và thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh.
II. Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri:
1. Lĩnh vực nội chính và chính sách xã hội
1.1. Cử tri, đặc biệt là các cựu chiến binh tham ra chiến đấu tại vùng nhiễm chất độc da cam phản ánh tình trạng hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ đã gửi cơ quan chức năng từ tháng 6/2006 (theo Quyết định số 120 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2007/TT-BLĐ - TBXH); đến nay, sau 4 năm vẫn chưa được giải quyết. Nay, Sở Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu làm lại hồ sơ (200 hồ sơ tại huyện Đại Từ) theo quy định mới tại Thông tư số 08/2009/TT – BLĐ-TBXH. Cử tri cũng đề nghị cơ quan chức năng giải thích rõ lý do tại sao các đối tượng cùng đi khám, cùng gửi hồ sơ, thậm chí cùng được niêm yết danh sách mà có người được hưởng, có người phải làm lại hồ sơ theo quy định mới.
Cử tri cho rằng Thông tư 08/2009/TT-BLĐ-TBXH và văn bản của Cục Người có công quy định đối tượng hưởng chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam phải có giấy ra viện và bệnh án từ năm 2007 trở về trước; trong 16 loại bệnh phải có 09 loại bệnh ung thư là chưa hợp lý. Nếu quy định như vậy thì sẽ không có ai được hưởng chế độ này nữa. Cử tri kiến nghị, những hồ sơ đã gửi trong thời gian Thông tư 07/2006/TT-BLĐ-TBXH đang có hiệu lực thi hành, nếu có đầy đủ các căn cứ pháp lý thì phải được hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư 07. Việc xét hưởng chế độ phải đảm bảo công bằng giữa những người được xét hưởng theo quy định cũ và những người được xét hưởng theo quy định mới. Cùng với đó, cử tri đề nghị nhà nước cần có biện pháp xử lý kiên quyết đối với hiện tượng làm giả hồ sơ, giấy tờ để được hưởng chính sách thương binh, chính sách dành cho nạn nhân chất độc da cam.
Trả lời
UBND tỉnh rất quan tâm đến lĩnh vực này.
- Tại thời điểm cuối năm 2006: thực hiện theo chế độ chính sách và các văn bản hướng dẫn của Trung ương thì trên địa bàn tỉnh có số hồ sơ của người HĐKC đề nghị giải quyết chế độ người HĐKC bị nhiễm CĐHH là 8.306 hồ sơ. Sau hơn 2 năm (năm 2007+ năm 2008+ đến tháng 5/2009), UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động và TB XH và các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố, thị xã, Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh, Hội đồng GĐYK tỉnh tập trung toàn bộ số cán bộ của Phòng TBLS-NCC, đồng thời sử dụng một số lao động hợp đồng để tập trung phân loại các hồ sơ phải qua Hội đồng GĐYK để giới thiệu ra hội đồng GĐYK khám và kết luận sau đó thông báo kết quả về địa phương theo quy định  và tổng hợp ra quyết định đối với các trường hợp đủ điều kiện đến nay đã giải quyết được: 6.438 hồ sơ.
UBND tỉnh đã chỉ đạo Hội đồng giám định y khoa tỉnh tăng cường khám, giám định cho đối tượng nhiễm CĐHH tăng lên từ 4 phiên/tháng lên 5 phiên/tháng, mỗi phiên giám định tăng 40 người/phiên lên 45 - 50 người/phiên (tăng hết công suất), trong đó ưu tiên giám định trước cho đối tượng la người tuổi cao, sức khỏe yếu, thương binh, bệnh binh và những đối tượng có giấy tờ (bệnh án, sổ điều trị...).
- Trong quá trình giải quyết có 128 hồ sơ không đủ điều kiện (trong đó huyện Đại Từ có 34 hồ sơ) với các lý do: thiếu giấy tờ chứng minh bản thân người HĐKC hoạt động trong vùng quân đội Mỹ rải CĐHH; tình trạng dị dạng dị tật của con đẻ không đúng theo danh mục quy định; biên bản của Hội đồng chính sách xã, biên bản của Hội đồng chính sách huyện không xác định tình trạng dị dạng dị tật của con đẻ; hồ sơ bị tẩy xoá...
Các trường hợp này, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã có văn bản thông báo về cấp huyện kèm theo danh sách của các cá nhân với các lý do cụ thể của từng người để cấp huyện thông báo cho đối tượng biết.
- Trong khi đang giải quyết chế độ cho các đối tượng thì ngày 07/4/2009 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số: 08/2009/TT- BLĐTBXH về việc sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số: 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký (tức là có hiệu lực từ ngày 23/5/2009). Theo quy định tại Thông tư này có một số nội dung khác so với Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 đã ban hành trước đây về điều kiện, thủ tục nhất là mẫu giấy tờ kèm theo đều thay đổi; ví dụ như: mẫu biên bản, mẫu giấy chứng nhận, mẫu và nội dung ghi trong Biên bản giám định của Hội đồng GĐYK tỉnh…
Chính vì vậy, số hồ sơ đã lập theo Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH trước đây không thể sử dụng lại được. Căn cứ vào thời hiệu Thông tư có hiệu lực thi hành, tại thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 207 hồ sơ (trong đó huyện Đại từ có 66 hồ sơ), Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã có văn bản thông báo cho các địa phương yêu cầu các cá nhân, cấp xã và cấp huyện khi đề nghị giải quyết chế độ đối với người HĐKC bị nhiễm CĐHH đều phải thiết lập lại hồ sơ theo quy định tại Thông tư số: 08/2009/TT- BLĐTBXH và Công văn số 800/NCC ngày 16/9/2010 của Cục người có công Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời hướng dẫn tỉnh Thái Nguyên thực hiện giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
1.2. Cử tri huyện Đồng Hỷ kiến nghị nhà nước nên có chính sách giảm nghèo hợp lý hơn, thúc đẩy ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân như hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, hướng dẫn phát triển sản xuất, tránh việc hỗ trợ bằng tiền và các lợi ích vật chất khác dễ dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ, “sợ” thoát nghèo sẽ không được nhà nước hỗ trợ.
Trả lời:
Trong hệ thống chính sách và dự án giảm nghèo của chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2006-2010 và những giai đoạn tiếp theo được phân định làm 3 nhóm:
a. Nhóm chính sách dự án thuộc lĩnh vực đầu tư phát triển cộng đồng nghèo (đường, trường, trạm, trung tâm cụm xã, chợ, điện và công trình thuỷ lợi nhỏ). Nhóm này Nhà nước đầu tư trực tiếp cho 44 xã nghèo, xã ĐBKK và 53 xóm ĐBKK không thuộc xã ĐBKK. với mục đích tạo cơ hội để phát triển cộng đồng nghèo vươn lên tiến kịp các vùng khác trên địa bàn.
b. Nhóm chính sách tạo cơ hội cho người nghèo gồm những chính sách dự án như: dạy nghề cho người nghèo, cho vay tín dụng lãi suất ưu đãi thông qua các hoạt động vay vốn sản xuất, phát triển ngành nghề, vốn vay quay vòng xoá đói giảm nghèo, vốn cho học sinh, sinh viên vay, vốn vay giải quyết việc làm, vay xuất khẩu lao động…các dự án khuyến nông, khuyến lâm, dự án nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo, dự án trợ giúp pháp lý cho người nghèo... Các chính sách dự án trên nhằm tạo cơ hội trực tiếp cho người nghèo tạo việc làm và phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, tận dụng tiềm năng, thế mạnh ở địa phương, tăng thu nhập, cải thiện đời sống để thoát nghèo bền vững.
c. Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo như chính sách hỗ trợ về nhà ở, chính sách trợ giúp xã hội các đối tượng yếu thế theo Nghị định 67/CP và Nghị định 13/CP, chính sách hỗ trợ về giáo dục (miễn giảm học phí), chính sách hỗ trợ về y tế (miễn tiền khám và chữa bệnh cho người nghèo và nhân dân các vùng ĐBKK). Chính sách trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu... mục đích của nhóm chính sách này là nhằm hỗ trợ tạo điều kiện trực tiếp cho người nghèo có cơ hội vươn lên trong cuộc sống, hạn chế chênh lệch mức sống giữa các nhóm đối tượng trong cộng đồng là thúc đẩy mục tiêu công bằng xã hội.
Ba nhóm chính sách trên, mỗi nhóm có đối tượng, mục đích cụ thể và đã được triển khai đồng bộ, hệ thống. Thực tiễn đã cho thấy tác động hài hoà và cân đối lợi ích giữa các nhóm nghèo. Tác động và hiệu quả của các chính sách trong hệ thống chính sách giảm nghèo đã góp phần thắng lợi của chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Cử tri huyện Đại Từ đề nghị UBND tỉnh có cơ chế tuyển dụng cán bộ hợp đồng theo Kết luận 17 – KL/TU vào làm việc tại các xã. Thực hiện cơ chế xét tuyển đối với đội ngũ cán bộ hợp đồng 17 đang được trưng tập làm việc tại các cơ quan của huyện và nâng lương thường xuyên, bảo đời sống cho cán bộ theo hợp đồng 17.
- Thực hiện Kết luận số 248-KL/TU ngày 08/7/2002; Kết luận số 17-KL/TU ngày 23/11/2006 của Tỉnh uỷ Thái Nguyên, hàng năm Sở Nội vụ đã trình UBND tỉnh giao cho mỗi xã, phường, thị trấn 1- 2 biên chế và mỗi cơ quan hành chính bằng 10% tổng số biến chế công chức.
Số cán bộ hợp đồng ở cấp xã được thi tuyển vào công chức xã và bố trí tham gia thi tuyển vào chức danh Văn phòng - Thống kê và chức danh Văn hoá - Xã hội; một số tham gia thi tuyển vào công chức cấp huyện, tỉnh; một số được bầu vào chức danh cán bộ bầu cử ở cấp xã. Số cán bộ hợp đồng ở cấp huyện đã tham gia thi tuyển vào công chức cấp huyện, tỉnh. Được ưu tiên cộng 10 điểm vào kết quả thi tuyển, nếu trúng tuyển vào công chức thì thời gian hợp đồng được tính vào thời gian công tác liên tục.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu thực hiện phân cấp và tổ chức tốt cơ chế tuyển dụng cán bộ hợp đồng vào cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành trong tỉnh.
