Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã ký thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới với Mỹ, không lâu sau khi văn kiện này được cả hai viện của quốc hội Nga tán thành.
Phát hiểu trước Hội đồng An ninh, ông Medvedev gọi việc ký thông qua START mới là sự kiện rất quan trọng đối với cả nước Nga, căn cứ vào những thoả thuận giữa Nga và Mỹ.
Như vậy, Hiệp ước START mới đã được phê chuẩn trên cả hai bờ đại dương. Sau khi Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ trao đổi văn bản được phê chuẩn, Hiệp ước START mới sẽ đi vào hiệu lực. Quá trình chuẩn bị thỏa thuận song phương kéo dài ít hơn 2 năm, là thời hạn ngắn kỷ lục đối với những văn kiện tương tự.
Các đại biểu Quốc hội Nga đã sớm hoàn tất cuộc thảo luận về văn bản Hiệp ước và quy định thủ tục bỏ phiếu về sự phê chuẩn. Còn các đồng nhiệm Mỹ thì đã nhân vấn đề này để nâng cao chỉ số uy tín chính trị.
Khi phê chuẩn Hiệp ước START, Quốc hội Mỹ đã đưa sửa đổi rằng sẽ không thể cắt nghĩa Hiệp ước này như là phương tiện tác động vào kế hoạch thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nghị quyết của Quốc hội Nga về phê chuẩn Hiệp ước START mới nhận định rằng, hành động đơn phương của Mỹ trong lĩnh vực thành lập hệ thống NMD phạm vi toàn cầu có thể buộc Matxcơva ra khỏi hiệp ước này.
Theo Hiệp ước START mới, mỗi bên sẽ cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược của mình theo cách để qua 7 năm, con số vũ khí sẽ không quá 700 đơn vị tên lửa liên lục địa, tên lửa đạn đạo của tàu ngầm, máy bay ném bom hạng nặng, và 1.550 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện này. Hiệp ước cũng quy định nhất thiết giảm mức ngưỡng con số phương tiện mang xuống hơn 2 lần - đến 800 đơn vị - và dự trù sự kiểm tra lẫn nhau với các kho hạt nhân của mỗi bên. Trên thực tế, chỉ có phía Mỹ phải cắt giảm một phần kho vũ khí, còn phía Nga thì chưa lên mức ngưỡng như vậy.
Hiệp ước START mới có ý nghĩa quan trọng vì hai nước đạt tới sự cân bằng và ngăn chặn được vòng mới cuộc chạy đua vũ trang.
Phát hiểu trước Hội đồng An ninh, ông Medvedev gọi việc ký thông qua START mới là sự kiện rất quan trọng đối với cả nước Nga, căn cứ vào những thoả thuận giữa Nga và Mỹ.
Như vậy, Hiệp ước START mới đã được phê chuẩn trên cả hai bờ đại dương. Sau khi Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ trao đổi văn bản được phê chuẩn, Hiệp ước START mới sẽ đi vào hiệu lực. Quá trình chuẩn bị thỏa thuận song phương kéo dài ít hơn 2 năm, là thời hạn ngắn kỷ lục đối với những văn kiện tương tự.
Các đại biểu Quốc hội Nga đã sớm hoàn tất cuộc thảo luận về văn bản Hiệp ước và quy định thủ tục bỏ phiếu về sự phê chuẩn. Còn các đồng nhiệm Mỹ thì đã nhân vấn đề này để nâng cao chỉ số uy tín chính trị.
Khi phê chuẩn Hiệp ước START, Quốc hội Mỹ đã đưa sửa đổi rằng sẽ không thể cắt nghĩa Hiệp ước này như là phương tiện tác động vào kế hoạch thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nghị quyết của Quốc hội Nga về phê chuẩn Hiệp ước START mới nhận định rằng, hành động đơn phương của Mỹ trong lĩnh vực thành lập hệ thống NMD phạm vi toàn cầu có thể buộc Matxcơva ra khỏi hiệp ước này.
Theo Hiệp ước START mới, mỗi bên sẽ cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược của mình theo cách để qua 7 năm, con số vũ khí sẽ không quá 700 đơn vị tên lửa liên lục địa, tên lửa đạn đạo của tàu ngầm, máy bay ném bom hạng nặng, và 1.550 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện này. Hiệp ước cũng quy định nhất thiết giảm mức ngưỡng con số phương tiện mang xuống hơn 2 lần - đến 800 đơn vị - và dự trù sự kiểm tra lẫn nhau với các kho hạt nhân của mỗi bên. Trên thực tế, chỉ có phía Mỹ phải cắt giảm một phần kho vũ khí, còn phía Nga thì chưa lên mức ngưỡng như vậy.
Hiệp ước START mới có ý nghĩa quan trọng vì hai nước đạt tới sự cân bằng và ngăn chặn được vòng mới cuộc chạy đua vũ trang.
Theo Hà Khoa
Dân Trí