Nhiều dự án trường học xây mới ở TPHCM tiếp tục lỗi hẹn với mùa khai giảng năm nay. Thiếu chỗ học cho HS, nhiều trường phải giải tán một số lớp bán trú, dồn lớp, tận dụng mọi không gian để làm chỗ học.
Hãy đợi đấy!
Thủ Đức là một trong những quận có nhiều dự án trường “treo” từ nhiều năm nay như Trường TH Ngô Chí Quốc (vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng), Trường THCS Lê Văn Việt (vốn đầu tư 77 tỷ đồng) và THCS Linh Xuân (vốn đầu tư hơn 51 tỷ đồng). Tất cả đều là vốn ngân sách thành phố nhưng đến nay, chỉ có dự án Trường THCS Lê Văn Việt là đã giải ngân được 50% vốn để giải phóng mặt bằng.
Hãy đợi đấy!
Thủ Đức là một trong những quận có nhiều dự án trường “treo” từ nhiều năm nay như Trường TH Ngô Chí Quốc (vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng), Trường THCS Lê Văn Việt (vốn đầu tư 77 tỷ đồng) và THCS Linh Xuân (vốn đầu tư hơn 51 tỷ đồng). Tất cả đều là vốn ngân sách thành phố nhưng đến nay, chỉ có dự án Trường THCS Lê Văn Việt là đã giải ngân được 50% vốn để giải phóng mặt bằng.
Học sinh tiểu học trong mùa khai giảng năm ngoái. Ảnh: P.V. |
Ngoài ra, theo kế hoạch, năm nay Thủ Đức còn 3 dự án xây mới trường lớp để đưa vào hoạt động nhưng đến giờ vẫn dậm chân tại chỗ là: Dự án Trường mầm non Linh Tây (vốn đầu tư 30 tỷ đồng), Trường TH Linh Đông (diện tích xây mới 3ha) và THCS Linh Trung (diện tích xây mới 2ha với số vốn đầu tư 42 tỷ).
Tại địa bàn quận Bình Thạnh, vấn đề trường lớp xuống cấp từ nhiều năm nay đã trở thành vấn đề nổi cộm. Theo kế hoạch, Bình Thạnh cũng có nhiều dự án xây trường mới, nhưng đến giờ phần lớn các dự án này vẫn còn trên giấy. Tại Trường Tiểu học Trương Công Định vào những ngày này, chỉ một cơn mưa nhỏ là sân trường biến thành ao.
Còn bàn ghế thì ọp ẹp, chật chội. Dự án Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh có khu đất rộng gần 10.000m2 (tại KP.3, P.26) đã được UBND Bình Thạnh đền bù, di dời nhưng trường mới thì vẫn không được xây. Còn các trường khác như: TH Cửu Long (P.22), TH Bế Văn Đàn (P.6), THCS Bình Lợi Trung (P.13)… đã lập dự án nhiều năm nay nhưng khi hỏi bao giờ trường được khởi công xây dựng thì ngành giáo dục quận chưa trả lời được.
Theo dự kiến, năm học này, quận 8 có 17 trường mới được đưa vào sử dụng, nhưng đến nay chỉ có 5 trường (gồm 2 trường mầm non và 3 trường tiểu học) kịp đón HS vào đầu năm học. Những công trình còn lại có khả năng phải chờ đến năm sau mới có thể hoàn thành. Tương tự, một số trường khác ở Q.10, Q.11 vẫn đang ì ạch. Một số công trình ở quận Phú Nhuận, Bình Thạnh… dự định cho khởi công xây dựng vào quý 3 năm 2010 chắc chắn không thể đón HS vào năm học này.
Thiếu chỗ học
Ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng phòng GD&ĐT Q.Thủ Đức cho biết: “Tổng số HS hiện nay trên địa bàn quận ước tính khoảng 57.000 em. Chỉ tính riêng ở khối tiểu học, tổng số HS khoảng 24.000 em, đặc biệt năm nay có hơn 7.200HS (tăng gần 1.500 em so với năm trước), nhưng vẫn không có một ngôi trường tiểu học nào được xây mới. Điều này đồng nghĩa với việc sĩ số lớp học không giảm mà có chiều hướng tăng (ở bậc tiểu học trung bình 43 HS/ lớp, còn ở bậc THCS bình quân gần 42 HS/ lớp).
