TP HCM nắng nóng gay gắt, chuyên gia nhi 'mách' cách chăm sóc trẻ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bác sĩ Trương Thị Ngọc Phú, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM thông tin đến phụ huynh các bệnh thường gặp và những lưu ý trong chăm sóc trẻ khi thời tiết nắng nóng.

Sức khỏe của trẻ nhỏ luôn chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết. Tỉ lệ lượng nước trong cơ thể cũng như hệ miễn dịch của trẻ khác với người lớn nên thời tiết nắng nóng làm cho cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt, trẻ dễ bị mất nước kèm mất điện giải là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút tấn công.

Theo bác sĩ Trương Thị Ngọc Phú, ba nhóm bệnh thường gặp ở trẻ trong thời gian này, gồm: các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hoá, ngộ độc thức ăn; bệnh hô hấp do các loại siêu vi; và phổ biến không kém là các bệnh viêm da, nhọt da. Bởi thời điểm này, nhiệt độ và độ ẩm tăng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh tăng sinh, phát triển.

Bác sĩ Phú khuyến cáo, phụ huynh cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất, nhiều vitamin có trong trái cây. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga. Chế biến và bảo quản thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cần tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giúp loại bỏ những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ đôi bàn tay bé. Phụ huynh nên lưu ý tiêm vaccine đầy đủ cho con trẻ, đây chính là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Song song đó, mỗi gia đình nên giữ môi trường sống trong lành nhằm hạn chế sự lây lan các bệnh lý truyền nhiễm.

Ngoài ra, thời tiết oi bức nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát. Trẻ có thể bị say nắng nếu tham gia các hoạt động ngoài trời quá lâu, khiến cơ thể bị mất nước và muối khoáng qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở.

Ngay khi phát hiện trẻ bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.