- Về việc bố trí việc làm cho đội ngũ học sinh, sinh viên được các địa phương cử đi đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng đã tốt nghiệp ra trường. Thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về việc quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006. Hàng năm tỉnh Thái Nguyên vẫn xét và giao chỉ tiêu phân bổ cho các huyện về số học sinh, sinh viên  vào các trường Đại học, Cao đẳng hệ cử tuyển. Việc tuyển dụng công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hiện nay đang thực hiện theo:
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003; Thông tư số 09/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước; Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 15/1/2007 sửa đổi một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003.
Do vậy, công tác tuyển dụng công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn phải tuân thủ theo các quy định như đã nêu trên. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn, có cơ chế, chính sách tuyển dụng cụ thể đối với việc tuyển dụng công chức, viên chức là các đối tượng sinh viên hệ cử tuyển tốt nghiệp Đại học trở về địa phương công tác nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể cho việc tuyển dụng các đối tượng này.
2. Về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
2.1. Cử tri thành phố Thái Nguyên có ý kiến về vấn đề nước thải sản xuất của nhà máy cốc hoá thuộc Công ty gang thép Thái Nguyên đang làm ô nhiễm nặng dòng chảy suối Cốc và môi trường sống cũng như sản xuất của nhân dân, theo phản ánh của cử tri hiện nay nước tại dòng suối này có màu đen, nhiều váng dầu, mùi hắc…Cử tri đề nghị Công ty gang thép Thái Nguyên và UBND tỉnh quan tâm giải quyết vấn đề này.
Trả lời
Thực tế hiện tại suối Cốc đã bị ô nhiễm do tồn đọng một lượng lớn dầu Cốc từ nhiều năm trước đây, để khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường suối Cốc, trong năm 2010, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường  lập dự án “Cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm môi trường suối Cốc” để phê duyệt và thực hiện trong năm 2011. Mục tiêu của dự án là xác định cụ thể tình trạng ô nhiễm, phương án khắc phục và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện. Dự án được thực hiện sẽ giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường suối Cốc và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại khu vực.
Đồng thời, trong thời gian qua để giảm thiểu tối đã các nguồn tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là suối Cốc, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Công ty cổ phần gang thép, Nhà máy cốc hoá và các đơn vị sản xuất trong Khu công nghiệp Lưu Xá thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm. Đến nay, về cơ bản nước thải của KCN Lưu Xá đã từng bước được xử lý giảm thiểu ô nhiễm, trong đó mức độ gây ô nhiễm môi trường của nhà máy Cốc hoá cũng được giảm thiểu. Việc xử lý triệt để ô nhiễm nước thải của Nhà máy cốc hoá sẽ được khắc phục khi Công ty cổ phần gang thép hoàn thành đầu tư giai đoạn II. Đối với vấn đề gây ô nhiễm môi trường không khí, đã tiếp tục yêu cầu Công ty cổ phần gang thép và các đơn vị trong KCN Lưu Xá phải tích cực thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm kết hợp tăng cường công tác kiểm tra.
2.2. Cử tri Phường Tân Lập, Tân Long đề nghị HĐND tỉnh tăng cường công tác giám sát về quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng và công tác cấp giấy phép cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Trả lời:
Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND cấp huyện hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ, thủ tục; tổ chức thẩm định, tham mưu cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn theo đúng các quy định của pháp luật, chủ trương của Tỉnh ủy và chỉ đạo của UBND tỉnh. Gắn khai thác với chế biến, ưu tiên cấp mỏ cho các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, có cơ sở chế biến sâu nhằm tăng hiệu quả khai thác, sử dụng khoáng sản, đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Nhìn chung, các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật, sản lượng khai thác khoáng sản của các mỏ ổn định, cơ bản đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và nhu cầu sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn.
2.3. Cử tri huyện Đồng Hỷ phản ánh việc sụt lún đất làm nứt nhà, mất nguồn nước sinh hoạt trên diện rộng tại thị trấn Trại Cau gây mất an toàn và ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của người dân. Cử tri kiến nghị tỉnh cần sớm chỉ đạo các cơ quan chức năng khảo sát, làm rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trả lời:
Từ năm 2006, tại khu vực tổ 1, thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ đã xảy ra hiện tượng sụt lún đất và mất nước sinh hoạt. Đến đầu năm 2010 hiện tượng trên tiếp tục xảy ra trên diện rộng bao gồm các khu vực dân cư tổ 1, 2, 3, 5 của thị trấn Trại Cau và khu vực cánh đồng xã Cây Thị gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân tại khu vực.
Để giải quyết vấn đề, ngày 11/6/2010, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo số 889/UBND-TNMT, giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND huyện Đồng Hỷ lập dự án điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún, có biện pháp cụ thể hỗ trợ ổn định đời sống của người dân và phòng tránh tình trạng sụt lún tiếp tục xảy ra. Thực hiện ý kiến chỉ đạo, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Liên đoàn Quy hoạch điều tra tài nguyên nước miền bắc thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các chuyên gia về địa chất thuỷ văn trực tiếp khảo sát, đã sơ bộ kết luận nguyên nhân là:
- Nguyên nhân tiềm ẩn gây hiện tượng sụt lún là do khu vực thị trấn Trại Cau có dạng hang Karstơ trong các tầng đá vôi ngầm.
- Nguyên nhân của sự phát triển mạnh gây nên hiện tượng sụt lún, nứt đất là do trong khu vực sụt lún có hoạt động tháo khô mỏ tại moong Thác Lạc 3 đã làm hạ mực nước ngầm, tạo ra phễu hạ thấp mạnh mức nước xung quanh moong khai thác, làm nước dưới đất vận động mạnh, tác động làm mất cân bằng tĩnh trong các tầng lớp phủ dẫn đến đẩy nhanh sự sụt đất, nứt đất, mất nước.
Theo kết quả điều tra, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, UBND huyện Đồng Hỷ, các ngành liên quan và Công ty Gang thép Thái Nguyên:
+ Nghiên cứu, thẩm định báo cáo kết quả điều tra hoặc tiếp tục điều tra nếu thấy cần thiết;
+ Kiểm tra đánh giá toàn bộ quá trình khai thác tại khu vực Thác Lạc 3 nhằm phát hiện, xử lý và đề xuất các biện pháp ứng phó, ngăn chặn tình trạng sụt lún tiếp diễn;
+ Có kế hoạch di dời và di dời khẩn cấp, tái định cư cho các hộ dân trong vùng mất an toàn;
+  Làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng và Công ty Gang thép Thái Nguyên đối với việc điều tra xác định nguyên nhân và giải quyết hậu quả.
Hiện các cơ quan chức năng và Công ty Gang thép Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiệm vụ theo sự phân công của UBND tỉnh. Ngày 4/11/2010, Công ty Gang thép Thái Nguyên đã có Văn bản số 1334/GTTN-KT, nội dung Văn bản đã xác định trong hoạt động khai thác mỏ, việc làm biến dạng bề mặt và ảnh hưởng môi trường là điều tất yếu nên đã đề nghị được hỗ trợ một phần kinh phí để cùng địa phương giải quyết khó khăn và sớm ổn định cuộc sông của người dân.
3.  Lĩnh vực đầu tư xây dựng và giao thông vận tải
3.1. Cử tri huyện Đại Từ đề nghị Sở Giao thông vận tải sớm phân công đơn vị quản lý tuyến đường Phú Lạc - Tân Linh - Phục Linh - Hà Thượng; sớm có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp ĐT270.
Trả lời
- Tuyến đường Phú Lạc - Tân Linh - Phục Linh - Hà Thượng là đường huyện; theo phân cấp tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì tuyến đường trên do UBND huyện Đại Từ chịu trách nhiệm quản lý. UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã phê duyệt “Đề án Quản lý bảo trì hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh” tại Quyết định số 1782/2004/QĐ-UB ngày 09/7/2004. Đề nghị UBND huyện Đại Từ báo cáo HĐND huyện bố trí kinh phí và chỉ đạo phòng Kinh tế Hạ tầng lựa chọn đơn vị, tổ chức hoặc nhóm cá nhân có đủ năng lực để thực hiện quản lý, bảo trì. Nếu huyện không có khả năng bố trí đủ kinh phí quản lý, bảo trì thì báo cáo UBND tỉnh xin hỗ trợ một phần. Trường hợp vướng mắc về cơ chế, Sở Giao thông vận tải sẽ phối hợp kịp thời với địa phương để hướng dẫn triển khai công tác quản lý, bảo trì.
- Tuyến đường ĐT270 đoạn từ Khu du lịch hồ Núi Cốc đến thị trấn Đại Từ mới được nâng cấp, cải tạo hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2008 bằng nguồn vốn vay ADB. Do tiêu chí của nhà tài trợ là đầu tư cho GTNT nên đoạn tuyến chỉ được thiết kế mặt đường đá dăm láng nhựa với cường độ thấp (dưới 980 daN/cm2). Hiện nay, do lưu lượng vận tải trên tuyến tăng cao theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tuyến đường đã quá tải. UBND tỉnh đã có Quyết định số 2544/QĐ-UBND ngày 30/10/2010 phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo đường ĐT270 đoạn từ Khu du lịch hồ Núi Cốc đến thị trấn Đại Từ, quy mô đường cấp IV miền núi, mặt đường rộng 5,5m thảm bê tông nhựa, giao cho Ban Quản lý Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc làm chủ đầu tư.
3.2. Cử tri huyện Định Hóa phản ánh việc quy định mức vốn đối ứng của địa phương (30%) để xây dựng trụ sở UBND các xã là chưa hợp lý và trên thực tế các xã nghèo miền núi không có khả năng đối ứng và nguồn kinh phí từ quỹ đất không đủ do giá đất thấp. Cử tri đề nghị tỉnh cần ban hành quy định về mức vốn đối ứng đặc thù cho các xã miền núi còn khó khăn.