Học sinh Trường Tiểu học Lý Thái Tổ phải tập thể dục giữa giờ ở hành lang. |
Còn ông Đồng Công Hiển, Hiệu trưởng Trường THCS Phước Long (Q.9), chia sẻ: “Hiện nay trường có hơn 600 HS, nhưng phần lớn các em chỉ học được một buổi/ngày. Nguyên nhân vẫn là không đủ chỗ học. Vì vậy cứ vào đầu năm học thì có khoảng 100HS xin chuyển trường. Dù trường đã tận dụng hết các phòng chức năng, phòng sinh hoạt Đoàn - Đội làm phòng học, nhưng vẫn không đủ”. Theo lý giải của thầy Hiển, từ trước đến nay, P.Phước Long A “trắng” trường tiểu học và THCS nên số HS dồn về đây.
Năm 2010, toàn TPHCM chỉ có 28 trường được xây mới, và số phòng xây xen mới có 1.059 phòng học, trong đó có hàng chục dự án trong tình trạng “treo” từ gần chục năm nay. |
Ông Hồ Hữu Phương, Tổ trưởng Tổ phổ thông, Phòng GD&ĐT Q.Bình Thạnh, cho biết: “Năm học 2010-2011, Bình Thạnh có số lượng HS vào lớp 1 hơn 6.000 em và tổng số HS ở bậc tiểu học khoảng 25.000 em, bậc THCS là hơn 18.000 em, quận có 23 trường tiểu học và 15 trường THCS thì có thể đáp ứng được đủ chỗ học của con em trên địa bàn”. Điều đáng lo ngại là phần lớn các trường đã xuống cấp nên một, hai năm tới việc đáp ứng tốt chỗ học cho con em trên địa bàn là một vấn đề rất khó. Vấn đề này theo ông Nguyễn Trọng Chức, Trưởng phòng GD&ĐT Q.Bình Thạnh thì “Chỉ có cách duy nhất là phải tăng thêm trường mới, nâng cấp trường cũ mới đáp ứng chỗ học tốt cho HS. Muốn làm được điều này thì các dự án xây trường phải sớm hoàn thành”. Tại Q.4 hiện nay còn khá nhiều trường ọp ẹp. Trường Tiểu học Xóm Chiếu, sau khi đã được duyệt dự án xây dựng từ năm 2006 đến nay vẫn lặng im do công tác giải phóng mặt bằng chưa xong. Cô Nguyễn Thị Mai Trinh, Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ: “Trước đây, quận 4 có hai trường tiểu học yếu kém là Xóm Chiếu và Cây Bàng. Bước vào năm học mới, Trường Tiểu học Cây Bàng đã được giải thể chỉ còn lại Trường Xóm Chiếu. Hiện vẫn chưa biết đến khi nào trường mới được khởi công xây mới”.
Trường còn treo, trò tiếp tục trèo
Năm học này, các học sinh của Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (quận 8), “ngôi trường không chạm đất” tiếp tục phải trèo mỗi buổi học bởi dự án xây trường mới còn vướng bận giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Ngọc Giầu, Hiệu trưởng Trường tâm sự: “Theo quy hoạch mới của quận 8, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ sẽ được xây mới trên đất thu hồi 6 kho của Bến Bình Đông với diện tích 6.000m2. Nhà trường chúng tôi rất mừng và chờ đợi nhưng dự án đến bây giờ vẫn “đắp chiếu” vì thu hồi chưa được. Trước mắt, để chuẩn bị cho năm học mới, trường được cấp một khoản kinh phí để sơn sửa và nâng cấp”. Điều này cũng đồng nghĩa là HS ở trường tiếp tục phải “trèo” lên các tầng trên để học như mọi năm. |
Theo Q.H
Tiền Phong
Tiền Phong