Tín ngưỡng sùng bái “ông Ba Mươi” trong các dân tộc châu Á

Nếu như người châu Âu cho rằng sư tử là vua của muôn loài cầm thú, thì trong quan niệm của người châu Á, hổ là chúa tể của rừng xanh. Trước đây, con người đối mặt với hổ, nghĩa là đối mặt với tử thần. Diệt được một chú hổ coi như lập được chiến công to lớn, trừ được hiểm họa cho cộng đồng.

Nếu như người châu Âu cho rằng sư tử là vua của muôn loài cầm thú, thì trong quan niệm của người châu Á, hổ là chúa tể của rừng xanh. Trước đây, con người đối mặt với hổ, nghĩa là đối mặt với tử thần. Diệt được một chú hổ coi như lập được chiến công to lớn, trừ được hiểm họa cho cộng đồng.

Tín ngưỡng sùng bái “ông Ba Mươi” trong các dân tộc châu Á ảnh 1

Ngũ Hổ

Có một thời, con người đành bất lực trước oai quyền của hổ, phải gọi hổ bằng ông, bằng ngài rồi hơn nữa “ông” hổ đã trở thành linh vật được đưa vào các gian thờ ở đình, chùa, miếu mạo. Và tựu chung, người đời xưa cho tới đời nay, khi thờ hổ, họ đều cảm nhận được sự an toàn bởi được che chở theo quan niệm tâm linh.

Tại những nơi thâm sơn cùng cốc, từ xa xưa, dân sơn tràng, dân đi hái củi, muốn bình yên khi đi vào rừng phải nhớ xách theo vài ba cân thịt bào bạc nhạc hoặc một cái đầu lợn để cúng “ông”, để rồi khi đã no nê “ông sẽ chui vào một hang tối, hoặc nằm dài ở một bờ suối nào đó mà “khò” một giấc ngon lành, quên cả việc rình mồi.

Tại Trung Quốc, tập tục sùng bái và thờ cúng hổ cũng bắt nguồn từ khu vực hổ thường hoạt động. Một số dân tộc thiểu số vùng Hắc Long Giang, đều có tín ngưỡng thờ thần hổ. Tín ngưỡng này khởi nguyên từ rất nhiều truyền thuyết hay về hổ. Chẳng hạn như truyền thống của dân tộc A Khắc Đằng Bộ, hay dân tộc Hách Triết đều cho rằng: Khai tổ của họ là do một người con gái đã kết hôn với hổ rồi sinh ra, cho nên họ phải thờ cúng hổ, tôn sùng hổ như là một vị thần tối cao, mà không được săn bắt hổ lấy thịt, lấy da như các dân tộc khác. Đây cũng có thể là tập tục sùng bái vật tổ xuất hiện rất sớm ở thời kỳ viễn cổ.

Trong các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Trung Quốc, mối quan hệ giữa người dân tộc Di với hổ là nổi bật nhất. Người Di gọi hổ đực là La Pha, hổ cái là La Ma. Họ không chỉ coi số mệnh của mình như số mệnh của hổ mà còn tính hổ ở vị trí đầu tiên của 12 con giáp và tự coi dân tộc mình là dân tộc hổ. Họ cho rằng, người chết nếu không hỏa táng thì rất khó đầu thai làm hổ.

Nhiều dân tộc ở vùng Vân Nam Trung Quốc cũng có tục sùng bái và thờ cúng hổ. Họ có nhiều truyền thuyết về người kết hôn với hổ sinh ra hậu thế là các dân tộc và dòng họ. Vì vậy, họ tôn sùng hổ là tổ tiên và tự xem mình là con cháu, là hậu duệ của hổ. Họ thờ thần Bạch Hổ, và coi việc bị hổ ăn thịt là điềm lành, như vậy là được lên tiên.

Nhiều dân tộc ở vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên Trung Quốc cũng có những truyền thuyết rất hay về vị thần khai tổ hổ và tinh quân Bạch Hổ thần linh đã kết duyên với người và sinh ra bảy dòng họ lớn như họ Vương, họ Bành, họ Dương, họ Điền, họ Đàm, họ Trướng, họ Nhiễm. Bên cạnh đó, nhiều địa danh ở các vùng đất này cũng được lấy tên hổ như núi Bạch Hổ, suối Bạch Hổ…

Người Hán, một tộc người đông nhất ở Trung Quốc, cũng có tục tôn thờ hổ. Họ tôn hổ làm môn thần. Hàng năm, vào ngày 30 tháng Chạp, người Hán thường dán hình vị thần này lên cánh cửa để cầu phúc lành cho năm mới và trấn áp ma quỷ. Phong tục này đã xuất hiện ở Trung Quốc từ rất lâu, vào khoảng gần cuối thời Chu (năm 400-200 trước CN) và thịnh hành nhất là vào thời Hán (từ 207 trước CN - năm 43). Trong dịp tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc lại có tục đố đèn, còn gọi là Đăng Hổ. Người giải đoán được câu đố được gọi với cái tên “Săn hổ” hoặc “Đánh hổ”. Đây cũng là một hoạt động lễ hội trong dịp tết liên quan tới hổ, mang đậm tính văn hóa của người dân Trung Hoa.

Hổ, con vật to lớn, có sức mạnh siêu phàm trong 12 con giáp cũng được người dân Triều Tiên sùng bái tôn thờ. Dân cư ở xứ sở nhân sâm này cũng coi hổ là con vật linh thiêng, oai phong, có sức mạnh to lớn, vì vậy họ cũng thờ cúng hổ để cầu mong sự phù hộ và bảo trợ cho cả gia đình trong công việc làm ăn và sức khỏe.

Nhìn chung, tranh thờ thần hổ của người Trung Quốc thường có vẽ hình bát quái ở trán của linh vật này. Có nơi hình linh vật hổ để thờ còn được vẽ thêm thanh kiếm ngậm ở miệng như một nét nhấn có giá trị tăng thêm sức mạnh trấn giữ yêu ma, bảo vệ cuộc sống bình yên cho gia đình, cho dòng tộc.

Tại Ấn Độ, hổ cũng là một con vật được tượng trưng cho sức mạnh, có thể trấn áp được ma tà quỷ quái, vì vậy, để biểu tượng cho quyền lực, các vị lãnh chúa thường trang trí một tấm da hổ trong phòng hoặc ngồi trên một tấm da hổ khi tiếp khách. Trẻ em con nhà giàu có thường hay đeo một chiếc răng hổ như một loại bùa phép để lấy khước tránh ma tà và tăng thêm sức mạnh. Đàn ông đeo thêm răng hổ trên cổ như sự biểu tượng của nam tính, sức khỏe và lòng dũng cảm.

Trong quan niệm dân gian Việt Nam, hổ cũng tượng trưng cho sức mạnh. Dân gian đã thần thánh hóa hổ, cho nó một sức mạnh linh thiêng diệt trừ được ma quỷ. Bởi vậy, hình tượng con hổ đã trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, được vẽ thành tranh thờ cúng ở các đền, điện, đình, miếu.

Có nhiều loại tranh hổ: bạch hổ, hắc hổ và ngũ hổ, mà dân gian gọi là tranh ông Năm dinh, tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị ở các phương trời. Vì vậy, các nghệ nhân xưa khi vẽ tranh hổ, ngoài hình dáng oai phong đường bệ, họ còn vẽ năm con hổ với năm màu nhất định tượng trưng cho ngũ hành:

Hoàng hổ tướng quân (vàng) trấn nhậm Trung khu (Thổ)

Hắc hổ tướng quân (đen) trấn nhậm Bắc khu (Thủy)

Bạch hổ tướng quân (trắng) trấn nhậm Tây khu (Kim)

Xích hổ tướng quân (đỏ) trấn nhậm Nam khu (Hỏa)

Thanh hổ tướng quân (xanh) trấn nhậm Đông khu (Mộc)

Tranh thờ hổ được thể hiện bằng những nét vẽ mang phong cách ước lệ, ẩn chưa những thông tin huyền bí của tín ngưỡng dân gian, từ ánh mắt, thế đứng, cách đặt chân… Bức tranh hội đủ năm sắc màu tượng trưng của ngũ hành mà “ông” hổ màu vàng uy nghi ở giữa tượng trưng cho Thổ, còn xung quanh là bốn ông với bốn màu khác nhau mà theo thuyết âm dương thì Thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của ngũ hành.

Trong tranh thờ hổ, nghệ nhân dân gian còn vẽ các đám mây cuồn cuộn, thể hiện bằng các đường cong gãy khúc nối nhau, gợi một cảm giác xếp đầy nhưng nặng nề, và đằng sau nó là ẩn giấu một cái gì đó thần bí, thiêng liêng.

Nếu so sánh với nghệ thuật vẽ tranh ngũ hổ của Trung Quốc là hình ngũ hổ có màu xanh lá cây và màu vàng, trán có hình bát quái, đứng thành vòng vây quanh đồng tiền, thì tranh ngũ hổ Việt Nam vẽ năm con hổ với năm màu tượng trưng cho trung tâm và bốn hướng với bố cục cân đối.

Nhìn chung lại, những phong tục sùng bái và thờ cúng hổ của các dân tộc châu Á thường được tổ chức vào lúc nông nhàn trong năm hoặc sau khi thu hoạch mùa màng. Điều này đã phần nào thể hiện được đời sống tinh thần phong phú và phản ánh mong muốn, ước vọng về một cuộc sống yên bình, no đủ, có sự che chở, bảo vệ của một loài vật dữ tợn có sức mạnh phi phàm.

Nguồn: Chinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.