Tiếp tục xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp

Hoạt động giám định tư pháp. Ảnh minh họa
Hoạt động giám định tư pháp. Ảnh minh họa
(PLO) - Xã hội hóa công tác bổ trợ tư pháp là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong đó, có hai hoạt động đã được Bộ Tư pháp chú trọng triển khai suốt thời gian qua với nhiều kết quả nổi bật là giám định tư pháp (GĐTP) và công chứng.

Với sự chủ trì tham mưu của Bộ Tư pháp, Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật GĐTP năm 2012; phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP. Qua đó, tạo cơ chế hữu hiệu để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng trong những lĩnh vực không có tổ chức GĐTP; mở rộng diện những người có quyền tự mình yêu cầu GĐTP trong các vụ án hành chính, dân sự, phần dân sự trong vụ án hình sự nhằm tạo điều kiện cho người dân chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt là đã cho phép giám định viên tư pháp thành lập văn phòng GĐTP trong một số lĩnh vực. 

Triển khai Luật GĐTP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTP. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành cũng ban hành 26 văn bản hướng dẫn, trong đó nhiều cơ quan chức năng đã ban hành được quy chuẩn, quy trình GĐTP trong các lĩnh vực chuyên ngành. Một số chính sách ưu đãi về thuế, đất đai đối với văn phòng GĐTP nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động GĐTP cũng được ban hành.

Ở Trung ương có 4 tổ chức GĐTP gồm Viện Pháp y Quốc gia, Viện Pháp y tâm thần Trung ương thuộc Bộ Y tế, Viện Pháp y Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng và Viện Khoa học Hình sự thuộc Bộ Công an. Ở địa phương, cả nước có 56/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm Giám định pháp y thuộc Sở Y tế. Bên cạnh đó, 5 Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực đã được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2015. Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự, các Phòng Kỹ thuật hình sự của Công an 63 tỉnh, thành được thành lập và hoạt động nền nếp…

Về hoạt động công chứng, Bộ Tư pháp cũng tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với những quy định đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động này theo hướng sâu, rộng hơn. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2104/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 nhằm phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và phân bổ hợp lý gắn với địa bàn dân cư trên toàn quốc, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện việc công chứng. Gần 900 tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng gần 7 triệu hợp đồng, giao dịch; tổng số phí công chứng thu được khoảng 2.600 tỷ đồng.

Một kết quả đáng ghi nhận trong xã hội hóa hoạt động công chứng có thể kể đến là việc thành lập các hội công chứng ở địa phương, tiến tới thành lập Hiệp hội Công chứng toàn quốc. Công chứng Việt Nam, mà đại diện là Hội Công chứng TP HCM (trong khi chưa có Hiệp hội Công chứng toàn quốc) đã được kết nạp chính thức làm thành viên thứ 84 của Liên minh Công chứng quốc tế, đánh dấu sự hội nhập của công chứng Việt Nam vươn tầm thế giới.

Tuy nhiên, báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong xã hội hóa 2 lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên. Chẳng hạn, nhận thức về quản lý nhà nước đối với loại hình nghề nghiệp đặc thù này tại một số địa phương chưa đầy đủ, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Các tổ chức chuyên môn, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực giám định có tâm lý e ngại cung cấp dịch vụ chuyên môn cho hoạt động tố tụng; chưa có cơ chế cụ thể, rõ ràng và bảo đảm cho việc thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động GĐTP…

Nhiều chuyên gia pháp lý chia sẻ, cải cách là công việc khó về lý luận lẫn tổ chức thực hiện, trong đó bao gồm cả chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh tính đúng đắn của chủ trương này, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần kiên trì thực hiện. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Nguyễn Phước Thọ cũng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, trong đó tập trung thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động các phòng công chứng, văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng.

Đọc thêm

Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk

Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk chính thức ra mắt từ ngày 24/11/2024.
(PLVN) - Theo lãnh đạo của VNPT Đắk Lắk, việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Pickleball VNPT Đắk Lắk là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của lãnh đạo, công đoàn, Bưu chính viễn thông Đắk Lắk đến sức khỏe và đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên và người lao động...

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, lãnh đạo Bộ GTVT giai đoạn 2011-2021

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan đến Bộ GTVT.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bảo đảm quyền lợi khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn đọc Minh Phúc (Hà Nội): Tôi vừa ký hợp đồng chuyển nhượng 1 thửa đất tại huyện Đông Anh vào đầu tháng 10 năm 2024, đang làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phát hiện thửa đất nằm trong quy hoạch, có khả năng sẽ bị thu hồi để mở rộng đường. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?

Quy định mới về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Một số doanh nghiệp cho rằng cần thêm khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị

DN ủng hộ việc tăng cường quản lý để phát triển bền vững thị trường VLXD, nhưng đề xuất có lộ trình phù hợp. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Ủng hộ việc tăng cường quản lý nhà nước để phát triển bền vững, ổn định thị trường vật liệu xây dựng (VLXD), song một số doanh nghiệp (DN) cho rằng quy định của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD vừa ban hành sẽ có hiệu lực từ 16/12/2024 là hơi gấp gáp, DN nêu ý kiến cần thêm thời gian để chuẩn bị; do thực hiện chứng nhận hợp quy đối với hàng nhập khẩu phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian.

Sở Xây dựng Hà Nội: Kiểm tra xác minh phản ánh “tháo dỡ công trình gây hư hại nhà hàng xóm”

Căn nhà ông Cảnh liền kề công trình đang được phá dỡ. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan đơn thư của ông Nguyễn Trọng Cảnh (ngụ ngách 23, ngõ 82, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phản ánh nhà liền kề phá dỡ gây mất an toàn, ảnh hưởng tài sản, kết cấu nhà mình; đại diện Sở Xây dựng cho biết đã thực hiện kiểm tra, xác minh cũng như hỗ trợ UBND quận Đống Đa giải quyết theo thẩm quyền.

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Dấu hiệu gian dối trong hồ sơ khai tử “đại gia” nổi tiếng quận 8, TP HCM”, nhiều độc giả quan tâm, thắc mắc, đặt câu hỏi “chết thực tế ngày 20 nhưng gian dối khai tử lùi ngày thành 27/12 để làm gì?”. Đây cũng chính là vấn đề mà một số người liên quan sự việc đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Hà Nội: Thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024 , UBND Thành phố quyết định ban hành Quyết định số 6037/QĐ-UBND thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội” do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.