Tôn vinh pháp luật nhìn từ một đạo luật giải phóng sức dân

Tôn vinh pháp luật nhìn từ một đạo luật giải phóng sức dân
(PLO) - Luật Doanh nghiệp (Luật DN) khi được ban hành vào năm 1999 đã tạo nên cuộc “bùng nổ” sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước. Từ đây, có thể nói giới doanh nhân thấm thía hơn ai hết về sức mạnh vô giá của những điều luật có tác dụng đặt nền tảng cho sự phát triển. Nhân dịp Nhà nước long trọng công bố Ngày Pháp luật 9/11, cùng nhìn lại bước đột phá ngoạn mục mà pháp luật đã mang đến cho nền kinh tế. 
Từ “làm điều luật cho phép” đến “làm điều luật không cấm”
Thời điểm năm 1999 trở về trước, giấy phép kinh doanh vẫn còn là “hòn đá tảng” đối với quyền tự do kinh doanh của người dân. Vào thời điểm đó, chính giấy phép các loại dưới nhiều hình thức khác nhau  là công cụ thực hiện phương thức quản lý theo phương châm “DN chỉ được làm những gì mà cơ quan nhà nước cho phép”.  Luật DN năm 1999, và sau này là Luật DN năm 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006) đã được ví như một “đạo luật giải phóng sức dân”. “Mấu chốt” được giới doanh nhân ghi nhớ đó là cuộc cách mạng về tư duy, chuyển hướng sang phương châm “công dân được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. 
Từ phương thức quản lý cũ theo kiểu “năng lực quản lý đến đâu thì mở đến đó”, chúng ta từng bước chuyển sang “năng lực quản lý phải được xây dựng, tăng cường đủ mức thúc đẩy và quản lý được quá trình phát triển”. Phương thức quản lý “tiền kiểm” cũng dần được chuyển sang phương thức “hậu kiểm”. 
Sau khi Luật DN ra đời, từ năm 2000-2005 đã có 160.752 DN đăng ký kinh doanh, nhiều gấp 3,3 lần so với tổng số DN đăng ký thành lập giai đoạn 1991-1999, tạo thêm 2 triệu việc làm mới. Còn tới nay, DN vừa và nhỏ đã tạo ra 40% cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư tham gia đầu tư, huy động các khoản tiền đang phân tán để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Khai tử giấy phép “sáu không”
Nhờ Luật DN, hàng trăm giấy phép với đặc trưng “sáu không” đã bị khai tử, đó là  những giấy phép không minh bạch, không nhất quán, không đồng bộ, không ổn định, không khả thi và không tiên liệu được. 
Đạo luật này đã  góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, thống nhất và minh bạch, bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật kinh doanh ở nước ta…
Tinh thần ấy được tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đến nay, nhiều văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN được ban hành, tập trung vào ba nhóm văn bản có tác động lớn đến hoạt động của DN, gồm: Việc thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật DN và các đạo luật mới liên quan đến kinh doanh. Với 3 giai đoạn cải cách thủ tục hành chính, tính đến năm 2010, kết thúc giai đoạn 2 của Đề án 30 có tới 5.500 mẫu biểu được rà soát, 480 thủ tục hành chính được kiến nghị hủy bỏ; 4.146 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung... 
Trong Kế hoạch phát triển DN nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ, sẽ thành lập mới 350.000 DN mới; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; đầu tư chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo thêm 3,5 triệu đến 4 triệu việc làm mới.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).