Trong cuộc sống đời thường, không ít vấn đề rất quen thuộc, ai cũng va chạm, trải nghiệm và được nhiều nhà văn phản ánh, nhưng khi Nguyễn Văn Toại đưa vào tác phẩm "Lấy dây buộc mình", cuốn tiểu thuyết thứ năm của ông do NXB Hội Nhà văn phát hành đầu năm 2010, đã làm day dứt tâm can bạn đọc. Nhà văn lấy bối cảnh của thời bao cấp để đề cập đến những ngổn ngang của ngày hôm nay.
Chuyện bức xúc đáng nói trong cuốn tiểu thuyết là về chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước ta, coi "hiền tài là nguyên khí quốc gia", không phải lúc nào cũng được thực thi một cách nghiêm túc. Nhân vật chính trong tiểu thuyết này là Hữu Xoa, cán bộ nghiên cứu khoa học kiêm giảng viên một khoa lớn ở một trường đại học. Anh là cán bộ lâu năm, được đưa đi đào tạo ở nước ngoài, song năng lực thì lại thua kém người bình thường là Lê Thận. Hữu Xoa đã lợi dụng cương vị lãnh đạo của mình có những hành vi khiến cho Lê Thận không thể ở lại cống hiến khoa học. Hai mẫu người có thật, hầu như cơ quan nào cũng có và thời nào cũng thấy xuất hiện, quen lắm và hình như đã gặp ở đâu đó. Phải chăng đây là sợi dây buộc mình vừa vô hình vừa cụ thể mà không mấy ai tránh khỏi? Tác giả muốn bày tỏ nỗi bức xúc của mình về công tác tổ chức cán bộ, một vấn đề muôn thuở nhưng lúc nào cũng "nóng bỏng" liên quan mật thiết đến cuộc sống bình thường của mỗi người.
Nguyễn Văn Toại là cây bút có khả năng phân tích tâm lý nhân vật một cách sâu sắc trong những tình huống khác nhau - một trong những đòi hỏi có tính bắt buộc của nghệ thuật tiểu thuyết. Cũng như trong tiểu thuyết "Cẩm chướng đỏ" (1996), nhà văn tỏ ra rất am hiểu đối tượng trí thức. Đối lập với Hữu Xoa đạo đức giả là Lê Thận có tài năng bẩm sinh, tính tình cương trực, không ưa nịnh hót, muốn tồn tại bằng thực chất của mình. Tâm trạng khắc khoải của Phương Nhâm, cô văn công xinh đẹp, khi thấy chồng mình là Hữu Xoa bị sa vào vòng xoáy của những bon chen, đấu đá; của Hoa Trân, con gái một ông lớn, vợ sau của Hữu Xoa khi biết mình đã chọn lầm đối tượng; của Thị Miền, người vợ quê mùa bị chồng lạnh nhạt... là những trang viết thấm đẫm suy tư của nhà văn về thế thái nhân tình; tác phẩm vì vậy mà gần hơn với thực tế và xét về thể loại thì đã cán đích tiểu thuyết.
Vấn đề hạnh phúc gia đình, quan hệ vợ chồng, chuyện dâu con... luôn là những chuyện xưa như trái đất, nhưng đọc "Lấy dây buộc mình", ta vẫn bị hút bởi những chi tiết giàu sức thuyết phục. Khi đọc những trang phân tích tâm trạng của Lê Thận về mối tình trăm năm không đăng đối của mình và sự sám hối cuối đời khi anh phải nhắm mắt sắm vai làm chồng một người đàn bà bị cột vào đời mình từ nhỏ mà anh không hề có tình yêu. Kết cục đời anh là kết thúc có hậu, đúng là trời không nỡ lấy đi của ai tất cả. Hay cuộc sống của cặp vợ chồng ngỡ là lý tưởng Hữu Xoa và Phương Nhâm là một bài học không bao giờ cũ đối với thế hệ trẻ ngày nay trước khi đi đến hôn nhân: Tình yêu là bình minh của đám cưới và đám cưới là hoàng hôn của tình yêu như một nhà tâm lý học phương Tây mách bảo.
