Thực hư thông tin đề xuất đổi tên xe buýt thành 'xe khách thành phố'

Việc đề xuất đổi tên xe buýt thành "xe khách thành phố" đang khiến dư luận xôn xao. Ảnh: vtcnews
Việc đề xuất đổi tên xe buýt thành "xe khách thành phố" đang khiến dư luận xôn xao. Ảnh: vtcnews
(PLVN) - Thông tin Bộ GTVT đề xuất đổi tên xe buýt thành “xe khách đường phố” tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) khiến dư luận xôn xao.

Dự thảo với chi tiết đổi tên được đưa ra các hội thảo góp ý, lập tức nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Cụ thể tại Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Bộ GTVT đưa ra dự thảo ở Điều 3, phần giải thích từ ngữ trong Luật này nêu rõ: “Xe ô-tô khách thành phố là xe ô-tô chở người từ 10 chỗ trở lên, kể cả người lái, có kết cấu và trang bị để vận chuyển hành khách trong thành phố và vùng lân cận; trên xe có bố trí các ghế ngồi, chỗ đứng cho hành khách; cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc dừng, đỗ xe thường xuyên”.

Nội dung trên đồng nghĩa với việc thuật ngữ "xe buýt" sẽ không được sử dụng trong văn bản Luật mà thay vào đó là "xe ôtô khách thành phố".

Điều này đã khiến nhiều người “khó hiểu” bởi tên gọi xe buýt vốn gần gũi, thân thuộc với người dân Việt Nam mấy chục năm nay, kể từ khi loại phương tiện công cộng này xuất hiện. Không hiểu mục đích mà đơn vị soạn thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi hướng đến khi đưa ra đề xuất này là gì nhưng với đề xuất đòi đổi tên xe buýt thành “xe khách thành phố”, Bộ GTVT một lần nữa lại trở thành tâm điểm tranh cãi của dư luận.

Theo lý giải của đại diện Bộ GTVT trên báo chí, dự thảo luật Giao thông đường bộ quy định 3 loại hình kinh doanh vận tải hành khách gồm: xe hợp đồng, xe taxi và xe buýt. Trong đó, xe buýt chia làm 2 loại là xe buýt nội đô và xe buýt liên tỉnh.

Tên gọi xe buýt vẫn giữ nguyên, song xét về loại hình phương tiện kinh doanh thì xe buýt nội đô sẽ là loại xe ô tô khách thành phố theo QCVN 2015, chứ không phải thay đổi tên xe buýt sang xe khách thành phố. Luật Giao thông đường bộ trước đây không quy định cụ thể loại hình phương tiện với xe buýt, song với dự thảo luật Giao thông đường bộ sửa đổi chỉ nói rõ hơn về quy định phương tiện loại hình vận tải là xe buýt.

Trong Quy chuẩn 6211:2003 về phương tiện giao thông đường bộ do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành năm 2003, ô tô khách thành phố (urban bus) được định nghĩa là loại hình “được thiết kế và trang bị để dùng trong thành phố và ngoại ô; loại ô tô này có các ghế ngồi và chỗ đứng cho hành khách; cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc đỗ xe thường xuyên”.

Tại QCVN 10:2015/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố, cũng quy định “xe ô tô khách thành phố (urban bus) là xe ô tô khách được thiết kế và trang bị để dung trong thành phố và ngoại ô, loại xe ô tô này có bố trí các ghế ngồi và chỗ đứng cho khách, cho phép khách di chuyển phù hợp với việc dừng, đỗ xe thường xuyên”.

Mặc dù có đại diện Bộ GTVT lý giải về việc giữ nguyên tên gọi xe buýt, thì theo góp ý của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM hôm 30/9 vừa qua, thuật ngữ “xe khách thành phố” này khá lạ lẫm với người dân, không gần gũi với thực tiễn.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.