TP Hồ Chí Minh trong đợt bùng phát dịch thứ 3: Dù lo lắng nhưng người dân vẫn bình tĩnh đối mặt

Người dân TP HCM mang khẩu trang nơi công cộng. .
Người dân TP HCM mang khẩu trang nơi công cộng. .
(PLVN) - Những ca lây lan cộng đồng mới đây đã làm xáo trộn sự bình yên của hơn 80 ngày không có dịch. Chính quyền, người dân cũng nhiều kinh nghiệm và bình tĩnh hơn trong đối phó đợt dịch mới.

Tăng tính răn đe, ngăn ngừa hành vi vô ý thức

Quyết định khởi tố nam tiếp viên hàng không do những vi phạm trong việc cách ly y tế phòng ngừa Covid-19 đã được công an TPHCM đưa ra nhanh chóng sau khi đợt dịch thứ 3 có nguy cơ bùng phát vì những hành vi thiếu trách nhiệm, vô ý thức của anh này.

Nhìn vào lịch trình di chuyển, tiếp xúc của nam tiếp viên hàng không và lịch trình của hàng loạt bệnh nhân F1, F2 của nam tiếp viên này, người ta không khỏi lo ngại cho một đợt bùng phát dịch mới. Sự thấm thía hậu quả về kinh tế, xã hội, sức khỏe của hai đợt dịch trước càng khiến cho cả cộng đồng hiểu rằng, chỉ có chủ động, bình tĩnh và nghiêm túc ứng phó dịch bệnh mới có thể cùng nhau tiếp tục vượt qua mối nguy trước mắt.

Chính vì thế, hành vi xử lý nghiêm lần này đối với người gây lây lan dịch bệnh của cơ quan công an là hết sức hợp lý và cần thiết.

Ở đợt dịch bùng phát mạnh mẽ lần thứ nhất, sự chủ quan, không khai báo y tế thành thật của bệnh nhân số 17 đã dẫn đến bao hậu quả nghiêm trọng: Giãn cách xã hội trên toàn quốc, kinh tế ngưng trệ, các hoạt động văn hóa, giải trí, thể thao tạm ngưng, du lịch vắng bóng, không ít người kinh doanh phá sản, nhiều người dân lâm cảnh thất nghiệp…

Lần này, sự vô ý thức của bệnh nhân 1342, so ra còn đáng trách hơn bệnh nhân số 17. Trong trung tâm cách ly, anh này đã di chuyển sang khu vực cách ly của tổ bay khác, tiếp xúc gần với một tiếp viên mắc Covid, lây nhiễm bệnh từ đó.

Trở về cách ly tại nhà, anh này không chỉ không tuân thủ nguyên tắc cách ly an toàn mà liên tục di chuyển đến các địa điểm tập trung đông người để ăn uống, đi học tại trường Đại học. Tại nhà còn tụ tập bạn bè, người thân, dẫn đến các F1 này đi khắp nơi, gây nên đợt bùng phát dịch thứ 3 với hàng ngàn F2, F3 đang được cách ly, chờ kết quả xét nghiệm.

4 trường Đại học lớn tại TPHCM có sinh viên bị cách ly tập trung, tạm ngưng học tập, đóng cửa kí túc xá nội trú. 3 trường tiểu học khác cũng phải cho học sinh nghỉ học vì cô giáo tiếp xúc với người nghi nhiễm. TPHCM phong tỏa nhiều khu vực, hơn 500 người dân bị “nhốt” trong nhà tạm thời, không thể sinh hoạt bình thường, không thể học tập, làm việc… 

Đến 3/12 TP.HCM đã lấy mẫu xét nghiệm 2.244 người có liên quan, trong đó có 1.632 người có kết quả âm tính, 612 người chưa có kết quả (trong đó có 11 ca F1). Kết quả xét nghiệm chưa phát hiện ca nhiễm mới. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đánh giá “nguy cơ lây nhiễm rất cao”. TPHCM đã lên sẵn phương án giãn cách từng khu vực nếu số lượng lây lan trong cộng đồng tăng cao. 

Nhiều người lo lắng Tết Nguyên đán sắp đến, đợt dịch này sẽ xáo trộn xã hội, ảnh hưởng đến công ăn việc làm, không biết có thể có một cái Tết ấm no, bình an như kì vọng?