Trả lời
Thực trạng của hệ thống trụ sở cấp xã, phường năm 2007: Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương thì có 80% trụ sở xã, phường cần phải được đầu tư xây dựng mới và cải tạo sửa chữa, số lượng rất lớn lại hết sức cấp bách vì các trụ sở này đã quá cũ, xây dựng quá lâu, xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo diện tích tối thiểu cho trụ sở cấp chính quyền cơ sở. Với số lượng trụ sở cần xây dựng, cải tạo như trên cần nguồn vốn đầu tư khoảng trên 161,3 tỷ đồng (số vốn dự kiến năm 2008). Thực tế qua các năm nguồn vốn trung ương hỗ trợ dầu tư trụ sở xã là rất thấp tổng số 2 năm 2009-2010 là 8 tỷ đồng (năm 2009 là 4.000 triệu đồng; năm 2010 là 4.000 triệu đồng).
Xuất phát từ thực tế trên để đầu tư hoàn thiện hệ thống trụ sở cấp xã và huy động mọi nguồn vốn (vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu; vốn ngân sách địa phương cân đối; vốn đối ứng của huyện và các nguồn vốn huy động khác) Sở Kế hoạch và đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2425/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 v/v phê duyệt đề án đầu tư xây dựng hệ thống làm việc cấp xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2010. Số lượng các trụ sở xã cần đầu tư theo đề án cần thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 96 trụ sở UBND các xã phường (đầu tư xây dựng mới là 78 trụ sở; cải tạo nâng cấp là 18 trụ sở). Đề án xây dựng cơ chế đối ứng dựa trên khả năng thu ngân sách của các địa phương, huy động các nguồn lực khác và dựa vào Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 về phân loại các xã thuộc 3 khu vực tỉnh Thái Nguyên. Trong đó:
- Trụ sở xây dựng mới:
+ Các xã thuộc khu vực I cơ chế tỉnh 60% huyện đối ứng 40%.
+ Các xã thuộc khu vực II cơ chế tỉnh 70% huyện đối ứng 30%.
+ Các xã thuộc khu vực III cơ chế tỉnh 90% huyện đối ứng 10%.
 - Theo đề án huyệ Định Hoá có 18 trụ sở cấp xã cần đâu tư xây dựng mới, tính đến hết năm 2010 huyện Định Hoá đã được đầu tư 12 trụ sở, số còn lại là 06 trụ sở.
 Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đầu tư trụ sở các xã huyện Định Hoá, được thực hiện theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 (huyện Định Hoá có 01 thị trấn thuộc khu vực I; 23 xã thuộc khu vực II). Thực hiện theo đề án đã được phê duyệt Sở kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đối ứng đầu tư trụ sở các xã thuộc khu vực II huyện Định Hoá theo đúng tỷ lệ (ngân sách tỉnh 70%; ngân sách huyện 30%). Trên cơ sở ý kiến của cử tri và đề nghị của UBND huyện Định Hoá, căn cứ vào tình hình triển khai thực tế của các đơn vị trên địa bàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định cụ thể cho phù hợp.
4.  Lĩnh vực phát triển làng nghề và điện lực
4.1. Cử tri xóm Xoi Mít, xóm Khuân Hai, xã Phúc Trìu đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành quyết định công nhận làng nghề vì xã đã làm hồ sơ, thủ tục nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định:
Trả lời
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã có văn bản số 137/SCT-QLCN ngày 17/3/2009 đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo phòng Công Thương, phòng Kinh tế hướng dẫn các làng nghề lập hồ sơ đề nghị công nhận theo quy định tại Quyết định số 2891/2007/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của UBND tỉnh ban hành tiêu chí công nhận thợ giỏi, nghệ nhân cấp tỉnh. Đến tháng 11/2009, trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên chỉ có 03 làng nghề gửi hồ sơ tại Sở Công Thương. Hội đồng xét duyệt làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh đã xem xét hồ sơ và đề nghị UBND tỉnh công nhận tại Quyết định số 257/QĐ-UBND gồm:
- Làng nghề chè truyền thống Khuôn II (xóm Khuôn II, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên).
- Làng nghề truyền thống chè Tân Cương - Hồng Thái II (xóm Hồng Thái II, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên).
- Làng nghề truyền thống bún, bánh Gò Chè (xóm Gò Chè, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên).
Đến nay các làng nghề trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đang xây dựng cổng làng nghề, sẽ hoàn thành và tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận trong tháng 11/2010. Ngày 15/6/2010, Sở Công Thương đã có công văn số 446/SCT-QLCN về việc tổ chức đón nhận bằng công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và lập hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề, thợ giỏi, nghệ nhân năm 2010; Ngày 8/9/2010, Sở Công Thương tiếp tục có công văn số 653/SCT-QLCN đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương đôn đốc việc hướng dẫn các làng nghề hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, Nghệ nhân, thợ giỏi cấp tỉnh năm 2011 gửi Sở Công Thương trong tháng 9/2010 để thẩm định, trình duyệt.
Đến ngày 02/11/2010, Sở Công Thương mới nhận được hồ sơ của xóm Soi Mít, xã Phúc Trìu (do phòng Kinh tế thành phố chuyển sang) đề nghị góp ý, chỉnh sửa, bổ sung giúp cho làng nghề hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng xét duyệt làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh vào tháng 12/2010.
4.2. Cử tri xã Hà Thượng đề nghị Công ty điện lực Thái Nguyên hoàn trả vốn xây dựng lưới điện trung áp nông thôn đã bàn giao cho ngành điện.Theo công văn số: 14559/BTC-TCDN ngày 02/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hoàn trả vốn đầu tư lưới điện trung áp nông thôn; phản ánh tình trạng cắt điện luân phiên tại các địa phương của ngành điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
 Trả lời
- Ngày 05/8/2010, Công ty điện lực Thái Nguyên đã thực hiện hoàn trả vốn đầu tư xây dựng lưới điện trung áp nông thôn xã Hà Thượng cho UBND xã Hà Thượng và UBND xã Hà Thượng có trách nhiệm thanh toán đến tận tay nhân dân đúng và đủ số tiền được hoàn trả, cụ thể như sau: Ủy nhiệm chi số: 707 ngày 05/8/2010, đơn vị nhận tiền: UBND xã Hà Thượng, số tiền: 230.077.000, đồng. Vậy Công ty điện lực Thái Nguyên đề nghị nhân dân xã Hà Thượng liên hệ trực tiếp với UBND xã để nhận lại số tiền được hoàn trả.
 - Trong những tháng đầu năm 2010 hệ thống điện Quốc gia gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt sản lượng điện, sản lượng điện Tổng công ty điện lực Miền bắc phân bổ cho địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt khoảng 70% nhu cầu sử dụng. Trong khi đó nhu cầu sử dụng điện của các phụ tải công nghiệp trên địa bàn tỉnh  tăng, cụ thể như sau:
+ Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đưa dây chuyền mới vào hoạt động, công suất sử dụng 40MW, điện năng sử dụng 500.000kWh/ngày.
+ Nhà máy xi măng Quang sơn và Nhà máy xi măng La Hiên đưa dây chuyền mới vào hoạt động với công suất sử dụng của mỗi Nhà máy 20MW.
Nhu cầu sử dụng điện của các phụ tải công nghiệp và các phụ tải sinh hoạt trong những tháng đầu năm 2010 đều tăng khoảng 20%. Trước tình hình thiếu nguồn như trên, Công ty điện lực Thái Nguyên đã cố gắng duy trì nguồn ổn định để cung cấp điện cho các phụ tải khu vực, báo cáo UBND tỉnh Thái Nguyên tình hình cung cấp điện của hệ thống, chủ động ưu tiên cấp điện cho các phụ tải sản xuất hàng xuất khẩu, phụ tải công nghiệp trên địa bàn tỉnh, làm việc với các khách hàng có mức tiêu thụ sản lượng điện lớn cam kết và đăng ký sử dụng điện tiết kiệm, bố trí các ca sản xuất hợp lý, tiết kiệm, tiết giảm sản lượng điện đang sử dụng. Ngoài ra Công ty điện lực phải tiết giảm luân phiên ở các khu vực phụ tải điện sinh hoạt để đảm bảo duy trì ổn định nguồn lưới Quốc gia.
Công ty điện lực Thái Nguyên đã bố trí lực lượng thường trực sửa chữa sự cố 24/24 giờ tại các Điện lực trên địa bàn cung cấp điện để giải quyết kịp thời các sự cố của khách hàng, lập phương án cải tạo, thay thế các trạm biến áp quá tải, kiểm tra, cân bằng phụ tải khắc phục tình trạng quá tải cục bộ, đáp ứng kịp thời việc cung cấp điện cho khách hàng. Trong những tháng xảy ra thiếu điện, việc tiết giảm điện được thực hiện luân phiên, có phương thức và thông báo trước đến khách hàng theo đúng quy định, ngoài ra những trường hợp sự cố đều có thông báo cho khách hàng sau khi phát hiện và khắc phục sự cố.
5.  Lĩnh vực phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn
5.1. Cử tri xã Thịnh Đức, phường Phú Xá thành phố Thái Nguyên đề nghị tỉnh chỉ đạo Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân các khu vực xa trung tâm thành phố. Việc quy định mức thu tối thiểu 4m3/hộ/tháng trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt là bất hợp lý và chưa công bằng.
Trả lời:
- Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 28 phường xã. Hiện tại đã có 24 phường xã có hệ thống ống cấp nước của Công ty; số còn lại 4 xã bao gồm xã Thịnh Đức, xã Phúc Trìu, xã Cao Ngạn, xã Đồng Bẩm do ở xa trung tâm nên chưa có đường ống cung cấp nước sạch của Công ty. Phường Phú Xá theo thống kê dân số đến tháng 12/2009 có tổng số 2.539 hộ dân là một phường nằm gần xí nghiệp sản xuất nước sạch Tích Lương, do vậy tính đến hết tháng 10/2010 Công ty chúng tôi đã cấp nước sạch được cho 2.086 hộ khách hàng trong phường trong đó có 2.051 khách hàng là hộ dân và 35 khách hàng là cơ quan, các trường học và xí nghiệp.
