Tiền đề quan trọng tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng

Tiền đề quan trọng tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng
(PLVN) - Từ cổ chí kim, tham nhũng, lãng phí là những hiện tượng xã hội liên quan đến quyền lực nhà nước và nó có tính toàn cầu không phải là câu chuyện riêng của một quốc gia, một dân tộc nào. 

Lịch sử cho thấy, việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí không thể giải quyết quyết dứt điểm một sớm, một chiều được, chừng nào còn nhà nước, quyền lực bị tha hóa, xã hội còn “đất” cho sự tồn tại tham lam, ích kỷ của con người thì vẫn còn tệ tham nhũng và lãng phí. Tham nhũng, lãng phí là một trong những trở ngại lớn nhất đe dọa sự ổn định xã hội và sự tồn tại, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, niềm tin của nhân dân với chế độ bị xói mòn và tổn thương.

Lịch sử đã chứng minh ở một số quốc gia khi tệ tham nhũng, lãng phí trở lên trầm trọng, nó làm cho bộ máy nhà nước rệu rã, mục nát, thậm chí dẫn tới diệt vong cả một nhà nước, một chế độ.

Ở Việt Nam, ngay sau ngày Cách mạng Tháng tám thành công (ngày 19/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mặt trái của quyền lực, Người đã chỉ rõ rằng: “ Có những người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng hoặc độc hành độc đoán hoặc “dĩ công vi tư”, thậm chí dùng phép công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và đoàn thể”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nhiều thói hư, tật xấu, cần phải tẩy sạch trong cán bộ, đảng viên như bè phái, quân phiệt, quan liêu, hách dịch, hoạch họe với dân. 

Năm 1952, Bác Hồ đã chỉ rõ những tệ nạn chủ yếu cần phải phòng, chống đó là quan liêu, tham ô, lãng phí. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh những tệ nạn đó là tội ác, là kẻ thù khá nguy hiểm của nhân dân, là bạn đồng hành của thực dân phong kiến, là giặc nội xâm, phá từ trong phá ra, những kẻ phạm tội này cũng như phạm tội làm việt gian, mật thám. 

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguồn gốc của các tệ nạn xấu xa đó là chủ nghĩa cá nhân. Ngày 03/02/1960, nhân ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố bài báo của Người với tiêu đề “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quyét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Trước khi đi xa, trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân”.

Tham nhũng, lãng phí gây ra nhiều tác hại, bị xã hội kịch liệt lên án và tìm nhiều biện pháp để phòng chống. Trong lịch sử đã có những quốc gia thành công trong công việc khó khăn này điển hình như nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa…vì đội ngũ cán bộ của họ đã cơ bản đạt được tiêu chí “Bốn không”, đó là: Không thể, không dám, không cần và không muốn tham nhũng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp tổ chức chỉ đạo xét xử vụ án Trần Dụ Châu, người phụ trách quân nhu trong Quân đội ta, ông Trần Dụ Châu đã lợi dụng vị trí công tác đã tiêu xài xa hoa, lãng phí tiền của quốc gia, trong khi đó cán bộ, chiến sỹ, nhân dân ta đang phải chịu đói, rét, Trần Dụ Châu bị kết án tử hình đã được Báo Cứu quốc thông tin đầy đủ liên tục trên 04 số báo, qua đây cho thấy việc xét xử nghiêm minh những kẻ tham nhũng, lãng phí là hết sức cần thiết, sự việc này được chiến sỹ, nhân dân ta rất đồng tình.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn điển hình như: Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục từ năm 2013-2014, Nghị định số 107/2006/NĐ-CP, của Chính phủ về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý,  Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa XIII, nghị quyết Trung 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”, trong đó có nội dung quan trọng là phòng, chống tham nhũng, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) đã ban hành Kết luận số 21-KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng đấu tranh với với tội phạm kinh tế, chức vụ và tham nhũng, Trung ương Đảng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng…Chính vì vậy công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả bước đầu quan trọng:

Năm 2004, Chính phủ đã chỉ đạo tiến hành thanh tra nhiều dự án trọng điểm đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm, thu về cho ngân sách nhà nước 1.0000 tỉ đồng, đồng thời chỉ đạo thanh tra trên cả nước về quản lý, sử dụng đất đai, các vụ việc tiêu cực ở một số tổng công ty, các công trình như công trình xây dựng kho xăng dầu Đình Vũ…Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập 6.000 đoàn để tiến hành kiểm tra tại nhiều tỉnh, ban cán sự Đảng và 17.000 đơn vị về việc lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các ngành, các địa phương tiến hành kiểm tra, thanh tra các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi việc kiên cố hóa kênh mương, xây dựng trường học, đánh bắt cá xa bờ, xây dựng cụm huyện dân cư, khởi tố gần 200 vụ án tham nhũng, trong đó có nhiều vụ gây hậu quả nghiêm trọng như: như phân bổ hạn ngạch hàng dệt may ở Bộ Thương mại, các vụ tham nhũng ở Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty hàng hải…

Năm 2013, qua thống kê của cơ quan chức năng có 25 bộ, ngành, địa phương báo cáo đã tự phát hiện tham nhũng, qua kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức đã có tiến bộ hơn so ới nhiều năm trước, điển hình Bộ Công an đã làm rõ và xử lý kỷ luật 336 cán bộ, chiến sỹ có sai phạm liên quan đến tham nhũng. Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành 150 cuộc kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính 22.821 tỷ đồng, kiên nghị và xử lý khác 1.065 tỷ đồng. Kết quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng trong năm 2013 như sau: Cơ quan Điều tra đã khởi tố 272 vụ; Viện Kiểm sát đã truy tố 293 vụ; Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 271 vụ/566 bị cáo. Do có sự chỉ đạo tập trung, kịp thời và sâu sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, với cơ chế xử lý hợp lý và quyết tâm cao của các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương, công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng đã được tập trung, đẩy mạnh, tạo chuyển biến tương đối rõ nét, thể hiện: Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã được đẩy nhanh hơn; nhiều vụ án được mở rộng điều tra, các vụ án thuộc nhóm tham nhũng xử án treo, cải tạo không giam giữ giảm dần; nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật, điển hình như: Vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các bị cáo Vũ Quốc Hào, Đặng Văn Hai bị Tòa tuyên phạt mức án tử hình, vụ án tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) bị cáo Nguyễn Thanh Huyền bị tòa tuyên tuyên mức án 30 năm tù giam, vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Phòng giao dịch Ngân hành Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh , bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như bị tòa tuyên mức án chung thân, vụ án tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tòa tuyên mức án tử hình, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhận hối lộ, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Đăks Lắk- Đăk Nông, bị cáo Vũ Việt Hùng bị toàn tuyên phạt mức án tử hình, 03 bị cáo Cao Bạch Mai, Nguyễn Thị Vân, Trần Thị Xuân bị tòa tuyên phạt mức án chung thân…các vụ án trên được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Trên cơ sở kết luận kiểm tra, giám sát của các Đoàn công tác liên ngành, Ban Chỉ đạo đã tiếp tục bổ sung 43 vụ án, 25 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh…

Thời gian vừa qua và hiện nay, đã và đang đưa ra xét xét xử một số đại án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, trong đó, điển hình như: Vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty thương mại và dịch vụ Agribank; vụ án đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ  xảy ra tại Tổng công ty xây dựng đường thủy Việt Nam; Vụ án tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Vinashin, Xét xử một số đại án tham nhũng, kinh tế nghiệm trọng như: Đại án 9.000 tỉ, bị cáo Phạm Công Danh lĩnh án 30 năm tù; vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quat nghiêm trọng xảy ra tại Công ty in, thương mại và dịch vụ Agribanhk; vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Tổng công ty đường thủy Việt nam; Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiệm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Qũy hỗ trợ phát triển Băc Nin; Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cho vay lãi nặng, xảy ra tại Phòng giao dịch Điên Biên Phủ; Vụ án Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Trịnh Xuân Thanh bị tuyên mức án chung thân; các vụ án có liên quan đến ông Đinh La Thăng (Nguyên UVBCT, nguyên Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh…

Việc thành lập, củng cố về tổ chức, hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống than nhũng, lãng phí đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã nhanh chóng ổn định về tổ chức và hoạt động; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, phức tạp. Việc Ban Chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo tập trung theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và việc thành lập các Đoàn công tác liên ngành kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng được dự luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá cao quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần quan trọng tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Những kết quả nêu trên đã thể hiện quyết tâm và sức mạnh, cũng như khả năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội ở nước ta hiện nay. Đây được coi là tiền đề tích cực, có ý nghĩa hết sức quan trọng để tiếp tục thực hiện ngày càng hiệu quả hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới, góp phần xây dựng đất nước ta “Ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như ước nguyện của Bác Hồ kính yêu! 

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.