Tiếp xúc cử tri chuyên đề về chế độ chính sách đối với những người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc hóa học

Ngày 17/8, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề về chế độ chính sách đối với những người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc hóa học. Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chủ trì Hội nghị.

  Ngày 17/8, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề về chế độ chính sách đối với những người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH). Dự hội nghị, về phía Đoàn ĐBQH có đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH (Chủ trì Hội nghị), đồng chí Phan Văn Tường, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh. Về phía lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Ma Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Đình Bàng, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; các đại biểu đại diện Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, Cục Chính trị Quân khu I, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh, Công an tỉnh, sở LĐTB&XH, sở Y tế, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh. Đặc biệt, tham dự hội nghị có các đại biểu là lãnh đạo Hội CCB tỉnh, Hội nạn nhân CĐDC tỉnh, Hội CCB khối cơ quan DCD tỉnh, khối doanh nghiệp, Đại học Thái Nguyên, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên; lãnh đạo Hội CCB, Hội nạn nhân CĐDC các huyện, thành, thị và một số cử tri là người bị nhiễm CĐHH.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị
Tại hội nghị, đại diện ngành LĐ-TB&XH đã báo cáo về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về việc chi trả chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm CĐHH. Theo đó, ngành đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Trung ương, thực hiện đúng trình tự xét duyệt điều kiện, thủ tục hồ sơ. Kết quả từ năm 2004 đến nay đã giải quyết 12.720 trường hợp, trong đó có 11.069 trường hợp là người tham gia KC và 1.651 trường hợp là con đẻ của họ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn hơn 10.000 hồ sơ chưa được giải quyết do nhiều nguyên nhân trong đó các quy định mới của Nghị định 54/2006/ND-CP ngày 26/5/2006 quá chặt chẽ và có một số điểm khác so với Quyết định 120/2004/ND-CP ngày 05/7/2004 nên số hồ sơ tồn lại từ trước khi Nghị định 54 có hiệu lực phải tổ chức giám định, hoàn chỉnh lại hồ sơ. Hơn nữa, sự bấp cập, thiếu thực tế của một số văn bản; sự thiếu thống nhất giữa văn bản QPPL và văn bản áp dụng pháp luật cũng gây nhiều khó khăn cho việc triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở.
Cử tri phát biểu ý kiến, kiến nghị
Cử tri phát biểu ý kiến, kiến nghị
Trao đổi về vấn đề này, các đại biểu và cử tri bày tỏ sự phấn khởi, vui mừng vì những đóng góp, hy sinh của  CCB được Đảng và nhà nước quan tâm, ghi nhận; nhiều CCB và con em của họ được hưởng chế độ, chính sách của nhà nước để cuộc sống bớt khó khăn. Tuy nhiên, nhiều cử tri phản ánh tình trạng “Da cam dởm, thương binh dởm”; việc giám định còn nhiều bất cập, thiếu công bằng do các cơ quan tham mưu xây dựng các tiêu chí thiếu cơ sở khoa học, áp đặt và thiếu tính bền vững; tình trạng nhiều người có thời gian sống, chiến đấu cùng với nhau, nộp hồ sơ cùng thời điểm nhưng người thì được hưởng chế độ từ nhiều năm trước, người thì không đủ điều kiện và chưa được hưởng chế độ; danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin tại Quyết định 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 quy định 16 loại bệnh trong đó có 8 loại bệnh ung thư là không hợp lý, không sát với thực tế; trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm ở phòng TC-LĐ, trung tâm y tế cấp huyện chưa đáp ứng yêu cầu; những  hồ sơ tồn lại từ năm 2006 phải kê khai lại hồ sơ, khám lại theo quy định mới tạo sự không công bằng và gây bức xúc trong nhân dân…
Các đại biểu đề nghị cần có sự hướng dẫn nhất quán từ Trung ương để các địa phương và CCB thực hiện thủ tục được thuận lợi; rà soát và thực hiện chế độ đối với những trường hợp còn lại; tăng cường đấu tranh phê và tự phê trong nội bộ Hội CCB, có các biện pháp cụ thể, quyết liệt đối với những người làm hồ sơ giả, khai man hồ sơ; mở rộng danh mục bệnh tật; có chế độ đối với người chăm sóc con người bị nhiễm CĐDC không có khả năng tự phục vụ; chế độ thăm hỏi đối với các gia đình có thân nhân bị chết vì CĐDC; chế độ đối với cán bộ tiền khởi nghĩa không phải là trưởng đoàn thể; có hướng dẫn cụ thể đối với các cơ quan doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các CCB thực hiện việc kê khai.
Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao
Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao
Với trách nhiệm của UBND tỉnh, đồng chí Ma Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định ngay từ khi có các văn bản hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành LĐ-TB&XH kịp thời triển khai chính sách đến các địa phương và người có công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến, kiến nghị và trong thời gian tới sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như căn cứ vào khung chính sách, rà soát lại các đối tượng để có biện pháp giải quyết cụ thể; Tăng cường công tác quản quán lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm; Tiếp tục đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan điều chỉnh những bất cập và bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tế.
Kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng Đoàn ĐBQH nhấn mạnh đây là chính sách lớn của Đảng và nhà nước, thể hiện tinh thần uống  nước nhớ nguồn. Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung triển khai chậm, lúng túng; có hiện tượng tiêu cực; sự phối hợp giữa các ngành, đặc biệt là ngành LĐ-TB&XH với ngành Y tế chưa chặt chẽ, thường xuyên; quy trình, điều kiện, thủ tục bất hợp lý…

Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với người có công, Đoàn ĐBQH đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu và thực hiện chính sách. Đề nghị Hội CCB, Hội nạn nhân CĐDC quan tâm giáo dục truyền thống bộ đội cụ Hồ, đấu tranh các hành vi tiêu cực, gian lận.

Đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu để phản ánh với Quốc hội, Chính phủ đồng thời tăng cường công tác giám sát, phối hợp giải quyết đơn thư, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người có công.

Thảo Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.