Như vậy tỷ lệ được cấp nước sạch là chiếm 80,78%. Số còn lại do các hộ dân không có nhu cầu sử dụng hoặc dân cư sống thưa thớt và xa đường trục cấp nước, xuất đầu tư lớn nên không có khả năng cấp nước.
Khu vực xã Thịnh Đức có tổng số 1.850 hộ dân. Là địa bàn nằm xa ở phía Tây thành phố, dân cư sống rải rác không tập trung, mặt khác lại xa khu vực trung tâm, do đó điều kiện đầu tư đường ống, điều kiện về áp lực và lưu lượng để cung cấp nước sạch vào khu vực đó là khó khăn mà trước mắt chưa thể thực hiện được.
Với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng nhà máy nước tại phía nam hồ Núi Cốc sớm được thực hiện,  khi xây dựng xong nhà máy sẽ có đủ điều kiện để cấp nước vào khu vực xã Thịnh Đức. Trước mắt xã Thịnh Đức đang chưa có đường trục cấp nước, tuy nhiên có một phần nhỏ nhân dân được sử dụng nguồn nước sạch của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Theo hướng dẫn trong Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007  của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư hướng dẫn số 01/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/ NĐ-CP thì đối với các hộ khách hàng mà do điều kiện bất khả kháng Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên không đủ điều kiện cấp nước 24/24 giờ Công ty chúng tôi đã đến làm việc với từng hộ khách hàng, có biên bản làm việc cụ thể do điều kiện cấp nước và miễn thu tối thiểu cho các hộ khách hàng đó.
Những trường hợp khách hàng đó chủ yếu là các khu vực cao xa ở phía bắc thành phố như phường Tân Long, phường Quan Triều, phường Thịnh Đán, xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng, xã Sơn Cẩm-Phú Lương… Tại các khu vực nêu trên Công ty vẫn thường xuyên cấp nước ổn định  nhưng từ tháng 4/2010 đến hết tháng 9/2010 do cải tạo nâng công suất Xí nghiệp Sản xuất nước sạch Tích Lương  từ 20.000 lên 30.000 m3/ngày đêm, có thay đổi chế độ vận hành máy, áp lực chưa ổn định nên đã xảy ra tình trạng thiếu nước thời điểm ở một số khu vực. Trong thời gian nêu trên Công ty Cổ phần nước sạch Thái đã kiểm tra cụ thể từng khu vực, từng khách hàng và miễn thu tối thiểu của 2.212 khách hàng ở các khu vực cao, xa bất lợi về cấp nước.
Là một đơn vị vừa phục vụ, vừa kinh doanh, Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên luôn thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của nhà nước cũng như của địa phương, luôn mong nhận được những thông tin trên nhiều lĩnh vực để phục vụ nhân dân được tốt hơn.
5.2. Cử tri các xã Vạn Phái, Phúc Thuận, thị trấn Bắc Sơn, thuộc huyện Phổ Yên, cử tri thị xã Sông Công, cử tri huyện Đồng Hỷ kiến nghị nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp, tập trung nghiên cứu đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kịp thời cung ứng các loại giống cây, con và các loại vật tư nông nghiệp khác với giá cả hợp lý cho người nông dân. Đảm bảo kịp thời, đúng thời vụ. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất của người dân.
Cử tri xã Thịnh Đức, xã Lương Sơn thành phố Thái Nguyên đề nghị ngành nông nghiệp sớm có chính sách hỗ trợ phân bón cho nông dân. Cử tri các địa phương trong tỉnh đề nghị các cơ quan chức năng khi thực hiện chính sách trợ giá giống cây trồng cần thông báo sớm, để người nông dân có điều kiện và thời gian thực hiện (thông báo như vụ mùa vừa qua là quá ngắn, cơ sở khó thực hiện). Đồng thời, cử tri đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng giống cây trồng và chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.Vì hiện nay, vẫn có tình trạng thuốc và giống cây trồng giả, kém chất lượng.
 Trả lời
 Nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất của người dân, trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch phối hợp với các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất thông qua các cuộc hội thảo, xây dựng các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, thăm quan học tập trong và ngoài tỉnh; xây dựng chính sách hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm đổi mới cơ cấu và đưa nhanh các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thu được trên đơn vị diện tích, tăng sản phâm vật nuôi thông qua các tiến bộ về giống (giống lúa, giống chè, giống các loại rau màu, hoa, các loại giống vật nuôi, thuỷ sản…) 
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành như: Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng, Trung tâm giống vật nuôi và các đơn vị liên quan thường xuyên thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, giống vật nuôi trong sản xuất thông qua các lớp tập huấn, mô hình trình diễn các loại giống cây, con mới, hội thảo chuyên đề về giống để nông dân tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật, lựa chọn ứng dụng vào sản xuất, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ đạo công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp, Trung tâm giống cây trồng, Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh xác định nhu cầu giống, vật tư phân bón chủ động nguồn hàng và có kế hoạch cung ứng kịp thời, đảm bảo thời vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất;
 Trong những năm gần đây và năm 2010, nhằm giảm chi phí trong sản xuất đối với cây trồng, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ cước vận chuyển phân bón, đơn vị được giao thực hiện là công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp; đồng thời công ty  cũng đã có kế hoạch kinh doanh nhằm tạo điều kiện về vốn đầu tư sản xuất cho người dân với hình thức mua phân bón trả chậm. Năm 2010 tỉnh đã có chính sách hỗ trợ phân ka ly cho sản xuất lúa lai (hỗ trợ 10.000 đồng/sào), năm 2011 UBND tỉnh tiếp tục cho thực hiện chính sách hỗ trợ phân ka ly cho sản xuất lúa lai được phê duyệt tại Quyết định số 2679/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 với mức hỗ trợ 10.000 đồng/sào (360 m2), riêng với các xã đặc biệt khó khăn mức hỗ trợ 15.000 đồng/sào;
 Với vật nuôi, tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi, chú trọng quản lý đàn đực giống; tiếp tục trợ giá cho các trại giống ông bà đảm bảo mục đích cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cao, hỗ trợ con giống để phát triển đàn vật nuôi năng suất, chất lượng như: Bò lai Zebu, phục tráng đàn trâu nội, trâu lai Murrah, lợn nái ngoại và đàn giống gia cầm chuyên thịt, trứng, nâng cao năng lực các Trại cá giống Hoà Sơn, Cù Vân, Trạm thuỷ sản Núi Cốc để cung cấp đủ lượng cá giống phục vụ nuôi cá thịt;
Đối với thời gian thông báo giống vụ mùa năm 2010: Những năm qua sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lương thực nói riêng luôn được thực hiện chính sách hỗ trợ giá giống; kinh phí cho thực hiện hỗ trợ giá giống lúa lai, ngô lai từ nguồn kinh phí của Uỷ ban dân tộc Miền núi, ở tỉnh Ban dân tộc là cơ quan phối hợp phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ này cho các lĩnh vực; năm 2010 thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn có hiệu lực từ ngày 22/02/2010; Thực hiện Quyết định đó, Ban dân tộc có công văn số 25/BDT-CSDT ngày 27/01/2010 về việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước theo Thông báo số 07/TB-UBND tỉnh ngày 20/01/2010 của UBND tỉnh; Để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai cho sản xuất vụ mùa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 420/SNN-KHTC ngày 05/4/2010 về việc đề nghị tiếp tục được thực hiện chính sách hỗ trợ giá giống lúa lai, ngô lai, trên cơ sở đó Ban dân tộc tổ chức Hội nghị liên ngành và báo cáo UBND tỉnh; căn cứ đề nghị của các ngành, UBND tỉnh có công văn số 707/UBND-NLN ngày 18/5/2010 về việc thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá các mặt hàng chính sách Miền núi tỉnh Thái Nguyên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của tỉnh, ngành nông nghiệp giao cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ cung ứng giống lúa lai, ngô lai thuộc mặt hàng chính sách cho sản xuất vụ mùa năm 2010 trong khung thời vụ; 
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng vật tư hàng hoá nói chung; giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật nói riêng, trong năm Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thanh tra chuyên ngành đã phối hợp với các ngành liên quan, các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác thanh kiểm tra giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật; năm 2010 thanh kiểm tra 215 hộ, số vi phạm 74 hộ, số tiền phạt nộp kho bạc về thuốc bảo vệ thực vật 14.800.000 đồng; Qua kiểm tra công tác quản lý chất lượng giống cây lương thực đã thực hiện tốt theo pháp lệnh giống cây trồng, còn một số cơ sở sản xuất giống cây ăn quả chưa tuân thủ theo quy định về quản lý chất lượng, ngành nông nghiệp đề nghị hơn nữa sự phối hợp của các ngành, các huyện, thành thị, đặc biệt là UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước tại địa bàn về giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật;
5.3. Cử tri huyện Phú Lương đề nghị, khi xuất hiện bệnh, dịch ở gia súc, gia cầm tại các địa phương, các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành Thú y cần nhanh chóng kiểm tra và có biện pháp thích hợp khoanh vùng để xử lý kịp thời, hạn chế sự lây lan của bệnh dịch.
 Trả lời
Những năm gần đây dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp, ngay từ đầu năm 2010, đã xuất hiện dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh ở lợn. Ngay sau khi bệnh dịch gia súc, gia cầm xảy ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và đặc biệt là Thú y tỉnh cùng thú y của huyện, thành thị nhanh chóng đến kiểm tra, điều tra dịch tễ, kiểm tra lâm sàng và mổ khám bệnh tích xác định bệnh dịch, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kết luận bệnh và đồng thời phối hợp các đơn vị liên quan của huyện, UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo triển khai quyết liệt một số giải pháp chủ yếu nhằm ngăn ngừa, dập tắt không để dịch bệnh lây lan.
 Một là: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về diễn biến tình hình dịch và tính chất nguy hiểm của dịch bệnh gia súc, gia cầm để người dân chủ động, hưởng ứng tích cực tham gia công tác phòng chống dịch.
