Tiếc thương vị 'Bồ tát' của bệnh nhi Việt - Giám đốc Viện nhi Trung ương Lê Thanh Hải

 Giáo sư, Tiến sĩ  Lê Thanh Hải
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Hải
(PLVN) - Sự ra đi quá đột ngột của  GS.TS Lê Thanh Hải, cư dân mạng đã bày tỏ lòng tiếc thương ông. Họ gọi ông là một vị "Bồ tát" hiền đức, dành cả đời chăm sóc sức khỏe trẻ em của Việt Nam. 

Trước thông tin GS. TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, đột tử vào chiều 31/1.tại nơi ông công tác, "cư dân mạng" đã chia sẻ nhiều kỷ niệm, hình ảnh về ông và bày tỏ tiếc nuối về sự ra đi của một vị bác sĩ tài đức, hiền hậu.

Tài khoản Facebook có tên Minh Quang viết:

Tôi vinh dự được tiếp xúc với Bác sĩ Lê Thanh Hải từ tháng 4/2005, khi ông đang là Trưởng khoa Cấp cứu lưu - Bệnh viện Nhi TW.

Thời điểm đó, tôi sinh cháu thứ 2 ở Viện Việt Nhật, cháu chào đời khỏe mạnh, khóc to nhưng chỉ được mấy tiếng đã nôn ra mật xanh mật vàng và không chịu bú.

Bệnh viện cho cháu vào phòng cách ly, theo dõi, làm các xét nghiệm.... Sau 4 ngày điều trị, bệnh cháu trở nặng, sốt cao trên 39 độ, bụng căng chướng như sắp vỡ...

Bác sĩ căng thẳng gọi gặp riêng làm công tác tư tưởng cho tôi: “Con chị bị hoại tử ruột, nhiễm trùng máu, tiên lượng xấu”... Bầu trời như sụp đổ xuống chân tôi...

Gia đình tôi quyết định mạo hiểm xin ra viện, thuê taxi đưa cháu đến thẳng Viện Nhi Trung ương. Bác sĩ Hải thăm khám ngay cho con tôi rồi chỉ định đặt ống thông hậu môn cho cháu. Nhìn bụng con từ từ xẹp xuống, tôi thấy đỡ căng thẳng nhiều. Bằng chất giọng Huế ấm áp, ông nói “Bệnh của cháu không nặng cũng không nhẹ, gia đình cứ yên tâm tin tưởng vào bác sĩ”. Nghe ông nói mà tôi chứa chan hi vọng! Vậy là con tôi có khả năng được sống rồi!

Thế rồi con tôi được Bác Hải điều trị cho trong gần 2 tuần. Ngày nào bác cũng thăm khám, điều chỉnh thuốc cho phù hợp, ân cần hỏi han từng bệnh nhân trong khu cấp cứu lưu. Con tôi đã hồi phục từng ngày một cách thần kỳ trong niềm hạnh phúc vô hạn của gia đình. Bác sĩ Hải đã cứu sống con tôi. Ơn này là ơn cứu mạng, không bao giờ tôi quên! Và chắc chắn bác cũng đã mang lại sự sống cho nhiều em bé nữa, mang hạnh phúc cho biết bao gia đình!

Khi biết ông trở thành Giám đốc Bệnh viện Nhi, tôi thấy đó quả là một sự lựa chọn chuẩn xác tuyệt vời!

Hôm nay, nghe tin ông đột ngột qua đời, tôi vô cùng thương tiếc! Tiếc vô cùng một con người nhân hậu, một GS, Bác sĩ tài đức mà trình độ và kinh nghiệm đang ở đỉnh cao!

Xin thành kính tưởng nhớ ông - người Bác sĩ tận tâm của bệnh nhi Việt Nam! Trái tim ông đã đập nhịp cuối cùng ở đúng nơi mà ông dành trọn đời cống hiến!

Bày tỏ cùng niềm tiếc thương vô hạn, Facebook có tên Linh Phạm Thùy chia sẻ:" Trời ơi! Nếu không có bác ý cháu không còn được sống trên cuộc đời này đâu ạ, hôm qua bố cháu vẫn nhắc đến việc cháu là do chính tay bác ý dành giật mạng sống về cho. Bố cháu bảo mang cháu vào viện đúng lúc bác đang ăn cơm vậy mà bác bỏ hết để quay sang cứu cháu".

Tâm tâm niệm niệm về chăm sóc sức khỏe trẻ em, trong nhiều năm qua, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã dành không ít công sức để tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên y tế chuyên ngành nhi khoa, nâng cao trình độ chuyên môn vững vàng cho họ tại cơ sở,  nâng cấp phương tiện vận chuyển cấp cứu - yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả công tác hồi sức cấp cứu nhi.

GS.TS Lê Thanh Hải được cộng đồng các bà mẹ, giới chuyên môn xếp vào danh sách 22 bác sĩ nhi khoa giỏi theo từng chuyên khoa ở Hà Nội. GS.TS Lê Thanh Hải là bác sĩ nội nhi có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, đã xuất bản và đồng xuất bản hơn 150 bài báo khoa học trên các tạp chí y khoa trong và ngoài nước.

"Đất nước mất đi một nhân tài, người bệnh mất đi một niềm tin tinh thần"

"Một năm toàn là mất mát đau thương, dịch bệnh thì hoành hành, mất đi một người có nhiều sự cống hiến cho ngành y học, mong bác yên nghỉ"

"Ngay cả những bác sĩ — chuyên môn rất cao — cũng không biết khi nào bệnh tật , rủi ro có thể xảy ra với mình. Áp lực công việc khiến họ không thể có nhiều thời gian chăm sóc sức khoẻ cho bản thân"

"Sao người vừa có đức và có tâm lại ra đi sớm thế, thương tiếc một tài năng, một vị bác sĩ đáng kính"

"Tiếc, thương một vị bồ tát giữa dương gian"

"Hội chứng đột tử lại cướp đi một nhân tài của ngành y"

"Trái tim ông đã đập nhịp cuối cùng ở đúng nơi mà ông đã trọn đời cống hiến"

"Công trình" lớn mà GS.TS Hải đã thực hiện trước khi mất tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khai trương Hệ thống hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth). Qua hệ thống Telehealth, từ điểm cầu của Bệnh viện Nhi Trung ương đã kết nối đến 168 điểm cầu tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong cả nước.  Nhờ đó, các cơ sở y tế tuyến dưới có thể được hỗ trợ trong công tác khám, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh cho trẻ em và đào tạo cán bộ y tế tại cơ sở theo hình thức trực tuyến.

"Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cơ sở" là tình yêu lớn mà GS.TS Lê Thanh Hải đã dành hầu hết thời gian, công sức nỗ lực phấn đấu, góp sức. Khi nhậm chức giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, tóc GS Lê Thanh Hải còn đen. Nhưng mái đầu ông đã bạc trắng sau một thời gian ở vị trí mới.

Một số hình ảnh của Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, GS.TS Lê Thanh Hải trước khi qua đời:

GS, TS, BS Lê Thanh Hải đến cổ động cho một chương trình hiến máu cho bệnh nhi (ảnh: danviet)
GS, TS, BS Lê Thanh Hải đến cổ động cho một chương trình hiến máu cho bệnh nhi (ảnh: danviet)
GS, TS, BS Lê Thanh Hải trong một chương trình khám từ thiện (ảnh: FBNV)
 GS, TS, BS Lê Thanh Hải trong một chương trình khám từ thiện (ảnh: FBNV)
GS, TS, BS Lê Thanh Hải - Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, trực tiếp thăm khám cho các trẻ em tại Thọ Xuân, Thanh Hóa ((ảnh: BV Nhi TƯ)
 GS, TS, BS Lê Thanh Hải - Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, trực tiếp thăm khám cho các trẻ em tại Thọ Xuân, Thanh Hóa ((ảnh: BV Nhi TƯ)
GS, TS, BS Lê Thanh Hải- Giám đốc bệnh viện nhi Trung ương; đồng chí Lê Quang Trung, PCT UBND huyện Triệu Sơn thăm, tặng quà các bệnh nhân đang điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Triệu Sơn (ảnh: trieuson.gov)
GS, TS, BS Lê Thanh Hải- Giám đốc bệnh viện nhi Trung ương; đồng chí Lê Quang Trung, PCT UBND huyện Triệu Sơn thăm, tặng quà các bệnh nhân đang điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Triệu Sơn (ảnh: trieuson.gov) 

GS.TS Lê Thanh Hải sinh năm 1961, tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.

Năm 2010, ông được phong hàm Phó giáo sư và đến năm 2018 được phong Giáo sư. Ông cũng được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân năm 2017.

Tháng 4/2013, ông được Bộ Y tế bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. Năm 2018, ông tiếp tục được Bộ Y tế bổ nhiệm lại chức vụ Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngoài ra ông còn nắm giữ nhiều vị trí quan trọng, như: Phó trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội; Viện trưởng Viện nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em; Giám đốc Trung tâm Tim mạch Nhi khoa của bệnh viện…

Giáo sư Hải là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nhi khoa. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý Nội Nhi như bệnh tim mạch, bệnh lý thần kinh, bệnh tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, bệnh tiết niệu...

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.