Tọa đàm 'Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và tài chính' tại Quảng Ninh

Sáng 5/10, tại Cung Quy hoạch TP Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra tọa đàm với chủ đề: “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững về kinh tế - tài chính" về 2 nội dung "Kinh tế chia sẻ" và "Tài chính"... 
Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm chuyên đề về kinh tế tài chính khu vực phía Bắc tại tỉnh Quảng Ninh năm 2019, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức.

Thông qua quá trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những lợi thế mới nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân gặp phải những thách thức rất lớn.

Các doanh nghiệp phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt và gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn trên bình diện rộng và sâu ngay cả ở thị trường trong nước, trong đó, có các doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất còn hạn chế, ít có sự liên kết với các nền kinh tế lớn. Thực tế này khiến các doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là vấn đề tài chính.

Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Đức Vinh phát biểu khai mạc Tọa đàm.
Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Đức Vinh phát biểu khai mạc Tọa đàm.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Đức Vinh cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề pháp lý trong kinh doanh, sản xuất. Đối với các doanh nghiệp nếu không kịp thời cập nhật những quy định, cơ chế, chính sách mới thì vô tình tạo nên rào cản rất lớn, bỏ qua những “ưu đãi” mà Đảng và Nhà nước dành cho doanh nghiệp…

Để các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về sự phát triển bền vững trên cơ sở thượng tôn pháp luật, và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong các quy định pháp luật mà doanh nghiệp thường gặp…, Báo Pháp luật Việt Nam quyết định chọn chủ đề của buổi tọa đàm là “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và tài chính”.

Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoàng Diệp (bên trái) tham dự Tọa đàm.
Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoàng Diệp (bên trái) tham dự Tọa đàm.

"Tọa đàm còn là nơi để các doanh nghiệp có uy tín của khu vực gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đưa ra các kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, lâu bền", Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam nói và bày tỏ. "Với tinh thần đó, tôi tin tưởng chương trình hôm nay sẽ góp một phần nhỏ vào tiến trình hợp tác và liên kết phát triển của quý doanh nghiệp trong khu vực trên tinh thần thượng tôn pháp luật".

Tọa đàm thứ nhất tập trung vào chuyên đề Kinh tế chia sẻ. Tham gia tọa đàm là TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; ông Trịnh Minh Anh – Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, TBT Tạp chí Hội nhập; Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và ông Thân Ninh Hoài – TGĐ Công ty CP Công nghệ Internet BBI Việt Nam.

TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (bên trái)
TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (bên trái)

Theo Tiến sỹ Võ Trí Thành, cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế, từ kinh tế truyền thống, nền tảng, sang thế giới số. Nền kinh tế nói chung đã và đang chuyển đổi mạnh mẽ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh tế chia sẻ.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, kinh tế chia sẻ là tất yếu, là cơ hội nhưng giai đoạn đầu sẽ ít nhiều ảnh hưởng tính nhân văn, nhân đạo của kinh tế nền tảng, kinh tế truyền thống. Bởi tính cá nhân tăng lên, tính tương tác giảm đi...

Hàng trăm đại diện các cơ quan quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận chăm chú theo dõi tọa đàm.
Hàng trăm đại diện các cơ quan quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận chăm chú theo dõi tọa đàm.

"Vấn đề cần bàn hiện nay là làm gì để tận dụng, phát huy được kinh tế chia sẻ mà vẫn đảm bảo tính văn minh, nhân văn, nhân đạo của quan hệ kinh tế nền tảng", Tiến sỹ Võ Trí Thành đặt vấn đề.

Chuyên gia Trịnh Minh Anh, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, ghi nhận, Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hơn 1 tháng nhưng Báo Pháp luật Việt Nam đã tiên phong triển khai với tọa đàm này.

Ông Trịnh Minh Anh nhận định, có thể nói tất cả loại hình kinh tế Việt Nam đều đã và đang "bước vào" kinh tế chia sẻ, điển hình là kinh doanh vận tải. Nhờ Kinh tế chia sẻ, kinh doanh vận tải đã phát triển và phát triển nhanh. Lĩnh vực thứ 2 là du lịch trực tuyến với nhiều loại hình, tuy nhiên lĩnh vực này Nhà nước chưa thu được thuế. Nhiều lĩnh vực khác tương tự...

"Việt Nam có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới. Tôi kêu gọi doanh nghiệp bước chân vào lĩnh vực này, bước vào kinh tế chia sẻ. Các doanh nghiệp hãy dám cạnh tranh, dám bước vào, dám chia sẻ để tự tạo cơ hội cho mình, vì Nhà nước đã ủng hộ", Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế nói.

Ông Trịnh Minh Anh – Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.
Ông Trịnh Minh Anh – Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cùng quan điểm với chuyên gia Võ Trí Thành và Trịnh Minh Anh. "Nói về kinh tế số thì phải có sự chia sẻ. Nếu không có sự chia sẻ thì làm gì có sự phát triển. Người dân cũng trực tiếp tham gia vào kinh tế chia sẻ", ông nói.

Ông nêu: "Nhìn vào Grab và Vinasun thấy sự lúng túng trong nhận diện mô hình kinh doanh mới. Làm sao để vừa nhận diện vừa không phủ nhận truyền thống. Nhà nước phải đảm báo công bằng, không bỏ rơi loại hình nào, để văn minh, nhân đạo, người kinh doanh được bảo vệ. Ví dụ taxe công nghệ, phải xem xét người đi xe có được đảm bảo cao nhất quyền lợi của mình không?. Cần đảm bảo sự bình đẳng của doanh nghiệp trong nền kinh tế số này".

Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trao đổi về Kinh tế chia sẻ.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trao đổi về Kinh tế chia sẻ.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh Võ Trí Thành cho biết, kinh tế số có nhiều quy luật mới, khác biệt. Cần lưu ý đầu vào sản xuất, kinh doanh khác biệt. Hiện dữ liệu quan trọng nhất không còn  là tài nguyên, nhân lực, đất đai... mà là data.

"Ai nắm được data người ấy chiến thắng. Kết nối hơn nhưng cô đơn hơn. Ông chủ facebook có thể biết tất cả chúng ta nhưng chúng ta chỉ biết một mảng của chúng ta và bạn bè trên facebook..., đấy là hạn chế với chúng ta", ông khẳng định. "Những người nắm được dữ liệu nhiều hơn có lợi thể cạnh tranh hơn chúng ta. Mỗi lĩnh vực có bao nhiêu lĩnh vực mới. Rất nhiều lĩnh vực mới ra đời... Khái niệm ngành còn giá trị nhưng đã mờ đi rất nhiều".

Cũng theo ông Võ Trí Thành, điểm dễ thấy hiện nay là chúng ta không còn nói nhiều đến doanh nghiệp đơn lẻ, doanh nghiệp theo ngành nghề mà là "đám đông công chúng", dù đám đông song tính cá thể hóa rất cao.

"Mỗi người vừa là người tiêu dùng, vừa là nhà kinh doanh. Nhiều nữ công chức bây giờ ngoài lương Nhà nước còn có thể kiếm vài chục triệu nhờ bán hàng qua mạng, nhờ ứng dụng kinh tế chia sẻ", chuyên gia nghiên cứu và quản lý kinh tế phân tích, đồng thời dự báo. "Các ngành du lịch, vận tải, game... sẽ phát triển mạnh vì dựa trên đám đông và hiệu ứng mạng lan tỏa".

Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Trịnh Minh Anh thêm thông tin, số lượng người sử dụng kinh tế trẻ rất cao, thậm chí họ còn đi trước chính sách, có khi không còn dùng phần mềm, nhất là bản tính người Việt Nam rất thông minh. "Vận tải trực tuyến sẽ phát triển rất nhanh", ông nhận định.

Ông Thân Ninh Hoài – TGĐ Công ty CP Công nghệ Internet BBI Việt Nam
Ông Thân Ninh Hoài – TGĐ Công ty CP Công nghệ Internet BBI Việt Nam

Trực tiếp tham gia kinh tế chia sẻ, ông Thân Ninh Hoài – TGĐ Công ty CP Công nghệ Internet BBI Việt Nam bộc bạch: "Nói thì hữu hình nhưng thực tế kinh tế chia sẻ rất thực tế. Việt Nam đang ở thời điểm vàng, thế hệ vàng, tiềm năng lớn. Nếu Việt Nam không khai thác thì quốc gia khác sẽ "nhảy vào" khai thác.

Đôi khi doanh nghiệp như chúng tôi chỉ làm những vieevj pháp luật không cấm, nhà nước không cấm. BBI đang tận dụng dữ liệu lớn, nơi nào có nhiều khách hàng, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, "nắm lấy".

Doanh nghiệp chúng tôi trẻ, rất mong các chuyên gia hỗ trợ giúp đỡ để hạn chế sai sót. Mấy trăm doanh nghiệp như chúng tôi ngồi đây chắc chắn sẽ giống chúng tôi, cần hỗ trợ để đi đúng hướng.

Hạn chế lớn nhất của chúng tôi trẻ quá. Khó khăn nữa là trong việc tạo được niềm tin khách hàng vì chúng tôi đón đầu, bước vào nhiều loại hình kinh doanh mới quá trong khi khách hàng chưa hình dung ra".

 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh Võ Trí Thành cho rằng, để khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trẻ phát triển, cần tư duy, thể chế thích hợp. Vấn đề quan trọng là cần thúc đẩy đổi mới, cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ "người chơi" kinh tế chia sẻ.

"Anh chị nào học AI thì ra là có việc làm, lương khởi điểm cao hơn lương khởi điểm ở những ngành nghề khác", ông Thành nói. 

Ông Võ Trí Thành cũng chia sẻ, Thủ tướng mới ban hành quyết định thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia, với những chính sách ưu đãi lớn. 

"Ban đầu Bộ Kế hoạch đầu tư vận hành nhưng sau này sẽ để doanh nghiệp vận hành. Tới đây sẽ một tỉnh miền Trung xây dựng trung tâm đào tao trí tuệ nhân tạo", ông cho biết. "Khi phát triển kinh tế chia sẻ thì hạ tầng cũng rất quan trọng, cần băng thông rộng, nhanh, dữ liệu mở và an ninh, an toàn trên mạng. Ngân hàng Nhà nước "hứa" năm nay sẽ có những chính sách tốt cho các startup và doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, chuyển đổi để ứng dụng mạnh hơn kinh tế số".

Ông Thân Ninh Hoài bày tỏ may mắn khi nói lên những tâm tư của doanh nghiệp. Theo ông Ninh, nhiều doanh nghiệp Việt chưa thực sự sống với ý tưởng, chưa lao tâm khổ tứ để thực hiện ý tưởng của mình. Ông nhắn nhủ, nếu doanh nghiệp, doanh nhân có những ý tưởng thì hãy nghiêm túc phát triển và chuẩn bị kỹ để thực hiện ý tưởng của mình"

"Nghĩ lớn, làm cụ thể và nhỏ. Gắn với khách hàng, dựa vào khách hàng. Với cách làm ấy không cần rất nhiều tiền mới chuyển đổi sang kinh tế số được", Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh khẳng định trước khi kết thúc phần tọa đàm thứ nhất.

Tọa đàm thứ 2 tập trung vào chuyên đề Tài chính. Tham gia tọa đàm là Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV; Ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch tập đoàn ADO GROUP; và Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Giám đốc thương hiệu Green Beauty.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam chia sẻ thông tin liên quan đến tài chính.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam chia sẻ thông tin liên quan đến tài chính.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV thông tin, chúng ta không thiếu nguồn vốn nhưng do nhiều lý do, doanh nghiệp chưa hoặc không tiếp cận được. "Chúng ta có 6 nguồn vay vốn nhưng chưa được tận dụng hết, thậm chí có những nguồn vốn gần như không được sử dụng", ông Lực nói.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV
TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam) cho rằng, nguồn vốn hiện nhiều nhưng vốn ngân hàng vẫn là nguồn chủ yếu, ảnh hưởng lớn nhất với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay.

Một trong những khó khăn lớn trong tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp là do hồ sơ tài chính nhiều doanh nghiệp chưa có sự rõ ràng nên không có được niềm tin của ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch tập đoàn ADO GROUP
Ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch tập đoàn ADO GROUP

Ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch tập đoàn ADO GROUP giãi bày, bất động sản là lĩnh vực rất nhiều nhà đầu tư tham gia. Nhiều đại gia Việt Nam và thế giới trưởng thành từ bất động sản. Tuy nhiên, huy động vốn trong lĩnh vực này cũng rất khó khăn.