 Hai là: Tăng cường vận động, hướng dẫn biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi, đồng thời tăng cường công tác giám sát thông tin dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng bao vây, xử lý triệt để gia súc, gia cầm mắc bệnh thuộc diện tiêu hủy trong ổ dịch để tiêu diệt mầm bệnh, không để bệnh dịch lây lan ra diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
 Ba là: Đẩy mạnh công tác tiêm phòng và tiêm phòng bổ xung khi có dịch xảy ra, nhất là đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh lợn (PRRS), Dịch tả lợn và bệnh Dại ở động vật. Đây là giải pháp rất quan trọng, trong công tác phòng dịch cần phải quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn nữa, đề nghị chính quyền địa phương các cấp phối hợp với cơ quan thú y để chỉ đạo quyết liệt thực hiện tốt nội dung này.
 Bốn là: Tăng cường quản lý chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật. Lập chốt chặn và thành lập đội kiểm tra liên ngành nhằm ngăn chặn động vật, sản phẩm động vất nhiễm bệnh ra khỏi vùng dịch. Đến nay đã thành lập và xây dựng xong Trạm kiểm dịch động vật nội địa, đang xúc tiến xây dựng khu nuôi cách ly kiểm dịch;
Để phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững: Tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên ngành thú y từ tỉnh đến cơ sở. Cụ thể là: Bổ sung biên chế, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có; tăng cường hỗ trợ cho hệ thống mạng lưới thú y cấp phường, xã  (Đảm bảo mỗi xã, phường có 01 trưởng thú y và 5 thú y viên). Tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, xây dựng củng cố điều kiện cơ sở vật chất, trang bị vật tư, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh;
Tăng cường cơ chế chính sách hỗ trợ công tác thú y; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, gia cầm tập trung trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng các điểm giết mổ, lò mổ gia súc, gia cầm tập trung, thực hiện kiểm soát giết mổ tại điểm giết mổ, lò giết mổ. Về lâu dài, tiếp tục phấn đấu giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán, phát triển chăn nuôi tập trung an toàn, sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
6.  Lĩnh vực giáo dục và Đào tạo
6.1. Cử tri Thành phố Thái Nguyên có ý kiến về vấn đề phân tuyến trong tuyển sinh ở các trường Tiểu học và THCS có nhiều bất cập… Cử tri đề nghị các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo quan tâm giải quyết vấn đề này:
Trả lời
- Việc tuyển sinh lớp 1, lớp 6 ở Thành phố Thái Nguyên được thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của các cấp. Phòng GD&ĐT Thành phố đã lập kế hoạch số 311/KH-GD&ĐT ngày 25/5/2010, được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3899/QDD-UBND ngày 23/4/2010. Tại Kế hoạch số 311/KH-GD&ĐT cũng như Công văn số 356/CV-GD&ĐT ngày 24/6/2010 của Phòng GD&ĐT đều ghi rõ.
- Đối với học sinh ở vùng giáp ranh: Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để xem xét khả năng tiếp nhận học sinh.
Như vậy: Các phụ huynh có con em ở vùng giáp ranh giữa các phường, xã cần trao đổi cụ thể với các Hiệu trưởng để biết rõ hơn về việc tuyển sinh đâu cấp.
6.2. Cử tri huyện Đồng Hỷ đề nghị tỉnh có chính sách giảm học phí cho học sinh vùng nông thôn, vùng khó khăn, giúp các em có điều kiện học tập.
Trả lời
Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 về ban hành mức thu tiền học phí trong các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do địa phương quản lý. Trong đó 
- Mức thu học phí:
 Mức thu 01 học sinh/tháng học
Học sinh các ngành học, cấp học
 Thành phố, thị xã  (đồng) Nông thôn, trung du, Thị trấn miền núi (đồng)
Sự nghiệp giáo dục
1. Nhà trẻ
2. Mẫu giáo
3. Trung học cơ sở (Từ lớp 6- lớp 9)
4. Trung học phổ thông (Từ lớp 10-lớp 12)
5. Các lớp bán công trong trường quốc lập (Từ lớp 10 – lớp 12)
6. Các lớp bổ túc văn hoá (Từ lớp 10- lớp 12)
7. Hướng nghiệp dạy nghề 
Với mức thu qui định như trên, học sinh vùng nông thôn có mức thu học phí thấp hơn so với khu vực thành phố giúp các em có điều kiện học tập .
- Chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh vùng khó khăn: UBND tỉnh đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ miễn, giảm học phí theo đúng Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
+ Đối tượng được miễn học phí:
a. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).
b. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động các mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
c. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.
d. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
đ. Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo qui định tại điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo qui định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
e. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo qui định của Nhà nước.
g. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
h. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
i. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
k. Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo(Chuẩn nghèo theo qui định hiện hành của Nhà nước).
+ Đối tượng được giảm 50% học phí:
a. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
b. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (Chuẩn nghèo theo các qui định hiện hành của Nhà nước).
c. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.
Trên đây là nội dung báo cáo tiếp thu và giải quyết những vấn đề cơ bản mà cử tri, đại biểu HĐND gửi tới kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh khóa XI, cũng như những kiến nghị của các Ban HĐND tỉnh tại các báo cáo thẩm tra, giám sát. Nội dung giải trình của UBND tỉnh tập trung vào những vấn đề lớn có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trong tỉnh. Các vấn đề khác cử tri kiến nghị, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành trả lời bằng văn bản cụ thể.
Vì vậy, nếu còn nội dung cần làm rõ, đề nghị các đại biểu phản ánh với thư ký kỳ họp để tổng hợp. UBND tỉnh sẽ giao các Sở, Ngành, các cơ quan và địa phương có liên quan trả lời trực tiếp tại kỳ họp hoặc sau kỳ họp./.

                                                                                  PHỤ LỤC
                                         TỔNG HỢP TRẢ LỜI Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI

1. Cử tri phường Tân Thịnh, xã Lương Sơn, phường Phú Xá thành phố Thái Nguyên kiến nghị việc thu 5% chi phí khám, chữa bệnh (KCB) đối với những người đã tham gia công tác về nghỉ hưu không có huân, huy chương là bất hợp lý; đề nghị Nhà nước có quy định cho Phó các ngành ở cấp xã được đóng BHXH, tạo điều kiện cho đội ngũ này khi nghỉ được hưởng chế độ hưu và đề nghị tỉnh quan tâm sớm giải quyết chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.
 Trả lời
 - Theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày  27/7/2009 của Chính phủ quy định mức hưởng được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng : Hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng và người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; 5% còn lại người thụ hưởng chính sách BHYT phải thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh. Đây là cơ chế quản lý cùng chi trả nhằm đề cao trách nhiệm của người có thẻ BHYT trong việc phối hợp quản lý và sử dụng quỹ BHYT. Tuy nhiên những trường hợp mức chi phí cho 01 lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu quy định hiện hành hoặc chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế xã, phường, thị trấn được quỹ BHYT thanh toán 100% (không phải thực hiện cùng chi trả).
- Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ thì Phó các ngành ở cấp xã là chức danh không thuộc cán bộ, công chức cấp xã, nên không phải là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Riêng đối với Phó trưởng Công an xã và Chỉ huy Phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, BHXH tỉnh Thái Nguyên đang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các ngành có liên quan chuẩn bị các nội dung hướng dẫn thực hiện BHXH tự nguyện cho các đối tượng này trình HĐND tỉnh quyết định.
 - Chính sách BHYT của nhà nước mang tính cộng đồng xã hội, “lấy số đông bù số ít”; việc giảm trừ mức đóng BHYT đối với hộ gia đình có từ 03 người trở lên mua BHYT tự nguyện cùng một thời điểm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC và được thực hiện giảm trừ lũy tiến theo số người tham gia. Chính sách này nhằm khuyến khích số đông nhân dân tham gia BHYT và để giảm bớt khó khăn về tài chính cho các gia đình có nhiều thành viên tham gia BHYT, ngoài ra đối với những gia đình khó khăn thuộc diện nghèo và cận nghèo đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
- Việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người thuộc vùng 135, trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh còn chậm và có nhiều sai sót về thông tin cá nhân là do việc thực hiện cấp thẻ BHYT cho các đối tượng trên có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, từ việc kê khai, thiết lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT đến khâu xét duyệt, in ấn và cấp phát thẻ BHYT tới tay đối tượng... Những tồn tại hạn chế về phía cơ quan bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thái Nguyên xin tiếp thu ý kiến của các cử tri, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, các cơ quan, ban ngành có liên quan
2. Cử tri huyện Định Hóa tiếp tục đề nghị ngành Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh tăng thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc từ 1 năm đến 2 năm trở lên và ban hành quy chế quản lý đối với các đối tượng sau cai nghiện;
Trả lời
Ý kiến của cử tri hoàn toàn đúng, UBND tỉnh rất quan tâm đến công tác này
 Trong những năm qua, thực hiện Luật phòng, chống ma tuý, UBND tỉnh đã ban hành quy định thời gian cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Thái Nguyên là 1 năm theo quy định tại Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ về việc Quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma tuý từ một năm đến 2 năm. Vì do số người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhiều bình quân khoảng 5-700 người nghiện/năm; trong khi đó quy mô tiếp nhận của Trung tâm còn nhỏ (300- 400 giường bệnh/năm); tính đến tháng 10/2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 5.232 người nghiện ma túy, giảm 1.142 người so với năm 2005. Do đó quy định thời gian cai nghiện 1 năm để đáp ứng đưa được nhiều lượt người nghiện vào cai nghiện tại Trung tâm.
- Còn đối với thời gian cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội huyện, thành phố từ 1 năm đến 2 năm, tuỳ theo điều kiện quy mô của các Trung tâm và khả năng ngân sách của địa phương do UBND các huyện, thành phố quyết định.
- Về vấn đề quản lý sau cai nghiện ma tuý: ngày 26/10/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2009/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý về quản lý sau cai nghiện ma tuý; tuy nhiên đến tháng 8/2010 Liên Bộ: Bộ Lao động-TBXH, Bộ Tài chính mới ra các thông tư mới hướng dẫn thực hiện Nghị định số 94/2009/NĐ-CP, các Thông tư này có hiệu lực thi hành từ tháng 11/2010. Như vậy từ tháng 11/2010 sẽ thực hiện theo hướng dẫn mới của Trung ương.
3. Cử tri xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên: đề nghị tỉnh có thông báo chính thức về việc thực hiện quy hoạch dự án sân Goft Lương Sơn, dự án này có khả thi không và bao giờ thì mới triển khai thực hiện.
