Tìm ra hung thủ giết thủ tướng Olof Palme?

Vào giữa năm 2011, bà Eva Rausing vợ của tỉ phú người Anh - Hans Kristian Rausing, nói với một nhà báo Thụy Điển rằng, bà biết thủ phạm giết hại ông Olof Palme. Thậm chí bà còn có thể chỉ ra nơi cất giấu vũ khí gây án...  

Vào giữa năm 2011, bà Eva Rausing vợ của tỉ phú người Anh - Hans Kristian Rausing, nói với một nhà báo Thụy Điển rằng, bà biết thủ phạm giết hại ông Olof Palme. Thậm chí bà còn có thể chỉ ra nơi cất giấu vũ khí gây án...  

Thủ tướng Olof Palme
Thủ tướng Olof Palme
Ngày càng đi vào ngõ cụt
Tưởng như cảnh sát phải vào cuộc ngay khi hỏi cung bà Eva Rausing, hay ít ra là cũng phải thẩm vấn chồng bà - ông Kristian Rausing. Tuy nhiên, mọi việc trở nên rắc rối hơn khi vào tháng 5/2012, bà Eva Rausing qua đời một cách khá bí ẩn, còn ông Kristian Rausing đang trải qua một đợt chữa trị chứng nghiện ma túy. 
Ông Olof Palme - thủ tướng Thụy Điển, bị ám sát vào năm 1986 và là một trong những vụ án chính trị đương đại bí hiểm nhất. 26 năm trôi qua, nhưng các cuộc tìm kiếm thủ phạm đều không cho kết quả như mong muốn. Có tới 130 người tự nhận mình là người bắn Olof Palme, nhưng họ lại không đưa ra được các bằng chứng chứng minh cho hành động gây án của mình. Lời khai của họ hoàn toàn không khớp với thực tế diễn ra vụ án. Các cơ quan tình báo của nhiều quốc gia vào cuộc nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. 
Dù nhiều năm trôi qua, nhưng cứ vài năm lại có tình tiết mới đối với vụ án này. Lần gần đây nhất là vào năm 2011, khi nhóm Palmegruppen (đội điều tra đặc biệt của cảnh sát Thụy Điển được lập ra từ năm 1986) nhận được thông tin về nghi phạm giết ông Palme. Nhưng một lần nữa kết quả chỉ là con số không tròn trĩnh. Báo chí sở tại tính đến hàng triệu krona được chi ra mà không hiệu quả, còn người dân đất nước Bắc Âu này ngày càng tin rằng, cảnh sát sẽ không thể tìm ra thủ phạm. 
Có khá nhiều giả thiết về cái chết của ông Olof Palme. Khác với những người tiền nhiệm, ông Palme thực hiện chính sách đối ngoại khá năng động: Cực lực phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam, phê phán chính sách của Mỹ tại Trung Đông, tích cực chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc…
Dưới thời của ông làn sóng người Thụy Điển di cư vào Nam Tư, Tiệp Khắc, Hungary diễn ra liên tục. Người ta cho rằng, Palme là đối tượng theo dõi của cơ quan tình báo nhiều quốc gia. Vì thế ông có thể là nạn nhân của một trong số các cơ quan này (?!).
Một giả thiết khác, kẻ bắn ông có thể đã nhầm lẫn Palme với một trùm ma túy nào đó. Và cuối cùng có thể là vì lý do cá nhân: Kristen Pettersson, nghi phạm chính trong vụ án này là kẻ nghiện rượu và ma túy. Hắn ta bắn chết vị thủ tướng để được nổi danh và trả thù cuộc sống không thành đạt của mình. 
Kristen Pettersson bị bắt vào năm 1988 và ngay lập tức bị vợ của ông Palme là bà Lisbet Palme nhận dạng hắn chính là tên sát nhân. Song tòa thượng thẩm đã phủ quyết án của tòa sơ thẩm, bởi trong quá trình xét xử đã không làm rõ được loại vũ khí nào mà hắn đã dùng để bắn ông Palme. Năm 2004 có thêm bằng chứng để buộc tội Pettersson, nhưng đúng vào năm này hắn qua đời. Và dù có chứng minh hắn là kẻ sát nhân thực sự thì cảnh sát cũng không thể tìm ra ai là người đứng sau án mạng này. 
Thông tin nửa hư nửa thực

Theo thông tin báo chí Anh và Thụy Điển, vào tháng 6/2011, bà Eva Rausing gửi thư cho nhà báo Thụy Điển Gunnar Wall bức e-mail, trong đó viết: “Tôi biết ai là người giết Olof Palme”. Theo phỏng đoán của một số nhà báo, vợ của tỉ phú chọn Gunnar Wall vì ông này từng viết vài cuốn sách về Palme và toan  tính tìm ra thủ phạm. 

