Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khuyên Mỹ “không nên chứa chấp kẻ khủng bố”

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
(PLO) - Trong một cuộc phỏng vấn với hãng Reuters trong tuần vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói với phóng viên rằng, Hoa Kỳ không nên chứa chấp đối tượng khủng bố như giáo sĩ Fethullah Gulen.

Mỹ không nên chứa chấp khủng bố 

Hãng tin Reuter cho biết, ông Fethullah Gulen hiện đang sống lưu vong ở Pennsylvania kể từ năm 1999  và đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ rằng ông có dính líu đến vụ đảo chính hồi tháng 7 tại nước này. Luật sư của giáo sĩ này cũng nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thân chủ của mình có liên quan tới vụ đảo chính hồi tháng trước. 

Còn về phía Washington dường như làm cho Thổ Nhĩ Kỳ thất vọng khi nói rằng sẽ dẫn độ ông Gulen chỉ khi nào Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp bằng chứng một cách rõ rằng liên quan đến cuộc đảo chính ở nước này. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là đồng minh chiến lược và đối tác quan trọng của nước này trong khối NATO.

Phía Mỹ cho rằng, bất cứ đề nghị dẫn độ nào là một quy trình pháp lý lâu dài, đòi hỏi bằng chứng cụ thể về sự tham gia trực tiếp của Giáo sỹ Gulen (vì chỉ có toà án Mỹ mới có thể dẫn độ giáo sỹ Hồi giáo gốc Thổ này căn cứ vào chứng cứ thu thập được) đồng thời đòi hỏi sự cam đoan rằng ông Gulen có thể được xét xử công bằng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Erdogan thì lại cho rằng, phía Washington “không có lý do” để giữ ông Gulen, người mà trước đây từng là đồng minh của Tổng thống Erdogan, nhưng lại trở thành kẻ xây dựng mạng lưới đảo chính trong lực lượng sĩ quan phản loạn trong nhiều thập kỷ qua.

Trong một cuộc phỏng vấn bên lề tại cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới ở Liên Hợp quốc (LHQ), ông Erdogan cho hay: “Nếu như Mỹ là đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ và là đối tác trong NATO thì tốt nhất Mỹ không nên chứa chấp một kẻ khủng bố như Gulen”. Trước đó, ông Erdogan cũng đã đưa ra lời khuyến cáo với Mỹ rằng: “Sớm hay muộn, Mỹ phải lựa chọn: Thổ Nhĩ Kỳ hay FETO (Tổ chức Khủng bố Fethullah)”.

Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ dẫn độ Giáo sỹ Gulen, người được cho là đứng đầu một mạng lưới toàn cầu các trường học, các tổ chức từ thiện và doanh nghiệp. Thổ Nhĩ Kỳ buộc tội phong trào Gulen đang xâm nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ với mưu đồ thành lập “một nhà nước song song”. Do vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai chiến dịch “thanh lọc” trên quy mô lớn.

Không chỉ Tổng thống Erdogan phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Anadolu ở thủ đô Ankara, Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag nhấn mạnh: “Nếu Mỹ không giao nộp giáo sĩ Fethullah Gulen thì họ sẽ đánh mất mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì một kẻ khủng bố”. Ông Bozdag cũng đặt ra câu hỏi về việc Mỹ sẽ phản ứng thế nào trong trường hợp có một đối tượng gây bạo loạn hoặc tấn công khủng bố tại Mỹ nhưng lại được Thổ Nhĩ Kỳ “chứa chấp”.

“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có âm mưu ám sát ông Obama khi ông ấy đang đi nghỉ với vợ và con mình, Nhà Trắng bị dội bom, xe tăng chèn qua người dân, binh lính bắn người dân từ trên trực thăng và kẻ khủng bố chủ mưu lại ở Thổ Nhĩ Kỳ?”.

Bộ trưởng Bozdag cũng cho biết thêm rằng, tư tưởng phản đối Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vấn đề dẫn độ Giáo sĩ Gulen đang lên đến đỉnh điểm. Cũng như nhiều lần trước đó, Ankara tiếp tục hối thúc Washington nhanh chóng dẫn độ giáo sĩ này về nước để xét xử.

Không chỉ yêu cầu Mỹ không được chứa chấp giáo sĩ Gulen, Tổng thống Erdogan còn kêu gọi các nhà lãnh đạo của các nước thuộc LHQ phải có các biện pháp nhằm chống lại “mạng lưới khủng bố” của Giáo sĩ Gulen- người được cho là đe dọa đến an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.

“Tôi đứng đây và kêu gọi tất cả bạn bè các nước phải nhanh chóng có những biện pháp cần thiết để chống lại tổ chức khủng bố Gulenist, đó là điều kiện cho  sự an toàn cho chính các bạn và tương lai của các quốc gia của các bạn”, ông Erdogan nói. “Theo những  gì mà chúng tôi đã vừa trải qua, nếu như các nước không chống lại Gulenist ở giai đoạn này thì rất có thể sau này sẽ không còn cơ hội”. 

