Tiền gửi của người dân được đảm bảo nhờ chính sách bảo hiểm tiền gửi

Tiền gửi của người dân được đảm bảo nhờ chính sách bảo hiểm tiền gửi.
Tiền gửi của người dân được đảm bảo nhờ chính sách bảo hiểm tiền gửi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần nguồn lực tài chính lớn cho đầu tư phát triển, tiền gửi huy động qua hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là hình thức đầu tư sinh lời giúp phát triển kinh tế bền vững, đồng thời được hưởng mức lãi suất hợp lý và được bảo vệ bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) .

Tiền gửi được Nhà nước cam kết bảo vệ

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tháng 8, lượng tiền của người dân gửi vào hệ thống ngân hàng đạt khoảng 43.723 tỷ đồng, tạo đỉnh mới với tổng lượng tiền gửi của người dân ở mức 6,43 triệu tỷ đồng. Mức tăng này cải thiện đáng kể so với mức 6.700 tỷ đồng tháng 7 liền trước, hay mức 35.300 tỷ đồng của tháng 6 và 14.700 tỷ đồng của tháng 5. Như vậy, đây là tháng thứ 13 liên tiếp, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng tăng. So với cuối năm 2022, tiền gửi của dân cư tăng thêm hơn 567.000 tỷ đồng, tương ứng với 9,68%, mức cao nhất từ trước đến nay.

Các chuyên gia nhận định, dù lãi suất huy động luôn duy trì xu hướng giảm trong phần lớn thời gian kể từ đầu năm 2023, nhưng kỷ lục về tiền gửi của dân cư vào hệ thống các ngân hàng liên tục bị xô đổ. Với những người gửi tiết kiệm, dù lãi suất huy động giảm nhưng với mức gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên lãi suất khoảng 5,5%-6,5%/năm, so với mức lạm phát 9 tháng khoảng 3,1% thì vẫn có mức lãi suất thực dương.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước không thuận lợi, hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, gửi tiết kiệm vẫn là kênh giữ tiền được nhiều người dân lựa chọn, trong đó không thể không kể đến lý do về độ an toàn cao của kênh đầu tư này.

BHTG là một công cụ chính sách mà Nhà nước sử dụng để đảm bảo an toàn cho tiền gửi của người dân. Tại Việt Nam, các hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) – cơ quan duy nhất thực thi chính sách BHTG - đã bảo vệ trực tiếp và góp phần bảo vệ gián tiếp người gửi tiền được quy định khá cụ thể trong Luật BHTG và các văn bản dưới luật. Hiện nay, BHTGVN đang bảo vệ cho người gửi tiền tại 1.280 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm 96 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.179 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô.

Kể từ khi thành lập ngày 09/11/1999 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/7/2000, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang lan rộng trên thế giới và tác động mạnh tới Việt Nam, BHTGVN đã phát huy tốt vai trò trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền thông qua việc chi trả BHTG. Một số quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc phá sản, gây thiệt hại lớn cho người gửi tiền.

Vào thời điểm đó, việc BHTGVN đứng ra chi trả BHTG khi tổ chức tín dụng phá sản, giảm rủi ro tổn thất cho người gửi tiền, lấy lại niềm tin công chúng; góp phần tránh những tác động dây chuyền ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng cũng như đảm bảo trật tự, an ninh xã hội tại các địa phương. Sau 24 năm hoạt động, BHTGVN đã chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại 39 tổ chức tham gia BHTG, đảm bảo quyền lợi cho những người gửi tiền quy mô nhỏ, dễ bị tổn thương.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm hiện nay là 125 triệu đồng cho tiền gửi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG. Hạn mức này được đánh giá và quy định theo từng thời kỳ, đảm bảo hướng tới thông lệ quốc tế và bảo hiểm toàn bộ cho trên 90% người gửi tiền.

Chính sách BHTG góp phần giảm thiểu rủi ro hoạt động ngân hàng

Hoạt động giám sát, kiểm tra là nghiệp vụ quan trọng của tổ chức BHTG nhằm gián tiếp bảo vệ người gửi tiền. Giám sát và kiểm tra phát hiện vi phạm của các tổ chức tham gia BHTG, từ đó đề xuất, cảnh báo, khuyến nghị để TCTD chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Luật Các TCTD sửa đổi năm 2017 cũng bổ sung quy định về áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước khi đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt để xử lý tổ chức có dấu hiệu yếu kém nhưng chưa đến mức phải kiểm soát đặc biệt. Theo đó, BHTGVN hỗ trợ NHNN trong quá trình phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các TCTD yếu kém thông qua giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt.

Trên thực tế, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền và hệ thống ngân hàng nói chung, BHTGVN đã thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên nhằm theo dõi sát tình hình, diễn biến của các tổ chức tham gia BHTG.