"Để huy động vốn, không chỉ bất động sản mà doanh nghề các ngành nghề phải ý thức về mục đích, có thị trường, tạo niềm tin khách hàng... để gửi thông điệp khách hàng khách hàng đồng ý ngay", ông Hưng chia sẻ kinh nghiệm từ doanh nghiệp của mình. "Khi tạo được niềm tin cho khách hàng thì không chỉ ngân hàng mà các nhà đầu tư khác dễ sẵn sàng đầu tư vốn. "Tôi vận dụng kinh tế chia sẻ, mỗi người một ít. Nhưng quan trọng là chúng ta phải có uy tín".

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Giám đốc thương hiệu Green Beauty trao đổi tại Tọa đàm.
 Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Giám đốc thương hiệu Green Beauty trao đổi tại Tọa đàm.

Theo bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Giám đốc thương hiệu Green Beauty, kinh doanh nông sản trong bối cảnh hiện nay gặp rất nhiều thử thách, chịu nhiều cạnh tranh, đòi hỏi sự sáng tạo, nhất là những sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ nông sản.

Bản thân Green Beauty cũng gặp không ít thăng trầm trong quá trình kinh doanh, phát triển sản phẩm của mình. Doanh nghiệp đã phải loay hoay từ khâu tìm vốn đến khâu tạo sản phẩm mới và tiếp cận khách hàng. Cuối cùng, nhờ tham gia kinh tế chia sẻ và những chính sách ngày càng mở của Nhà nước, Green Beauty ổn định, kiên trì với mục tiêu của mình. 

Các nhân viên marketing của doanh nghiệp đã tiếp cận tất kênh có thể phân phối, kể cả các tiệm thuốc nhỏ lẻ,  để giới thiệu, bán phẩm đặc thù là chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

"Những doanh nghiệp như chúng tôi rất cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức tọa đàm này. Một tọa đàm với nội dung rất hữu ích, có thể giúp chúng tôi tháo gỡ những khó khăn", bà Hằng bày tỏ.

TS. Cấn Văn Lực chia sẻ thêm, hệ thống ngân hàng hiện không thể cho vay khởi nghiệp, bởi rất rủi ro. "Vậy nguồn của doanh nghiệp là các quỹ đầu tư và nguồn gia đình, bạn bè. Chúng tôi đang tư vấn để Chính phủ có cơ chế cho vay khởi nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp phải bộc bạch, minh bạch và có sản phẩm thuyết phục khách hàng", TS. Cấn Văn Lực nói.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, ghi nhận, lãi suất vốn ngân hàng đang giảm dần. Hồ sơ tài chính doanh nghiệp cũng ngày càng minh bạch hơn.

Tuy nhiên, cũng theo ông Huỳnh, ngân hàng cũng cần tăng cường nghiêp vụ để cho vay dựa trên tín chấp, vì đấy là xu hướng tất yếu. "Ngân hàng hiện dám cho vay tín chấp không? Tôi khẳng định, ngân hàng chưa dám. Ngân hàng nên tăng cường nghiệp vụ, có những cơ chế mở hơn để vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn khởi nghiệp", Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đề nghị. 

 
Tọa đàm kết thúc thành công. Đại diện Ban tổ chức tặng kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ.
Tọa đàm kết thúc thành công. Đại diện Ban tổ chức tặng kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ.

Trong 34 năm hình thành và phát triển, bên cạnh công tác làm báo, Báo PLVN luôn chú trọng tổ chức các chương trình, sự kiện, cuộc thi tìm hiểu pháp luật góp phần vào công tác truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, được Chính phủ, các bộ ban ngành và bạn đọc đánh giá cao.

Tiếp tục thực hiện vai trò, sứ mệnh là cơ quan báo chí, truyền thông về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời khơi gợi khát vọng lập nghiệp, sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng vì sự phát triển của doanh nghiệp và thiết thực thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, năm 2017, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Cuộc  thi viết Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” nhằm tuyên truyền, vận động và cổ vũ doanh nhân, doanh nghiệp áp dụng pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời tìm kiếm và biểu dương những doanh nhân, doanh nghiệp điển hình, kinh doanh thành đạt, phát triển bền vững trên trên cơ sở tôn trọng pháp luật vì sự thịnh vượng chung của đất nước.

Theo kế hoạch, trong quá trình diễn ra cuộc thi viết, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tổ chức một số cuộc tọa đàm xoay quanh chủ đề của chương trình. Năm nay, Báo PLVN đã tổ chức được 4 buổi toạ đàm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ được các doanh nhân, doanh nghiệp đánh giá cao về ý nghĩa và hiệu quả của các buổi toạ đàm.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.