Tòa dừng xét xử vì... người thân bị cáo truy vấn

Dưới khán phòng lớn tiếng: “Bị cáo đã đánh ai đâu mà chủ tọa “truy” như thế”. Mọi người trong khán phòng bật đứng dậy phản đối gay gắt và to tiếng đối với cách hỏi của vị chủ tọa. HĐXX phải dừng phiên xử và “rút” vào trong...

Do tòa mải quan tâm đến xét hỏi, thậm chí “truy” bị cáo, người thân và hàng xóm của các bị cáo đã phản ứng quyết liệt ngay tại phiên xử. Họ cho rằng, chủ tọa “truy” bị cáo theo chiều bất lợi. Khi xảy ra sự cố, tòa án cũng không có cán bộ đứng ra giải thích, trấn an người bức xúc...

“Nghi án cướp”

20h ngày 21/2/2010, Lê Minh Tư, Nguyễn Minh Thảo, Nguyễn Thái Dương, Trần Thanh Giãng, Hoàng Minh Phú, Trần Anh Khoa, Nguyễn Thành Đạt cùng Nguyễn Minh Trung và Đoàn Văn Tuấn chở nhau trên bốn chiếc xe gắn máy vào nhà Phạm Ngọc Đại (SN 1991) chơi. Khi chạy vào đến đầu đường ấp 1, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, gặp Đại đi bộ ra. Đại nói với những người trong nhóm rằng: Ở trong nghĩa địa có một đôi nam nữ đang ngồi.

yd
Ảnh minh họa.

Nghe vậy, Tư rủ những người trong nhóm (gồm Đại, Thảo, Giãng, Dương và Khoa) vào nơi đôi nam nữ đang ngồi “kiếm tiền” tiêu xài. Thảo đưa cho Dương một cái búa để đi chiếm đoạt tài sản. Riêng Đạt, Phú, Trung và Tuấn không nghe bàn bạc rủ nhau đi “kiếm tiền” của đôi nam nữ.

Cả nhóm vào khu vực đồi đá, đối diện nghĩa địa ấp 1, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Khi phát hiện anh Lê Văn Hà đang ngồi nói chuyện với người phụ nữ mới quen tên Hằng (không rõ lai lịch), Đại “ra hiệu” cho mọi người dừng lại.

Đại đưa cho Tư cầm búa, Đại và Phú đến hàng rào bẻ hai khúc cây điều cầm trên tay rồi cùng với Giãng, Thảo, Dương và Khoa đi vào chỗ đôi nam nữ đang ngồi. Lúc này, người phụ nữ thấy nhiều người đứng vây quanh mình và trên tay có hung khí nên hỏi: Các em muốn gì?.

 Đại nói ngay, cần hai triệu đồng. Người phụ nữ đáp, chỉ có 230.000 đồng. Đại lấy 230.000 đồng của người phụ nữ này và đưa cho Khoa, Khoa lại đưa cho Phú giấu vào trong người. Đến lúc này, Tư cầm búa hù dọa anh Hà.

Anh Hà nói: “Tôi không có tiền”. Đại tiến đến móc túi anh Hà lấy chiếc điện thoại di động rồi đưa cho Khoa giấu trong người. Còn Phú mở cốp xe của anh Hà và người phụ nữ để lục tìm tài sản nhưng không phát hiện gì rồi tất cả cùng lên xe máy tẩu thoát.

... đến bức xúc trong phiên xử

Tại phiên tòa sơ thẩm, bào chữa cho bị cáo Lê Minh Tư, Hoàng Minh Phú và Trần Thanh Giãn, luật sư Đặng Trường Thanh (Đoàn Luật sư TP.HCM) không đồng tình với cơ quan Công tố về tội danh áp dụng đối với các bị cáo.

