Cơ sở hạ tầng “chạy đua” không kịp tốc độ phát triển du lịch

Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn ở khu vực xung quanh
Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn ở khu vực xung quanh
(PLVN) - Từ hiệu ứng sau sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, du lịch Việt Nam đã trở thành từ khóa nóng được truyền thông quốc tế nhắc đến với tần suất dày đặc. Theo Tổng Cục Thống kê, tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2/2019 đạt hơn 1,58 triệu lượt, tăng gần 6% so với tháng 1/2019. Song, đứng trước những cơ hội vàng, phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) lại quá … “chậm chạp” so với tốc độ tăng trưởng nóng của du lịch.

Đường nào cũng quá tải

Hai năm trở lại đây, CSHT du lịch của cả nước nói chung đều phát triển với sự xuất hiện của nhiều công trình tầm cỡ để phục vụ du khách như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách du lịch Hạ Long…  

Nhưng so với nhu cầu thực tế, cứ mỗi khi đến mùa du lịch thì những hình ảnh quen thuộc lại tái diễn: hàng không quá tải, đường bộ đông nghẹt, đường thủy kẹt cứng, cảng biển phục vụ du khách thiếu hụt trầm trọng. 

Theo đánh giá chung, du khách nước ngoài tới Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không, sau đó là cảng biển; còn du khách nội địa đi du lịch theo mùa vụ, đặc biệt về mùa hè hoặc đợt nghỉ lễ. Những thời điểm này, du khách phải đặt vé trước cả tháng, nhiều hãng hàng không cho biết họ không thể tăng được chuyến nữa.

Sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng hay Nha Trang… đều quá tải. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tại Quảng Ninh mới đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2018 cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế khách tăng cao.

Ông Lê Tấn Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours cho rằng: “Hệ thống hạ tầng hiện nay chúng ta chưa quy hoạch được sân bay trọng điểm. Nhiều tỉnh, thành phố có đường bay, sân bay nhưng những điểm du lịch cần có thì lại chưa có đường bay. Chúng ta cũng chưa quảng bá xúc tiến hệ thống sân bay ra nước ngoài, giới thiệu các cụm sân bay cái nào là chính trong đó để xúc tiến tại các thị trường nước ngoài”.

Về đường bộ, hiện nay vẫn chưa có bổ sung quy hoạch đầu tư giao thông đến những điểm du lịch. Ví dụ, ở nhiều tỉnh thành như Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam… đường sá từ trung tâm cung cấp khách đến các điểm du lịch phần lớn đều chưa được đầu tư lớn, chưa kể có dự án còn “đắp chiếu” vài ba năm chưa xong, chẳng hạn như con đường từ TP Đà Nẵng tới núi Thần Tài.

Còn từ Hà Nội đi các điểm Đông - Tây Bắc, như đến hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, lên Hà Giang…, nhiều du khách, tài xế thường xuyên phản ánh là “đường xấu”, “đi xe xóc mạnh”, “có nhiều đoạn đường rất bé chỉ đủ để 2 xe tránh nhau trong quãng đường đi rất dài”, “thường xuyên tắc nghẽn vào dịp lễ”.

Còn về đường biển, Cảng tàu khách du lịch quốc tế Hạ Long đi vào hoạt động cuối tháng 12/2018, là trường hợp hiếm hoi một cảng biển lớn chuyên dụng cho khách du lịch. Trước đó, ta vẫn chủ yếu cho tàu khách du lịch vào chung cảng hàng hóa, gây nên tình trạng ùn tắc kéo dài vì không phân luồng riêng cho khách du lịch.

Một nguyên nhân được nhiều người làm cảng nhắc đến là bởi nguồn thu từ tàu du lịch không cao; chúng ta cũng chưa có nhiều tàu biển cao cấp, với số lượng khách lớn cập bến cảng Việt Nam. Ngoài ra, các cơ sở lưu trú, ăn uống, đi lại, mua bán cho du khách khi cập bến cũng phải phát triển đồng bộ, cần đầu tư lớn, tiềm ẩn rủi ro cao.

Đây còn là vấn đề vĩ mô cần sự chỉ đạo chính sách, phối hợp thực hiện từ cấp trung ương tới cơ sở, không phải vấn đề một vài doanh nghiệp có thể triển khai được. Vì lẽ đó, đối với nhà đầu tư, người làm kinh doanh cảng, bài toán kinh tế rõ ràng hơn nhiều với đối tượng tàu chở hàng hơn tàu chở biển, nên cảng biển chuyên dụng cho khách du lịch còn khan hiếm, có lẽ là một điều thiệt thòi lớn cho du lịch Việt Nam. 

Thiếu thốn hệ thống lưu trú đạt tiêu chuẩn

Ngoài ra, số lượng khách sạn, cơ sở lưu trú (CSLT) đạt chuẩn có mức độ tăng trưởng chậm chưa tương xứng với tăng trưởng lượng khách, chất lượng không đồng bộ. Tại những điểm du lịch nổi bật như Hạ Long, Quảng Ninh, theo số liệu thống kê, trên địa bàn có khoảng hơn 1.230 cơ sở, với khoảng gần 20.000 phòng, bao gồm cả CSLT du lịch trên bờ và tàu thủy lưu trú du lịch.

Số lượng CSLT du lịch Quảng Ninh liên tục tăng, một con số mà có lẽ nhiều trung tâm du lịch ở Việt Nam phải ao ước. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù số lượng CSLT nhiều nhưng số lượng khách sạn từ 3 - 5 sao chỉ chiếm thiểu số, với khoảng hơn 50 cơ sở. Trong khi đó, trong năm 2018, tỉnh Quảng Ninh đã đón trên 10 triệu lượt du khách, theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh.

Một “nút thắt” khác là hệ thống dừng nghỉ đỗ trên đường tới các điểm du lịch ở Việt Nam tương đối do dân tự phát. Một tâm lý là khi một nhà làm nhà hàng, bán bánh kẹo, những người dân khác cũng bắt chước, học theo để kiếm lợi trước mắt chú không suy nghĩ xa hơn về tổng thể một bức tranh du lịch của khu vực; biểu hiện ở chỗ dịch vụ, mặt hàng lặp lại, chồng chéo, không đa dạng...

Hay như thị trường nhà hàng Việt Nam vẫn chưa phục vụ được đa dạng khách du lịch, chưa có định hướng rõ ràng về thị hiếu của từng đối tượng du khách khác nhau, nên vẫn chọn giải pháp an toàn là chủ yếu phục vụ đồ Việt Nam và đồ ăn nhanh Tây. Vì thế, chúng ta đang bỏ lỡ một số thị trường lớn ngay bên cạnh như  Malaysia, Indonesia, Ấn Độ…

Trong tương lai, lượng khách dự kiến còn tăng nữa. Tuy nhiên khi du lịch phát triển “nóng” thì lộ ra nhiều bất cập; nhưng nếu không giải quyết được vấn đề CSHT thì sẽ là một trở ngại lớn cho tăng trưởng du lịch. 

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...