Trả lời
Ngày 29/12/2007 Công ty cổ phần Long Việt có văn bản số 882/CV-CPLV xin đầu tư xây dựng dự án khu đô thị du lịch sinh thái và sân Golf Lương Sơn thuộc xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên.
Ngày 11/01/2008 UBND tỉnh Tái Nguyên có văn bản số 36/UBND-TH về việc chấp thuận cho công ty cổ phần Long Việt thực hiện đầu tư dự án xây dựng khu đô thị du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và sân golf Lương Sơn.
Ngay sau khi có chủ trương chấp thuận của UBND tỉnh Thái Nguyên, công ty CP Long Việt đã tiến hành các công việc để triển khai thực hiện dự án, cụ thể:
- Ngày 23/01/2008 tại UBND tỉnh Thái Nguyên, Công ty cổ phần Long Việt đã cùng với đơn vị tư vấn là công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Việt Nam tổ chức hội nghị trình bày với UBND tỉnh Thái Nguyên và các Sở, Ngành có liên quan về ý tưởng đồ án Quy hoạch dự án khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên.
- Công ty CP Long Việt đã cùng với các đối tác tiến hành các thủ tục để thành lập Công ty cổ phần Golf Long Sơn và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1703000368 ngày 02/4/2008 (đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 12/6/2008)
- Ngày 02/6/2008 UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quết định số 1188/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 Khu du lịch sinh thái sân golf Long Sơn với quy hoạch sử dụng đất là 560ha.
- Ngày 15/8/2008 UBND tỉnh Thái Nguyên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư số 17121000079 chứng nhận công ty CP Golf Long Sơn thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái sân golf Long Sơn.
Đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn, Công ty golf Long Sơn đã tiến hành kêu gọi các đối tác, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước cùng tham gia thực hiện và tài trợ vốn cho dự án. Hiện nay công ty CP golf Long Sơn đang đàm phán với một đơn vị thiết kế nước ngoài (công ty IMG) để lập thiết kế phát triển dự án và tiếp tục đàm phán với một số đối tác nước ngoài để huy động vốn đầu tư thực hiện dự án.
Đồng thời, UBND tỉnh Thái Nguyên đang báo cáo Chính phủ và Bộ KHĐT bổ sung phê duyệt dự án sân golf Long Sơn vào quy hoạch hệ thống sân Gofl Việt Nam. Ngay sau khi có văn bản đồng ý của Chính phủ, UBND tỉnh sẽ yêu cầu triển khai thực hiện dự án, sau 6 tháng kể từ khi Chính phủ có văn bản đồng ý nếu Nhà đầu tư không triển khai sẽ ra quyết định thu hồi.
4. Cử tri huyện Phú Lương, huyện Định Hoá, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên tiếp tục đề nghị HĐND tỉnh nghiên cứu nâng mức phụ cấp cho các chức danh Phó các Đoàn thể cấp xã, Phó Công an, quân sự cấp xã, Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm, Công an viên. Cử tri đề nghị nhà nước xem xét, quy định mức phụ cấp cho cán bộ cấp xã khi kiêm nhiệm từ 2 chức danh trở lên đối với chức danh kiêm nhiệm và có chế độ hỗ trợ đối với Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng các đoàn thể, Hội trưởng, chi hội trưởng Hội người cao tuổi ở xóm, tổ dân phố.
Trả lời:
- Mức phụ cấp cho các chức danh Phó các Đoàn thể cấp xã, Phó Công an, quân sự cấp xã, Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm, Công an viên.
 Năm 2008, sau khi có nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 về việc ban hành quy định số lượng, chế độ phụ cấp và việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; sau khi lấy ý kiến của các địa phương và các ngành có liên quan ở tỉnh, ngày 03/11/2010 Sở Nội vụ đã có Tờ trình số 1410/TT-SNV về phương án quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố đề nghị UBND tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 15 họp vào cuối năm 2010.
- Về mức phụ cấp cho cán bộ cấp xã khi kiêm nhiệm từ 2 chức danh trở lên.
Tại khoản 1, Điều 10 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 1 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1, Điều 4 Nghị định này kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.
- Về chế độ hỗ trợ đối với Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng các đoàn thể, Hội trưởng, chi hội trưởng Hội người cao tuổi ở xóm, tổ dân phố.
Để quan tâm đến cán bộ Trưởng các đoàn thể ở xóm, tổ dân phố, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 14 thông qua Nghị quyết hỗ trợ: 100.000đ/tháng đối với Trưởng ban công tác Mặt trận; 70.000/tháng đối với Chi hội trưởng các đoàn thể ở xóm, tổ dân phố.
5. Cử tri xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên đề nghị cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp xử lý nghiêm việc khai thác cát, sỏi trái phép trên dòng Sông Cầu.
Trả lời:
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực tế và Ban chỉ đạo QLTNKS tỉnh đã kịp thời tham mưu trình UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Phổ Yên tổ chức kiểm tra, xử lý, có biện pháp ngăn chặn các hoạt động khai thác cát sỏi trái phép. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Phổ Yên đã tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giải toả và ngăn chặn tình trạng khai thác cát sỏi trái phép trên Sông Cầu trên địa bàn quản lý. Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn vì đây là khu vực giáp ranh với huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Khi có đoàn kiểm tra, các đối tượng khai thác trái phép thường trốn chạy sang bên bờ sông thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.
UBND huyện Phổ Yên đã chỉ đạo các xã giáp ranh phối hợp với các xã thuộc tỉnh Bắc Giang tổ chức kiểm tra, giải tỏa. Hiện nay, các hoạt động khoáng sản trái phép tại khu vực về cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng các hộ gia đình khai thác lén lút với quy mô nhỏ. Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và môi trường sẽ phối hợp với các ngành có liên quan và UBND huyện huyện Phổ Yên tiếp tục kiểm tra, kịp thời có biện pháp để xử lý, ngăn chặn.
6. Cử tri huyện Phú Lương, huyện Định Hóa đề nghị UBND tỉnh tiếp tục tạo nguồn vốn vay từ Chính phủ để hỗ trợ các địa phương xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn (đường bê tông) theo kế hoạch đã phân bổ.
Trả lời
Đây chính là các dự án đường GTNT (đường bê tông theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm), hiện nay ngân sách huyện không đủ đối ứng. Đề nghị UBND các huyện Phú Lương, Định Hóa xây dựng danh mục đầu tư các dự án hàng năm và làm việc cụ thể với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có cơ chế tạo nguồn vốn vay để đối ứng.
7. Cử tri huyện Đồng Hỷ, Đại Từ đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng (Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông) có kế hoạch và biện pháp ngăn chặn xe chở quá tải gây sụt lún, hỏng đường giao thông; đồng thời kiến nghị dự án khai thác quặng tại khu vực tổ 15, thị trấn Trại Cau đã được quy hoạch, đề nghị sớm triển khai bồi thường, GPMB để nhân dân ổn định cuộc sống và sản xuất.
Trả lời
Trong thời gian qua có hiện tượng một số xe quá tải hoạt động trên các tuyến ĐT269 (Đồng Hỷ), ĐT270 (Đại Từ). UBND tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra giao thông của Sở Giao thông vận tải và các cơ quan theo chức năng thẩm quyền đã thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an tuần tra, kiểm soát. Các xe vận chuyển quặng từ 7 giờ đến 17 giờ hàng ngày theo phương án vận chuyển của doanh nghiệp đã được Sở Tài nguyên vàMôi trường phê duyệt, cơ bản đảm bảo đúng tải trọng, một số trường hợp vượt tải đã bị lực lượng chức năng yêu cầu hạ tải. Tuy nhiên vẫn còn một số xe cố tình không chấp hành đúng thời gian vận chuyển quy định, chở quá tải gây hư hỏng đường sá và gây bức xúc cho người dân. Trong thời gian tới, Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với Công an tăng cường tuần tra kiểm soát ngăn chặn hoạt động của xe quá tải trên.
Về dự án khai thác quặng tại khu vực tổ 15, thị trấn Trại Cau: đề nghị UBND huyện Đồng Hỷ với chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn có thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc nhà đầu tư sớm triển khai dự án, thực hiện bồi thường, GPMB theo quy định để nhân dân ổn định cuộc sống và sản xuất.
8. Cử tri xã Lương Sơn, phường Tân Long thành phố Thái nguyên, xã Bá Xuyên thị xã Sông công đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường do các lò gạch thủ công, các trang trại chăn nuôi lợn thải trực tiếp ra nguồn nước gây ra.
Trả lời
- Về vấn đề ô nhiễm do lò gạch:
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ các lò gạch thủ công một cách triệt để, thực hiện Quyết định số Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có văn bản chỉ đạo số 803/UBND-TNMT ngày 31/5/2010 về việc xoá bỏ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh. Trong đó Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc xoá bỏ các lò gạch đất sét nung thủ công trên địa bàn tỉnh trong năm 2010.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn sẽ có biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các lò gạch thủ công.
- Về vấn đề ô nhiễm môi trường do các trang trại chăn nuôi:
Hiện nay việc phát triển trang trại chăn nuôi đang được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, các chủ trang trại chưa đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải phù hợp đảm bảo yêu cầu xử lý ô nhiễm môi trường trước khi xả thải.
Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp huyện, kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu các chủ trang trại thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm. Trong đó đã tiến hành xử lý vi phạm, lập danh sách đưa ra lộ trình cụ thể yêu cầu hoàn thành kế hoạch xử lý ô nhiễm đối với một số trang trại.
Để giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động, sản xuất nông nghiệp và nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 để trình phê duyệt kế hoạch thực hiện trong năm 2011. Khi Đề án được phê duyệt và tổ chức thực hiện, các vấn đề ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi sẽ được kiểm soát và có biện pháp xử lý ô nhiễm phù hợp
9. Cử tri xã Điềm Thụy, Úc Kỳ, Nga My huyện Phú Bình đề nghị tỉnh sớm triển khai xây dựng tuyến đường từ ngã 4 Điềm Thụy đi Hà Châu và tăng cường nguồn vốn cho việc làm đường giao thông nông thôn. Cử tri thị trấn Hương Sơn đề nghị nhà nước đầu tư xây dựng cầu qua Sông Đào thuộc xóm Mỹ Sơn.