Luật sư Thanh cho rằng, hành vi các bị cáo đe dọa dùng vũ lực nhưng không tức khắc, và cả ba bị cáo Tư, Phú và Giãng không cầm tiền, không biết điện thoại của ông Hà bị lấy lúc nào. Hơn nữa, việc chiếm đoạt điện thoại của ông Hà là hành vi độc lập của bị cáo Đại. Ngoài ra, cả ba bị cáo (Tư, Phú và Giãng) không bàn bạc với nhau.

Tư, Giãng, Phú và Khoa đều khai rằng: Bị cáo Tư không phải là người rủ rê để đi đến nơi đôi nam nữ đang ngồi tâm sự. Hành vi của các bị cáo chỉ là xin tiền, vì người bị hại trong vụ án này là người quen biết với các bị cáo, hai xe máy của đôi nam nữ không bị lấy.

Còn tại phiên xử phúc thẩm, bước vào phần xét hỏi, không khí khán phòng trở nên nặng nề, cả trăm cặp mắt chăm chú hướng về HĐXX. Căng thẳng đến mức, khi chủ tọa hỏi mẹ của bị cáo: “Bà có quan hệ gì với bị cáo”, bà lúng túng trả lời, “tôi dạy con tôi rất đàng hoàng...”. Chủ tọa truy bị cáo Tư: “Bị cáo cầm búa làm gì?”. Bị cáo Tư khai: “Bị cáo Đại đưa biểu bị cáo cầm thì cầm, chứ bị cáo cũng không biết làm gì nữa”. Chủ tọa truy tiếp: “Bị cáo có biết cầm búa đánh người khác thì hậu quả sẽ như thế nào không?”.  

Lập tức, từ phía dưới khán phòng lớn tiếng: “Bị cáo đã đánh ai đâu mà chủ tọa “truy” như thế”(?!). Mọi người trong khán phòng bật đứng dậy phản đối gay gắt và to tiếng đối với cách hỏi của vị chủ tọa. HĐXX dừng phiên xử và “rút” vào trong. Chỉ sự khéo léo, cương quyết của lực lượng cảnh sát tư pháp mới giúp bà con giảm bức xúc.

Ngay tại phiên tòa, những người dự khán bức xúc nói: “Trong vụ này, bị hại là người có thật chứ không phải bà Hằng nào đó như cáo trạng nêu. Chúng tôi không hiểu sao các cơ quan tố tụng lại không làm rõ tình tiết liên quan nhằm làm rõ các bị cáo có phạm tội cướp hay không(?) Thậm chí, nếu có bị hại tại phiên tòa, thì dù con cháu chúng tôi bị tòa xử có tội thì chúng tôi cũng bớt bức xúc”.

Vai trò quan trọng của thẩm phán khi xét xử

Một kiểm sát viên tại TP.HCM nói về văn hóa pháp đình: Việc Chủ tọa phiên tòa sa đà vào việc xét hỏi đã làm cho phiên tòa trở thành phiên tòa buộc tội không phải phiên tòa xét xử, tranh tụng mà chúng ta đang hướng tới. Như vậy cần xác định rõ hơn nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật mà Hiến pháp quy định.

Một kết quả của quá trình điều tra cuối cùng phải được đưa ra thẩm tra, xem xét đánh giá công khai tại phiên tòa. Tính khách quan, minh bạch – yếu tố quyết định nâng cao văn hóa pháp đình tại phiên tòa, do vậy cần được thể hiện rõ ràng. Phán quyết của tòa có thuyết phục hay không tùy thuộc vào chất lượng thẩm tra, đánh giá công khai các chứng cứ tại phiên tòa – Tham luận của VKSND quận 5, TP.HCM tại Hội thảo Văn hóa Pháp đình đã được TAND quận 5 tổ chức.

Còn theo thẩm phán TAND quận 5 – Lê Thị Minh Loan, thẩm phán cần có khả năng nắm bắt tâm lý, diễn biến nội tâm của đương sự, bị cáo. Đặt ra những câu hỏi trúng và đúng để đương sự, bị cáo khai đúng sự thật, làm sáng tỏ chân lý khách quan – là cơ sở để HĐXX ra bản án có lý, có tình, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trần Phong

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.