Người dân Thụy Điển thương tiếc Olof Palme
Người dân Thụy Điển thương tiếc Olof Palme
Gunnar Wall lúc đầu rất ngạc nhiên và yêu cầu Eva Rausing chứng minh. Khi đó Rausing gửi cho Wall tất cả ảnh của bà, rồi nhà báo này mới tin đó là sự thực và bắt đầu thư đi thư lại với bà. Sẽ là thiếu sót nếu không nói thêm đôi dòng về bà Rausing.
Bà vốn là người Mỹ và có cha từng là giám đốc điều hành tập đoàn PepsiCo, còn chồng bà - Hans Kristian Rausing, là người thừa kế của tập đoàn đóng gói thực phẩm Tetra Pak. Theo Forbes, vào năm 2011, tài sản của Kristian Rausing là 10 tỉ USD. Cả hai vợ chồng Rausing đều nghiện ma túy. Vào tháng 5/2012, bà Rausing chết một cách bí ẩn tại căn hộ của mình ở Lodon.
Ông Hans Kristian giấu xác vợ tại nhà trong vòng hai tháng và chỉ đến tháng 7 người ta mới phát hiện ra vụ việc. Tuy vậy, các nhà y học phân tích tử thi vẫn kết luận là bà Rausing chết vì dùng ma túy quá liều. Ông Kristian Rausing vào tháng 8/2012 bị kết án 10 tháng tù giam vì giấu xác vợ. Nhưng trước khi thực thi án, ông này phải qua một khóa chữa trị và cai nghiện ma túy. 
Nhưng điều mà mọi người quan tâm nhất là bà Rausing đã trao đổi thông tin gì với Gunnar Wall?. Bà Rausing nói rằng chồng bà đã giữ bí mật này từ lâu. Theo bà, tên sát nhân là một doanh nhân, người này giết Palme vì sợ vị thủ tướng này làm lụn bại sự nghiệp kinh doanh của ông ta. Ngoài ra, Rausing khẳng định bà biết nơi cất giấu vũ khí giết người. Gunnar Wall khuyên bà nên gặp nhóm Palmegruppen và dường như bà bước đầu đã thiết lập đường dây thông tin với nhóm này. Tuy nhiên, cảnh sát không đưa ra bất cứ bình luận nào về chuyện này. 
Việc công bố thông tin trao đổi giữa bà Rausing và Wall gây nên nhiều nghi vấn mà trước hết là sự đáng tin cậy của bà tỉ phú vốn dĩ nghiện ngập ma túy. Ở một vài chỗ, Rausing viết rằng bà tin tưởng 100% vào việc nghi phạm chính là kẻ giết người và gọi hắn ta là “tồi tệ”. Nhưng ở những chỗ khác bà lại nghi ngờ vào tội lỗi của người này. Rausing viết ông Palme bị bắn vào cổ, nhưng các tài liệu chính thống cho thấy vị thủ tướng bị đạn bắn vào xương bả vai ngay sát xương sống.
Bà tỉ phú còn khẳng định 2 phát súng bắn ra từ khẩu côn xoay cỡ .22 chứ không phải từ loại .357 Magnum như các nhà điều tra công bố. Cũng cần nói thêm, hai đầu đạn (còn nguyên vẹn) mà cảnh sát tìm thấy, được phát hiện sau 37 giờ khi vị Palme đã chết. Điều này cho thấy, có thể hai đầu đạn được ai đó “bỏ lại” sau khi đã gây án nhằm gài bẫy và đánh lạc hướng cơ quan điều tra.   
Nhưng điều quan trọng nhất, thông tin của bà Rausing không cho biết kẻ giết người đã theo dõi, bám theo ông Palme như thế nào. Buổi chiều định mệnh 28/2/1986 ấy, vào lúc 20 giờ (giờ địa phương), vị thủ tướng cùng vợ đến rạp xem phim. Vậy mà 23 giờ 21 phút khi ông cùng vợ ra khỏi rạp phim, một kẻ tiến tới bắn 2 phát súng. Một phát trúng vào Palme, một phát hướng vào bà Lisbet.
Bà Lisbet may mắn thoát nạn, còn ông Palme ngay sau đó đã chết tại bệnh viện. Cứ cho là kẻ giết người biết ông Palme sẽ vào rạp phim, nhưng làm sao trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế hắn có thể lên kết hoạch giết vị thủ tướng một cách dễ dàng như vậy!?.
Trong một e-mai gửi Wall, bà Rausing còn nói nửa đùa nửa thật là nhà báo này sẽ tiến hành cuộc điều tra nếu như bà bất ngờ qua đời. Bởi bà đã liên lạc với tên sát nhân và cho hắn ta biết là bà biết tất cả cả các bí mật. Tựu trung, không loại trừ trong vụ án Palme lại có thêm một nạn nhân khác. 
Cái chết của ông Olof Palme vào năm 1986 đối với nhiều người là sự sụp đổ của biểu tượng “ngôi nhà dân tộc”. Đó là hệ thống phúc lợi cao và bình đẳng tại Thụy Điển, cùng với tỉ lệ tội phạm thấp là chế độ lương bổng, thuế cao.
Ngoài ra, có hàng loạt chương trình miễn phí cho những người có nhu cầu và chế độ hưu trí cực cao. Không thể nói, sau cái chết của ông Palme, tất cả đã bị phá bỏ. Từ đó cho đến nay, Thụy Điển vẫn là một trong những nước hàng đầu thế giới về mức sống cao. Tuy thế, thời “lý tưởng” đã trôi qua...
Ngụy Ngữ Ngôn

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.