Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP HCM từ 18/5 đến nay

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Từ ngày 18/5 đến hết ngày 1/6, TP HCM đã phát hiện 03 chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, với tổng số bệnh nhân là 226 ca bệnh đã được công bố.

Thông tin cụ thể các chuỗi lây nhiễm như sau:

Chuỗi lây nhiễm tại một công ty ở Quận 3

Được phát hiện ngày 18/5 gồm 2 bệnh nhân BN4514, BN4583 là đồng nghiệp làm việc trong 1 văn phòng, nơi cư trú ở quận 7 và TP. Thủ Đức.

Chuỗi lây nhiễm đã được điều tra, truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để với 193 người tiếp xúc gần, 1.380 người tiếp xúc khác, đã được cách ly y tế. Có 9.113 người được lấy mẫu xét nghiệm mở rộng tại các khu vực liên quan.

Tổng cộng thực hiện 10.686 mẫu xét nghiệm. Đến nay chưa phát hiện thêm người mắc bệnh. Kết quả giải trình tự gene hai bệnh nhân có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Án Độ).

Chuỗi lây nhiễm tại quán bánh canh ở Quận 3

Phát hiện ngày 21/5 gồm 5 trường hợp BN4780, BN4781, BN4782, BN5329, BN5463. Trong đó ngày 2/6, BN5463 đã tử vong do COVID-19 nặng trên cơ địa suy thận mạn giai đoạn cuối.

Chuỗi lây nhiễm đã được điều tra, truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để với 174 người tiếp xúc gần, 835 người tiếp xúc khác, mở rộng xét nghiệm cho 1.382 người. Tổng cộng thực hiện 2.391 mẫu xét nghiệm. Đến nay chưa phát hiện thêm người mắc bệnh.

Kết quả giải trình tự gene các bệnh nhân trong chuỗi lây nhiễm này là biến chủng B.1.1.7 (biến chủng Anh).

Ổ dịch Hội truyền giáo Phục Hưng

Phát hiện từ ngày 26/5.Qua hoạt động điều tra truy vết đồng thời thành viên của Hội nhóm cũng tự khai báo hoặc được phát hiện qua khám sàng lọc tại các bệnh viện, tính đến 06 giờ sáng ngày 02/6 tại Thành phố đã có 219 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố.

Kết quả giải trình tự gen SARS-CoV-2 của 07 người bệnh đầu tiên là hội viên Hội truyền giáo đều thuộc biến chủng Ấn Độ, B.1.617.2.

Trong Hội truyền giáo này tổng số người tham gia là 55 người, trong đó 40 người đã xác định mắc bệnh, chiếm tỉ lệ 70%. Các hội viên này sống ở 16/22 quận huyện và lây nhiễm tiếp cho các bệnh nhân tại nơi họ sống và làm việc, hình thành các ổ dịch tại 20/22 quận huyện và 6 tỉnh miền Nam (gồm Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu).

Hiện nay có một số ổ dịch đáng chú ý như: Công ty TNHH THIÊN TÚ FN ở Tân Bình có 50 bệnh nhân. BN6301 lây nhiễm cho 44 ca F1, 05 ca F2. Bệnh nhân là các nhân viên làm chung và lây lan tiếp cho người nhà.

Công ty TNHH IDS ở Tân Phú có 23 bệnh nhân. BN6787 lây nhiễm cho 9 ca F1, 12 ca F2 và 1 ca F3. Bệnh nhân là nhân viên làm chung và lây lan tiếp cho người nhà.

Trường Mầm non song ngữ ở quận 12 có 20 bệnh nhân. BN6427 lây nhiễm cho 10 ca F1 và 09 ca F2. Bệnh nhân là giáo viên của trường rồi lây sang các hộ gia đình, khu nhà trọ. Kết quả điều tra ghi nhận đã lây lan sang tỉnh Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp.

Chưa phát hiện lây nhiễm trong khu công nghiệp, tổ bầu cử, sự kiện bầu cử

Chỉ trong gần nửa tháng, TP HCM đã phát hiện 3 chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, và phát hiện cả 2 biến chủng lần đầu xuất hiện tại Thành phố là biến chủng Anh và biến chủng Ấn Độ. 2 chuỗi lây nhiễm ở trong công ty quận 3 và tại quán bánh canh quận 3 đã giới hạn số ca mắc và hiện không phát hiện thêm người nhiễm từ các chuỗi này.

Riêng chuỗi lây nhiễm liên quan Hội truyền giáo Phục Hưng có mức độ lây lan mạnh do các đặc thù sinh hoạt và điều kiện làm việc của các F0, F1, F2. Đáng lưu ý là sự xuất hiện các chuỗi mới xuất phát từ 1 bệnh nhân trong Hội thánh được ghi nhận tại các tòa nhà văn phòng với tỷ lệ lây nhiễm rất cao ví dụ điển hình là công ty Thiên Phú FN. Bên cạnh đó nhóm bệnh nhân làm việc trong lĩnh vực dịch vụ đã làm cho chuỗi lây nhiễm này phát triển diện rộng theo sự di chuyển của các bệnh nhân.

Trong chuỗi lây nhiễm này có 3 ca bệnh nhân làm việc trong các khu công nghiệp và hiện chưa phát hiện lây nhiễm trong khu vực này. Sự kiện bầu cử đã được tổ chức an toàn ở tất cả các cấp. Đến nay, chưa phát hiện trường hợp nhiễm nào từ các tổ bầu cử hoặc sự kiện bầu cử dù đã qua 7 ngày (đậy là khoảng thời gian đủ để lây truyền qua 1 chu kỳ).

Bệnh viện được phân luồng chặt chẽ, giám sát ngay từ cổng bệnh viện, khiến rất ít trường hợp lọt sâu vào cơ sở y tế. Đến nay cũng chưa phát hiện bất kỳ trường hợp lây lan nào trong bệnh viện. Nơi công cộng cũng đã được kiểm soát, giãn cách, nên cũng hạn chế lịch trình di chuyển của bệnh nhân hạn chế việc lây lan tại những nơi này.

Có thể xuất hiện những ca bệnh không rõ nguồn gốc

Nếu truy vết quyết liệt và cách ly tập trung tất cả các tiếp xúc gần thì sẽ tiếp tục phát hiện ca bệnh trong nhóm này trong thời gian sắp tới nhưng đã được cách ly tập trung, hạn chế lây lan tiếp theo trong cộng đồng. Tuy nhiên, thành phố có thể xuất hiện những ca bệnh không rõ nguồn gốc trong cộng đồng do dịch bệnh đã âm thầm lây lan. Do đó người dân tuyệt đối không được chủ quan, luôn tuân thủ các biện pháp phòng dịch bệnh theo 5K. Bên cạnh đó cũng không hoang mang, lo lắng, theo dõi và thực hiện theo đúng quyết định của chính quyền, khuyến cáo của Ngành Y tế.

Các cơ quan đơn vị cần nâng cao khả năng phòng thủ, tổ chức làm việc, sản xuất an toàn, không để vi rút có cơ hội lây lan tại đơn vị. Ngành y tế chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh.

"Bài/ loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.