BHTGVN đang áp dụng các tiêu chuẩn giám sát tiên tiến nhất theo thông lệ quốc tế và theo hướng dẫn của Hiệp hội BHTG quốc tế. Đồng thời, BHTGVN đang tăng cường công tác giám sát, hướng tới đáp ứng yêu cầu chuyển dịch từ giám sát tuân thủ sang giám sát rủi ro và cảnh báo sớm.

Dữ liệu giám sát không chỉ được sử dụng để phân tích, đánh giá mà còn là thông tin đầu vào khi BHTGVN thực hiện kiểm tra tại chỗ theo kế hoạch. Cụ thể, BHTGVN kiểm tra hiện trạng hồ sơ pháp lý về BHTG; kiểm tra việc niêm yết chứng nhận tham gia BHTG; kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo; kiểm tra việc tính và nộp phí.

Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm đối với các QTDND xếp nhóm 4, nhóm 5 theo kết quả phân loại hoạt động giám sát. BHTGVN cũng thực hiện kiểm tra theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN, đối chiếu cụ thể tiền gửi, tiền vay của các TCTD.

Với sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng số, việc đảm bảo an toàn đối với tiền gửi tại các TCTD cũng trở nên cấp thiết hơn.

Với sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng số, việc đảm bảo an toàn đối với tiền gửi tại các TCTD cũng trở nên cấp thiết hơn.

Việc theo dõi sát tình hình hoạt động, phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn của tổ chức tham gia BHTG đã giúp BHTGVN có cái nhìn vừa toàn diện, vừa chi tiết về các tổ chức này. Qua đó, BHTGVN cảnh báo các sai phạm, rủi ro để tổ chức tham gia BHTG kịp thời khắc phục, đồng thời báo cáo NHNN để cơ quan quản lý ngành ngân hàng nắm bắt, can thiệp khi cần thiết. Với vai trò là một thành viên của mạng an toàn tài chính quốc gia, tổ chức BHTG đã góp phần kiểm soát những vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Với sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng số, hoạt động huy động tiền gửi ngày càng đa dạng, thúc đẩy tốc độ xử lý gửi tiền được nhanh và tiện lợi hơn. Cùng với đó, việc đảm bảo an toàn đối với tiền gửi tại các TCTD cũng trở nên cấp thiết hơn. Vì vậy, BHTGVN cần phát huy hơn nữa hiệu quả của chính sách BHTG cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, không ngừng nâng cao tính sẵn sàng và khả năng phản ứng cả trong điều kiện bình thường lẫn khi phát sinh vấn đề trong hệ thống ngân hàng.

Đọc thêm

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế

Ông Phạm Đức Hậu - Phó Giám đốc Ban Khách hàng DN BIDV - phát biểu tại Diễn đàn.
(PLVN) - Tại “Diễn đàn doanh nghiệp (DN) Hỗ trợ DN do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững” vừa được tổ chức ngày 17/04 vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia đồng hành và chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Hiệu quả từ chương trình tín dụng chính sách cho vay ưu đãi

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng.
(PLVN) - Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tích cực triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách cho vay ưu đãi. Tính đến 31/12/2023, việc giải ngân đã đạt 100% tổng quy mô chính sách được Quốc hội quyết nghị; Kết quả hỗ trợ lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách cũng hoàn thành 99,8% kế hoạch…

HDBank chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu, tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ cao

HDBank chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu, tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ cao
(PLVN) -  Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với phương án chia cổ tức 2023 lên đến 25% gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 đạt 15.852 tỷ đồng, tăng 22%, và dự kiến cổ tức năm 2024 đạt tới 30% (tối đa 15% tiền mặt).

Sacombank bác bỏ tin đồn về ông Dương Công Minh

Sacombank đang hoạt động ổn định và hiệu quả
(PLVN) - Ngày 01/4/2024, một tài khoản cá nhân đăng tải thông tin liên quan đến việc Chủ tịch HĐQT Sacombank - ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh vì có liên quan đến một vụ án kinh tế đang được xét xử trong thời gian gần đây.

BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

Đại diện BIDV và đối tác cùng thực hiện nghi thức ra mắt hệ thống BIDV Open API
(PLVN) - Sau gần 4 tháng ra mắt kể từ ngày 29/11/2023, đã có gần 60 đối tác trải nghiệm hệ thống BIDV Open API (với hơn 17.000 lượt thử nghiệm trên môi trường sandbox) và đăng ký tích hợp với BIDV sau khi trải nghiệm...

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Nỗ lực thực hiện sứ mệnh kiến tạo động lực phát triển của nền kinh tế

Lễ ký kết với Điện Việt - Lào.
(PLVN) -  Trải qua gần 18 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự ủng hộ của các Bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan Trung ương và địa phương để VDB thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước.