Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.
UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 Quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố.
Theo đó, đối với công trình có nguồn gốc là biệt thự cũ (đã xây dựng trước năm 1975): phải có văn bản chấp thuận phá dỡ công trình cũ để xây dựng mới của Ủy ban nhân dân thành phố trên cơ sở tờ trình của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, cho đến khi có quy định về quản lý quy hoạch xây dựng đối với nhà biệt thự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Riêng dự án phát triển nhà ở (trường hợp không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng), chủ đầu tư phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Bản vẽ thiết kế để xét cấp giấy phép xây dựng phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 6 của Quy định này, trong đó xác định rõ vị trí xây dựng, lộ giới, chỉ giới xây dựng, ranh giới thửa đất, cấp công trình; phù hợp Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, quy định về kiến trúc và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Đối với việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, từ 03 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu ảnh hưởng đến di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện.
Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Bên cạnh những quy định về hồ sơ, quyết định trên còn hướng dẫn cụ thể những hồ sơ, giấy tờ cần thiết để được cấp phép xây dựng (kể cả những dự án, nhà ở cấp giấy chứng nhận trước và sau 30/4/1975).
Riêng dự án phát triển nhà ở (trường hợp không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng), chủ đầu tư phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Bản vẽ thiết kế để xét cấp giấy phép xây dựng phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 6 của Quy định này, trong đó xác định rõ vị trí xây dựng, lộ giới, chỉ giới xây dựng, ranh giới thửa đất, cấp công trình; phù hợp Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, quy định về kiến trúc và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Đối với việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, từ 03 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu ảnh hưởng đến di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện.
Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Bên cạnh những quy định về hồ sơ, quyết định trên còn hướng dẫn cụ thể những hồ sơ, giấy tờ cần thiết để được cấp phép xây dựng (kể cả những dự án, nhà ở cấp giấy chứng nhận trước và sau 30/4/1975).
K.T
Theo UBND Tp.HCM