Bình tĩnh cùng nhau vượt khó

Có thể thấy, trong đợt dịch bùng phát lần này, cách phản ứng của người dân đã thay đổi không ít. Ở đợt dịch bùng lần thứ nhất, bệnh nhân số 17 không bị xử lý hình sự, nhưng cô đối mặt với không biết bao lời nguyền rủa, chỉ trích, chửi bới của cư dân mạng và người dân.

Đến trường hợp nam tiếp viên hàng không, bệnh nhân 1342, có thể thấy cách phản ứng của dư luận đã rất khác. Không nhiều lời chửi rủa, ném đá, đe dọa. Chỉ có sự đồng lòng yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm. Và kết quả là xử lý hình sự nhanh chóng để tăng tính răn đe. 

Từ những tháng trước, TP.HCM đã luôn khuyến cáo người dân mang khẩu trang ra đường đồng thời tăng các chế tài xử phạt hành vi không mang khẩu trang nơi công cộng. Kết quả là ý thức của người dân phần nào được nâng cao, tạo được thói quen mang khẩu trang thường xuyên.

Tại một số trung tâm thương mại lớn ở TPHCM như Giga Mall, Vincom, ngay trong thời điểm bình yên không có dịch vẫn có lực lượng bảo vệ yêu cầu khách mua sắm mang khẩu trang, rửa tay, đo thân nhiệt. Thậm chí Giga Mall có quy định không cho phép khách vào mua sắm tại trung tâm này nếu không đeo khẩu trang.

Những ngày này, tại TP.HCM ghi nhận tình hình đa số người dân tự giác mang khẩu trang nơi công cộng. Trên đường phố, tại chợ, các khu vực tập trung đông người. Trên xe bus, taxi, xe công nghệ, các hành khách và bác tài cũng chủ động trang bị khẩu trang, nước rửa tay để phòng dịch.

Bác tài Trần Văn Đào, ngụ quận Gò Vấp, tài xế xe công nghệ Be cho biết, trước đó, anh đã luôn tuân thủ mang khẩu trang khi lái xe chở khách. Từ khi có thông tin về đợt dịch mới, anh trang bị thêm nước rửa tay đồng thời luôn nhắc khách hàng lên xe phải mang khẩu trang, bác tài này còn chuẩn bị cả khẩu trang cho khách hàng quên đem theo.

Đợt bùng phát dịch mới mang theo nhiều lo lắng, vì người dân đã “thấm thía” hậu quả đáng ngại của những đợt dịch trước. Mối lo ấy chính đáng, nhưng nó không đi kèm nỗi sợ hãi. Bởi giờ đây, sau nhiều đợt dập dịch hiệu quả, người dân đã đặt niềm tin ở Nhà nước, ở cơ quan phòng chống dịch. Cạnh đó, bản thân người dân cũng đã nâng cao ý thức phòng dịch, chủ động phối hợp cùng cơ quan chức năng. 

Cả nước đang “nín thở” chờ tình hình sắp tới. Tin rằng, với kinh nghiệm thực chiến, nâng cao ý thức, bình tĩnh đối mặt của các cơ quan ban ngành lẫn người dân, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh sẽ vượt qua mọi khó khăn trước mắt, dù nhỏ hay lớn. 

Nhiều lo ngại hiện hữu

Rút kinh nghiệm từ TPHCM, hiện nhiều thành phố lớn khác trên cả nước đã tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là công tác cách ly.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ra công điện mới về tăng cường kiểm tra các khu cách ly tập trung và giám sát chặt chẽ việc cách ly tại nhà, yêu cầu mọi trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý và tại một số cơ sở cách ly dân sự đủ điều kiện do các địa phương quản lý. 

Tuy nhiên, theo ông Trương Quang Việt, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, việc giám sát cách ly các cá nhân ở các tổ chức quốc tế và đoàn ngoại giao là rất khó. Ngày càng phổ biến việc một số đoàn ngoại giao, khách quốc tế đề nghị miễn xét nghiệm cho trưởng đoàn và một số thành viên trong đoàn.

Còn bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết nguy cơ xâm nhập Covid-19, từ các chuyến bay nhập cảnh, và số lượng ca dương tính chuyên gia được giải cứu về trong hơn 1 tháng nay có dấu hiệu gia tăng. Tỷ lệ số ca mắc mới ở các nước cũng đang gia tăng. Nếu chủ quan thì việc xảy ra lây lan dịch bệnh là rất cao.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.