Trả lời
Tuyến đường từ ngã 4 Điềm Thụy đi Hà Châu thuộc ĐT266 do Sở Giao thông vận tải quản lý, đã lập dự án đầu tư xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2002 nhưng chưa bố trí được vốn đầu tư. Đây là một trong những đoạn tuyến đường tỉnh chưa được nhựa hóa. Sở Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh cho lập lại dự án đầu tư và bố trí vốn đầu tư vào năm 2011.
Cầu qua Sông Đào khu vực thị trấn Hương Sơn thuộc tuyến đường Úc Sơn – Tân Hòa do UBND huyện Phú Bình quản lý. Hiện tại cầu tạm bằng thép hình, mặt cầu bê tông cốt thép đã hư hỏng chỉ cho xe máy, xe thô sơ và người đi bộ qua lại; không có lan can, tay vịn; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Đề nghị UBND huyện Phú Bình làm việc cụ thể với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất tham mưu, đề xuất UBND tỉnh sớm bố trí hỗ trợ vốn đầu tư.
Về nguồn vốn cho việc làm đường giao thông nông thôn nói chung, đề nghị các địa phương vận động bà con hưởng ứng thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong đó nhân dân ủng hộ bằng việc hiến đất làm đường, tự nguyện di dời tài sản, vật kiến trúc trong hành lang để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách; Nhà nước đối ứng kinh phí thi công xây lắp và các chi phí khác còn lại. Đề nghị các huyện chủ động cân đối từ ngân sách huyện để đối ứng, trường hợp ngân sách địa phương không đáp ứng, các huyện cần xây dựng danh mục đầu tư và làm việc cụ thể với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ một phần. Bên cạnh đó, hàng năm Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh tranh thủ vận động các nguồn vốn tài trợ từ Chính phủ, vốn ODA khác để đầu tư cho GTNT.
10. Cử tri xã Văn Hán, thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ kiến nghị tỉnh sớm đầu tư xây dựng tuyến đường Linh Nham đi Đèo Nhâu và tuyến đường từ trung tâm xã Văn Hán đi xã Cây Thị và Nam Hòa; đề nghị tỉnh bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng tuyến đường ĐT269 và nâng cấp cầu, cống đoạn qua Mỏ sắt Trại Cau vì đoạn đường này hay úng ngập cục bộ do cống thoát nước nhỏ.
Trả lời
Các tuyến đường Linh Nham đi Đèo Nhâu và tuyến đường từ trung tâm xã Văn Hán đi xã Cây Thị và Nam Hòa là đường huyện do UBND huyện Đồng Hỷ quản lý. Trong đó tuyến Linh Nham - Đèo Nhâu đã nhựa hóa đoạn từ Linh Nham đi Khe Mo; đoạn Khe Mo - Đèo Nhâu đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phu và các nguồn vốn khác, giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư tại Quyết định số 3323/QĐ-UBND ngày 14/12/2009, đề nghị UBND huyện Đồng Hỷ đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Tuyến đường từ xã Văn Hán đi xã Cây Thị do UBND huyện Đồng Hỷ làm chủ đầu tư theo tiêu chuẩn đường GTNT loại A đã hoàn thành trong quý 2/2010. Tuyến đường từ xã trung tâm Văn Hán đi xã Nam Hòa thuộc gói thầu số 02 dự án: Đường đến trung tâm xã Văn Hán, do UBND huyện Đồng Hỷ làm chủ đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, đã khởi công tháng 10/2010, đề nghị UBND huyện Đồng Hỷ đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Đường ĐT269 do Sở Giao thông vận tải quản lý, được đầu tư láng nhựa bằng nguồn vốn vay ADB hiện nay đi lại tốt, công tác duy tu bảo dưỡng được duy trì thường xuyên. Trên tuyến có cầu Linh Nham và tràn Thác Lạc cần phải đầu tư xây dựng lại, Sở Giao thông vận tải đã lập dự án được UBND tỉnh phê duyệt nhưng mới bố trí được vốn đầu tư cầu Linh Nham hiện đang thi công. Ngoài ra còn một số cầu và cống nhỏ khác cần thay thế, Sở sẽ cho kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
11. Cử tri xã Phục Linh và một số xã thuộc huyện Đại Từ đề nghị tỉnh cần sớm ban hành hướng dẫn cho nhân dân khai thác rừng sản xuất (Rừng trồng thuộc dự án 327, 661 đã chuyển sang rừng sản xuất). Hiện nay, đã đến tuổi khai thác nhưng không cho khai thác mà chỉ cho người dân tỉa thưa rừng (như quy định đối với rừng phòng hộ).
 Trả lời
 Thực hiện rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 08/8/2007 về việc Phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên. Quyết định 1563/QĐ-UBND ngày 08/8/2007 có hiệu lực thi hành, một số huyện đã có ý kiến xin điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng, vì có một số diện tích chuyển đổi chưa phù hợp với thực tế.
 Sau khi tiến hành kiểm tra rà soát lại, Sở Nông nghiệp và PTNT trực tiếp là Chi cục Lâm nghiệp đã tiếp thu và thống nhất với các địa phương đề nghị được điều chỉnh lại một số diện tích tại Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020. Đến nay quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2020 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định tại văn bản số 3284/BNN-TCLN, ngày 11/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt thực hiện.
 Để bảo đảm tính chính xác về mặt kỹ thuật, sự thống nhất cao với các địa phương và tạo sự ổn định lâu dài về phân định ranh giới các loại rừng trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Lâm nghiệp tiến hành thực hiện việc cắm mốc 03 loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh, công việc này sẽ hoàn thành trong quý I năm 2011.
 Trên cơ sở đó: Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo Chi cục Lâm nghiệp, xây dựng phương án chuyển đổi rừng theo Hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại thông tư số 24/2009/TT-BNN, ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch sang rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
 Phương án chuyển đổi của cấp tỉnh sẽ hoàn thành trong quý I năm 2011 và triển khai xuống cấp huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án và thực hiện việc chuyển đổi trong quý II năm 2011.
12. Cử tri xã Thịnh Đức, xã Lương Sơn thành phố Thái Nguyên đề nghị ngành nông nghiệp sớm bàn giao các tuyến kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp cho xã quản lý.
Cử tri các xã Phượng Tiến, Linh Thông, Phú Tiến, thuộc huyện Định Hóa; xã Tân Phú, Vạn Phái thuộc huyện Phổ yên có ý kiến, kiến nghị tỉnh cần có chính sách quan tâm, tập trung nguồn lực xây dựng các hồ, đập thủy lợi và dành một phần kinh phí thỏa đáng cho việc kiên cố hóa kênh mương và hỗ trợ 100% tiền điện chạy máy bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp.Vì hiện nay, nguồn nước ngày càng cạn kiệt.
 Trả lời
- Tất cả các tuyến kênh trên địa bàn xã Thịnh Đức, xã Lương Sơn đã được ngành nông nghiệp bàn giao theo phân cấp quản lý hiện hành. Riêng xã Thịnh Đức đề nghị bàn giao 2 tuyến kênh N4A, tuyến kênh Cánh Gà cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác thuỷ lợi quản lý. Hiện nay, ngành Nông nghiệp đã tham mưu trình UBND tỉnh giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác thuỷ lợi quản lý.
- Về đầu tư xây dựng các công trình hồ, đập vừa và nhỏ: Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa hồ đập giai đoạn 2010-2015 tại văn bản số: 1752/UBND-NLN, ngày 19/10/2010. Trong đó có đầu tư xây dựng các công trình hồ, đập vừa và nhỏ thuộc huyện Định Hóa và huyện Phổ Yên.
- Về đầu tư kiên cố hóa kênh mương: UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án kiên cố hóa kênh mương nội đồng tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010-2015 tại Quyết định số: 2897/QĐ-UBND, ngày 30/10/2009. Trong đó có đầu tư kiên cố hóa các tuyến kênh thuộc huyện Định Hóa và huyện Phổ Yên. Hiện, UBND tỉnh đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Chính phủ cấp kinh phí đầu tư giai đoạn 2011-2015.
 Về tiền điện chạy máy bơm: Hàng năm được nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ bù thủy lợi phí cho các địa phương. Do vậy việc thanh toán tiền điện chạy máy bơm được chi từ nguồn cấp bù thủy lợi phí tại địa phương.
13. Cử tri phường Cam Giá, xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên kiến nghị tỉnh cần có kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương VII, Khoá X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vì hiện nay công tác triển khai thực hiện hiệu quả chưa cao, đề nghị nhà nước hỗ trợ kinh phí, xây dựng các chương trình sản xuất gắn bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân.
 Trả lời
 Ngay sau Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên ban hành Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 28/10/2008). Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, 05 Tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại cấp huyện; xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động cụ thể. UBND tỉnh ban hành Chương trình số 420/CT-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2010 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai với các quy hoạch, đề án, dự án thực hiện như:
 Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020; Quy hoạch phát triển cơ khí nông nghiệp phục vụ sản xuất chế biến nông lâm sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020; Rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020; Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
 Thực hiện Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Trong đó Uỷ ban nhân dân xã tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội-môi trường, phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch đã được duyệt;
 Như vậy, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về xây dựng nông thôn mới kế hoạch từ cấp xã; trong đó đã bao gồm cả các nội dung: tăng đầu tư kinh phí cho phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, xây dựng chương trình sản xuất gắn với nhu cầu thị trường;
14. Cử tri huyện Đồng Hỷ phản ánh việc cấp bù thủy lợi phí cho dân là một chủ trương tốt; tuy nhiên thủ tục quá rườm rà, mỗi hộ phải khai 9 bản có xác nhận của địa phương, gây lãng phí không cần thiết và khó khăn cho người dân trong việc kê khai, làm thủ tục.
