Tổng đình công làm tê liệt Hi Lạp

Hi Lạp đang đối mặt với cuộc tổng đình công trên toàn lãnh thổ trong ngày hôm qua 5-5 khi công đoàn nước này đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình phản đối các kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của chính phủ.

Hi Lạp đang đối mặt với cuộc tổng đình công trên toàn lãnh thổ trong ngày hôm qua 5-5 khi công đoàn nước này đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình phản đối các kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của chính phủ.

[links()]

Hầu hết xe lửa, máy bay và phà ngừng hoạt động khi các công nhân ngành vận tải gia nhập cuộc đình công 48 tiếng do những nhân viên nhà nước phát động từ 4-5.

Cảnh sát xung đột với người biểu tình tại Athens ngày 4-5 - Ảnh: Reuters

Cảnh sát xung đột với người biểu tình tại Athens ngày 4-5 - Ảnh: Reuters

Các biện pháp kinh tế khắc khổ của chính phủ đổi lấy gói cứu trợ 110 tỉ euro (142,7 tỉ USD) từ cộng đồng quốc tế đã gây ra sự phẫn nộ lan rộng trong dân chúng.

Quốc hội Hi Lạp dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng vào cuối tuần này, bao gồm phong tỏa lương, cắt giảm tiền hưu trí và tăng thuế. Nhà nước đặt mục tiêu cắt giảm 30 tỉ euro (38,9 tỉ USD) chi tiêu trong vòng ba năm tới, để giảm thâm hụt ngân sách, hiện là 13,6%, xuống mức 3% GDP vào năm 2014. Cuộc tổng đình công này là lần thứ ba cả nước Hi Lạp xuống đường trong vòng ba tháng.

“Có nhiều cách khác mà chính quyền có thể làm, trước khi cướp đi khoản lương của những người chỉ nhận 500 euro (648 USD) mỗi tháng” - BBC dẫn lời Spyros Papaspyros, lãnh đạo công đoàn của các nhân viên nhà nước ADEDY.

BBC mô tả các chuyến bay đến và rời khỏi Hi Lạp đều ngừng cất cánh. Xe lửa và phà không hoạt động trong sáng ngày 5-5. Các bệnh viện, trường học và nhiều công sở cũng đóng cửa.

Một cuộc tuần hành khổng lồ sẽ diễn ra ở trung tâm Athens và nhiều thành phố khác. Trước đó, ngày 4-5, hàng ngàn giáo viên và học sinh đã tuần hành qua trước tòa nhà quốc hội, mang theo cờ đen và băng rôn phản đối chính quyền. Nhìn chung các vụ tuần hành diễn ra trong hòa bình, nhưng một số va chạm đã xảy ra gần tòa nhà quốc hội, khi những người phản đối ném đá vào cảnh sát và bị đáp trả bằng súng phun khí cay.

Trong lúc đó, quốc hội Đức đang bắt đầu xem xét các gói cứu trợ cho Hi Lạp. Thủ tướng Angela Merkel sẽ phải bảo vệ quyết định tham gia vào thỏa thuận nói trên của chính quyền Berlin, dự kiến sẽ là nhà tài trợ lớn nhất cho các khoản vay của Athens.

Liên minh châu Âu (EU) đồng ý đóng góp 80 tỉ euro (103,8 tỉ USD) trong gói cứu trợ nói trên, phần còn lại là của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên, để khoản tiền trên có thể được giải ngân, nó sẽ phải được thông qua ở các nghị viện của 15 nước thuộc nhóm sử dụng đồng euro.

Đánh giá thấp chỉ số tin cậy

Ngày 4-5, Hội đồng châu Âu (EC) đã yêu cầu các tổ chức đánh giá tín dụng phải cẩn trọng trước khi đánh giá tình trạng tài chính của một quốc gia, đồng thời khẳng định sẽ điều tra công việc của các tổ chức này và thành lập một cơ quan riêng để đưa ra các đánh giá. Nhiều quan chức EC đã chỉ trích các tổ chức đánh giá tín dụng tư nhân quá khắt khe khi hạ thấp chỉ số tin cậy của Hi Lạp đẩy nước này vào tình cảnh đổ vỡ về tài chính.

“Tôi cho rằng chúng ta phải tiến xa hơn để xem xét các ảnh hưởng trong việc đánh giá tổng thể hệ thống tài chính và kinh tế. Quyền lực của những tổ chức này rất đáng kể không chỉ với các công ty mà cả với các nhà nước. Đó là lý do tôi yêu cầu họ phải có trách nhiệm với những gì họ đang làm” - Reuters dẫn lời Michel Barnier, ủy viên hội đồng phụ trách tài chính, nói trước Nghị viện châu Âu.

Với việc hiện chỉ có ba công ty chiếm vai trò chủ đạo trong việc xếp hạng độ tin cậy tài chính trên toàn cầu, Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch, Barnier nói ông đang xem xét ý tưởng thành lập một cơ quan mới để đánh giá các quốc gia.

Jean-Pierre Jouyet, người đứng đầu cơ quan giám sát thị trường chứng khoán Pháp AMF, nói ông ủng hộ ý tưởng trên, nhưng tổ chức mới nên mang tính quốc tế, chứ không chỉ là của riêng châu Âu. Standard & Poor’s và Moody’s đều là những công ty Mỹ. Fitch, dù do tập đoàn Fimalac của Pháp sở hữu, cũng bị coi là công ty Mỹ do có cơ quan điều hành chính đặt ở New York.

Theo Tuổi trẻ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.