Nhìn ở góc độ ấy, thì tiểu thuyết "Lấy dây buộc mình" là tác phẩm ít nhiều đã mang tính luận đề. Diễn trường của tiểu thuyết là thời kỳ bao cấp đầy rẫy khó khăn nhưng những vấn đề mà nhà văn nêu ra thì lại là sự tiếp nối những câu chuyện của ngày hôm nay.
Chuyện bức xúc đáng nói trong cuốn tiểu thuyết là về chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước ta, coi "hiền tài là nguyên khí quốc gia", không phải lúc nào cũng được thực thi một cách nghiêm túc. Nhân vật chính trong tiểu thuyết này là Hữu Xoa, cán bộ nghiên cứu khoa học kiêm giảng viên một khoa lớn ở một trường đại học. Anh là cán bộ lâu năm, được đưa đi đào tạo ở nước ngoài, song năng lực thì lại thua kém người bình thường là Lê Thận. Hữu Xoa đã lợi dụng cương vị lãnh đạo của mình có những hành vi khiến cho Lê Thận không thể ở lại cống hiến khoa học. Hai mẫu người có thật, hầu như cơ quan nào cũng có và thời nào cũng thấy xuất hiện, quen lắm và hình như đã gặp ở đâu đó. Phải chăng đây là sợi dây buộc mình vừa vô hình vừa cụ thể mà không mấy ai tránh khỏi? Tác giả muốn bày tỏ nỗi bức xúc của mình về công tác tổ chức cán bộ, một vấn đề muôn thuở nhưng lúc nào cũng "nóng bỏng" liên quan mật thiết đến cuộc sống bình thường của mỗi người.
Nguyễn Văn Toại là cây bút có khả năng phân tích tâm lý nhân vật một cách sâu sắc trong những tình huống khác nhau - một trong những đòi hỏi có tính bắt buộc của nghệ thuật tiểu thuyết. Cũng như trong tiểu thuyết "Cẩm chướng đỏ" (1996), nhà văn tỏ ra rất am hiểu đối tượng trí thức. Đối lập với Hữu Xoa đạo đức giả là Lê Thận có tài năng bẩm sinh, tính tình cương trực, không ưa nịnh hót, muốn tồn tại bằng thực chất của mình. Tâm trạng khắc khoải của Phương Nhâm, cô văn công xinh đẹp, khi thấy chồng mình là Hữu Xoa bị sa vào vòng xoáy của những bon chen, đấu đá; của Hoa Trân, con gái một ông lớn, vợ sau của Hữu Xoa khi biết mình đã chọn lầm đối tượng; của Thị Miền, người vợ quê mùa bị chồng lạnh nhạt... là những trang viết thấm đẫm suy tư của nhà văn về thế thái nhân tình; tác phẩm vì vậy mà gần hơn với thực tế và xét về thể loại thì đã cán đích tiểu thuyết.
Vấn đề hạnh phúc gia đình, quan hệ vợ chồng, chuyện dâu con... luôn là những chuyện xưa như trái đất, nhưng đọc "Lấy dây buộc mình", ta vẫn bị hút bởi những chi tiết giàu sức thuyết phục. Khi đọc những trang phân tích tâm trạng của Lê Thận về mối tình trăm năm không đăng đối của mình và sự sám hối cuối đời khi anh phải nhắm mắt sắm vai làm chồng một người đàn bà bị cột vào đời mình từ nhỏ mà anh không hề có tình yêu. Kết cục đời anh là kết thúc có hậu, đúng là trời không nỡ lấy đi của ai tất cả. Hay cuộc sống của cặp vợ chồng ngỡ là lý tưởng Hữu Xoa và Phương Nhâm là một bài học không bao giờ cũ đối với thế hệ trẻ ngày nay trước khi đi đến hôn nhân: Tình yêu là bình minh của đám cưới và đám cưới là hoàng hôn của tình yêu như một nhà tâm lý học phương Tây mách bảo.
Nhìn ở góc độ ấy, thì tiểu thuyết "Lấy dây buộc mình" là tác phẩm ít nhiều đã mang tính luận đề. Diễn trường của tiểu thuyết là thời kỳ bao cấp đầy rẫy khó khăn nhưng những vấn đề mà nhà văn nêu ra thì lại là sự tiếp nối những câu chuyện của ngày hôm nay.