  Trả lời
Từ năm 2008 đến nay Nhà nước có chính sách miễn thuỷ lợi phí cho sản xuất nông nghiệp và cấp bù thủy lợi phí cho các đơn vị khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi, đây là một chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến người dân, không thu thuỷ lợi phí để giảm chi phí sản xuất nhằm nâng cao đời sống người lao động, cấp bù thuỷ lợi phí để công tác quản lý khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi được tốt nhằm phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, đạt hiệu quả cao, ổn định đời sống kinh tế xã hội;
Tuy nhiên để có cơ sở ngân sách nhà nước miễn và cấp bù kinh phí thuỷ lợi phí từng năm-Nhà nước đã có các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện: Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lênh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;  Thống tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Căn cứ vào các văn bản của Nhà nước đã ban hành, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập tổ công tác liên ngành thực hiện công tác miễn cấp bù thuỷ lợi phí đối với các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra về thủ tục và kết quả thực hiện để trình Tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thẩm định trình Chính phủ phê duyệt kinh phí miễn cấp bù thuỷ lợi phí hàng năm, sau khi ngân sách cấp bù kinh phí miễn thuỷ lợi phí-Nhà nước kiểm tra đánh giá về kết quả thực hiện năm trước và kế hoạch năm sau của các địa phương sử dụng kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí; Do vậy nên tổ công tác liên ngành thống nhất là hồ sơ về miễn, cấp bù thuỷ lợi phí đối với các đơn vị quản lý khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh làm 9 bộ mới đủ để gửi và lưu các cấp đảm bảo đủ, thuận tiện việc kiểm tra thực hiện.
15. Cử tri Thị xã Sông Công đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cần nghiêm túc chấn chỉnh vấn đề dạy thêm học thêm tràn lan trên địa bàn thị xã... và đề nghị làm rõ việc trường THPT Sông Công thu tiền lao động 72.000 đông/năm/học sinh là sai với quy định.
Trả lời
- Về vấn đề dạy thêm học thêm, ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 31/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm tới các đơn vị, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh để ra Quyết định số 57/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/2008 ban hành Quy định về việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hằng năm trước mỗi năm học Sở GD&ĐT đều tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học tới Hiệu trưởng các trường THPT và THCS  trên toàn tỉnh, trong đó có nội dung về việc phải quản lý đúng, chặt chẽ việc dạy thêm học thêm theo đúng phân cấp quản lý. Các Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý và cấp phép đối với cấp THCS. Sở GD&ĐT quản lý và cấp phép đối với các trường THPT.
Năm học 2010-2011, Phòng GD&ĐT Sông Công cũng đã triển khai tới các đơn vị trong toàn ngành yêu cầu thực hiện đúng theo tinh thần đã hướng dẫn. Yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên của đơn vị mình, các giáo viên cam kết thực hiện đúng theo quy định tại QĐ số 57/2008/QĐ - UBND. Trường THPT Sông Công đã làm thủ tục đề nghị Sở GD&ĐT cấp phép theo đúng qui định, có đơn đề nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường (Giấy cấp phép số 13/2010/CPDT ngày 01/10/2010 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên).
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã giao cho các trường tự kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của giáo viên đơn vị mình và chịu trách nhiệm về việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường của giáo viên thuộc đơn vị mình quản lý. Cấp Tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đúng theo quy định, các đơn vị THCS tổ chức dạy bồi dưỡng cho một số học sinh khá, giỏi trong đội tuyển đi thi học sinh giỏi lớp 9 (không thu tiền). Hàng tháng, qua Hội nghị giao ban cán bộ quản lý các cấp học, ngành học, phòng đều có sự chỉ đạo, nhắc nhở về việc quản lý dạy thêm, học thêm. Trong Hội nghị các đơn vị cũng báo cáo về vấn đề dạy thêm học thêm của đơn vị mình. Phòng GD&ĐT đã tổ chức kiểm tra, thanh tra các đơn vị, qua kiểm tra không thấy có gì sai sót trong việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm.
- Về vấn đề tiền lao động 72.000đ/ năm/học sinh của trường THPT Sông Công qua kiểm tra thấy như sau:
Trong nhiều năm qua CSVC nhà trường đã được đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn kinh phí. Năm học 2009 – 2010 nhà trường chủ trương xây dựng thêm một số hạng mục như xây dựng thêm nhà để xe cho học sinh khối 11 và làm sân bóng chuyền để bảo đảm CSVC phục vụ cho công tác giảng dạy của bộ môn GDTC. Cụ thể là:
Xây dựng nhà để xe cho học sinh Khối 11 bằng nguồn xã hội hóa. Xây dựng sân bóng chuyền, do phải nâng cao khu vực sân vận động thường xuyên đọng nước với khối lượng khoảng 800m3 đất. Công việc đổ đất san nền nhà trường có chủ trương tổ chức học sinh khối 10 và khối 11 lao động (riêng học sinh khối 12 nhà trường miễn lao động để tập trung vào ôn thi tốt nghiệp).
Với những chủ trương của nhà trường Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhà trường đã trưng cầu ý kiến và tất cả các bậc Cha mẹ học sinh khối 10 và khối 11 kết quả 100 % cha, mẹ học sinh khối 10 và khối 11 làm đơn gửi Ban giám hiệu xin tổ chức giáo dục lao động cho con em mình tại gia đình và nộp một phần sản phẩm để nhà trường thuê phương tiện cơ giới.
Trước tình hình tất cả các bậc phụ huynh làm đơn xin giáo dục lao động cho con em mình tại gia đình. Trong cuộc họp giữa Ban giám hiệu nhà trường với Ban đại diện Cha mẹ học sinh ngày 21 tháng 09 năm 2009, Ban Giám hiệu nhà trường báo cáo với Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
Ban diện Cha mẹ học sinh đã thống nhất các nội dung hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh năm học 2009 – 2010, trong đó công tác xây dựng nhà xe Ban đại diện Cha mẹ học sinh vận động xã hội hóa để xây dựng cho học sinh khối 11 phục vụ nhu cầu cấp thiết, đặc biệt vấn đề tổ chức giáo dục lao động cho học sinh khối 10 và 11 đổ đất sàn nền để làm sân với công việc và khối lượng lớn như vậy Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhà trường đứng ra xã hội hóa và tổ chức triển khai với mức xã hội hóa là: Học sinh khối 10 và khối 11 là 74.000đ/ hs.
Trong biên bản họp Cha mẹ học sinh các lớp tất cả các lớp đều nhất trí với chủ trương của Ban đại diện họp ngày 21 tháng 09 năm 2009.
Đến ngày 24 tháng 12 năm 2009 nhà trường đã báo cáo công tác xã hội hóa năm học 2009-2010 với UBND thị xã Sông Công và đã được UBND thị xã đồng ý,  yêu cầu công khai sử dụng đúng quy định.
Tuy nhiên sau khi có ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, Ban giám hiệu nhà trường đã họp ngày 29 tháng 7 năm 2010 quyết định trả lại số tiền thu từ xã hội hóa làm sân bóng chuyền cho học sinh khối 10 và khối 11 vào ngày 2/8/2010. Trường đã báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên và thông báo tới Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhà trong phiên họp ngày 11/9/2010.
Tại  hội nghị đại biểu Cha mẹ học sinh toàn trường họp ngày 19 tháng 9 năm 2010 Ban giám hiệu và Ban đại diện Cha mẹ học sinh toàn trường đã thông báo tới tất cả các đại biểu Ban đại diện Cha mẹ học sinh các lớp về việc đã hoàn trả lại số tiền thu từ xã hội hóa làm sân bóng chuyền tới từng bậc Cha mẹ học sinh.
16. Cử tri xóm Kè, xã Lương Sơn-TP Thái Nguyên; cử tri xã Bá Xuyên-TX Sông Công; cử tri huyện Định Hóa phản ánh hiện nay người dân một số xóm trong xã vẫn phải dùng điện qua công tơ tổng.đề nghị ngành điện cho đội ngũ lao động hợp đồng với ngành điện trong các HTX điện được đóng báo hiểm xã hội.
Trả lời
- Từ năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh thì Công ty điện lực Thái Nguyên bắt đầu tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và bán điện trực tiếp đến các hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh. Khối lượng lưới điện hạ áp tiếp nhận là rất lớn. Hầu hết các lưới điện hạ áp tiếp nhận là lưới điện cũ, nát không đảm bảo an toàn. Sau khi tiếp nhận, ngành điện đã cố gắng đầu tư cải tạo dần dần các lưới điện hạ áp để đảm bảo an toàn cấp điện cho nhân dân. Nhưng do khối lượng đầu tư lớn, chi phí cho đầu tư có hạn, các hộ dân sống thưa thớt nên hiện nay vẫn còn một số nơi ngành điện vẫn phải bán điện qua các nhóm. Trong những năm tới, Công ty điện lực Thái Nguyên sẽ tiến hành cải tạo dần, nâng cấp và chống quá tải các lưới điện hạ áp, đảm bảo cấp điện an toàn cho nhân dân.
Riêng 47 hộ dân ở xóm Kè, xã Lương Sơn-TP Thái Nguyên hiện nay vẫn dùng điện qua công tơ tổng, Công ty điện lực Thái Nguyên đã kiểm tra, khảo sát và lập dự án trình Tổng công ty điện lực miền Bắc phê duyệt trong kế hoạch ĐTXD năm 2011.
- Căn cứ công văn số 66/TB-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc giao nhận lưới điện hạ thế nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ Đề án tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn tỉnh Thái Nguyên để bán điện trực tiếp đến tận hộ dân nông thôn đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt.
Theo quy định, ngành điện thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn nhưng không được phép tăng lao động trong quản lý và vận hành lưới điện. Thực hiện Quyết định số 920/QĐ-PC1 ngày 18/5/2009 của Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý hoạt động thuê dịch vụ bán lẻ điện năng. Công ty Điện lực Thái Nguyên đã thực hiện Hợp đồng thuê dịch vụ bán lẻ điện năng (chỉ thực hiện công việc ghi chỉ số công tơ và thu tiền điện được trả tiền công theo đơn giá), mọi công việc khác đều do Công ty đảm nhiệm. Số lao động mà Công ty điện lực thuê làm dịch vụ bán lẻ điện năng không phải là lực lượng biên chế trong dây chuyền SXKD điện nên không thực hiện đóng BHXH./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.