Tiếp tục các cuộc thanh trừng 

Cũng liên quan đến vụ đảo chính hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét kéo dài tình trạng khẩn cấp trên khắp đất nước từ 1-3 tháng. Tổng thống Erdogan cho hay, “Việc này là cần thiết, và thời gian có thể còn kéo dài hơn nữa bởi người của Gulen đã thâm nhập khắp mọi nơi trên đất nước... chúng tôi sẽ tiếp tục để xác định và bắt giữ những kẻ có âm mưu đảo chính và  kéo dài tình trạng khẩn cấp sẽ giúp quá trình này được thực thi một cách hiệu quả nhất”. 

Trong khi ông Erdogan đòi kéo dài tình trạng khẩn cấp thì các nhà phê bình nói rằng, việc mở rộng tình trạng khẩn cấp sẽ giúp cho Tổng thống Erdogan mở rộng quyền lực của mình để hạn chế các quyền tự do, đồng thời để ông có thể bỏ qua quốc hội mà nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm đối phó với phe đối lập của mình. Được biết, cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sa thải hoặc đình chỉ hơn 100.000 binh sĩ, cảnh sát và công nhân viên chức kể từ cuộc đảo chính không thành công vì nghi ngờ họ có  liên quan đến Gulen và hiện có ít nhất 40.000 đã bị giam giữ.

Trong tuần vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp tục sa thải 28.000 giáo viên và đình chỉ khoảng 9.500 người khác với cáo buộc có liên hệ với chủ nghĩa khủng bố. Phát biểu trong cuộc họp Nội các ngày 19/9, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli cho biết, giới chức nước này đang tiếp tục điều tra những trường hợp giáo viên bị đình chỉ và cho rằng đây là một phần trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Canikli cho biết thêm, đây là một phần của cuộc chiến chống khủng bố, các biện pháp cần thiết đã được thực hiện đối với các giáo viên và công chức để điều tra, xem xét một cách công bằng về mức độ liên quan đến các tổ chức khủng bố. Minh chứng rằng, đã có 455 giáo viên được khôi phục công việc sau khi nhà chức trách hoàn tất điều tra. Tuyên bố của Phó Thủ tướng Canikli đưa ra vào đúng ngày năm học mới bắt đầu tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Phe đối lập phản đối 

Những người đứng đầu phe đối lập với chính quyền của ông Erdogan trong tuần qua cũng đã có những cuộc biểu tình khi cho rằng, hành động này của ông Erdogan khiến hàng chục ngàn người phải chịu đựng những bất công trong cuộc thanh trừng chính phủ sau khi cuộc đảo chính thất bại và những người này sẽ thiết lập một nhóm đặc biệt để giúp đỡ những người dân khốn khổ . 

Thủ lĩnh đảng đối lập PKK Kemal Kilicdaroglu đã lên tiếng phản đối với những hành động của chính phủ Erdogan rằng, “bất cứ ai cũng có thể bị giam giữ nếu bị nghi ngờ có liên quan đến FETO. Điều đó là bất công, chính phủ cần phải xác định lại những tiêu chí khách quan để tránh liên lụy tới người vô tội”. Rất có thể ý kiến của ông Kilicdaroglu sẽ khiến ông Erdogan không hài lòng và đe dọa đến sự thống nhất giữa các đảng của đất nước này.

Tuy nhiên, ông Kilicdaroglu vẫn nói thêm rằng: “Chúng tôi thành lập một nhóm để bảo vệ những nạn nhân của FETO. Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, cho đến nay đã có tới 25.000 người phải chịu những bất công và đau khổ vô cớ từ chính quyền của ông Erdogan”. 

Một số đồng minh phương Tây và một số tổ chức nhân quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc hành động của chính quyền Erdogan là lợi dụng cuộc đảo chính để thanh trừng và củng cố quyền lực cho chính mình. Phía EU cũng lên tiếng chỉ trích, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ lại cáo buộc EU không đủ tiêu chuẩn để chỉ trích, bởi EU đã từ chối trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực trong hàng thập kỷ để gia nhập khối nhưng vẫn không được chấp nhận. Liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, ông Erdogan cho rằng: “Thổ Nhĩ Kỳ đã giữ lời hứa với EU trong tiến trình trở thành thành viên của tổ chức này. Đây là một tiến trình mang tính 2 chiều và EU cần phải thực hiện lời hứa của mình. Chúng tôi chờ đợi sự chân thành từ EU”.

Cho tới nay, cuộc đảo chính do lực lượng quân đội tiến hành nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan nổ ra vào đêm 15/7 đã khiến 270 người thiệt mạng. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng trấn áp cuộc đảo chính và lập lại trật tự tại hai thành phố lớn là Ankra và Istanbul.

Bộ trưởng Tư pháp Bozdag xác nhận, tính đến thời điểm hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức bắt giữ 16.000 người dính líu tới đảo chính. Ngoài ra còn có 26.000 người khác đang bị tạm giam chờ điều tra. Chính quyền cũng đã đóng cửa 15 trường đại học và khoảng 1.000 trường trung học liên quan đến Gulen. Việc đóng cửa khiến cho khoảng 200.000 sinh viên rơi vào tình trạng lấp lửng học, tự tìm hiểu tài liệu để có thể tiếp tục quá trình học. Ankara cũng đã sa thải hàng nghìn thẩm phán, giáo viên và nhân viên quân đội. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.