Theo Nghị định 107 và 108/2010/NĐ-CP, người lao động được hưởng mức lương mới từ 1-1-2011. Nhưng một số doanh nghiệp tìm cách giảm thu nhập của người lao động.
Công nhân Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long yên tâm sản xuất vì được hưởng mức lương mới từ 1-1-2011, có việc làm ổn định Ảnh: Minh Hải |
Nhiều “chiêu” giảm lương, cắt thưởng
Một doanh nghiệp trên địa bàn quận Dương Kinh trước đây thực hiện mức lương 1,19 triệu đồng/tháng (cao hơn mức lương tối thiểu theo quy định Nghị định 98/2009/NĐ-CP) cho người lao động. Khi Chính phủ ban hành Nghị định 107, viện lý do tình hình khủng hoảng tài chính tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Vì vậy, từ tháng 10-2010, doanh nghiệp này điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động theo vùng xuống mức 1,05 triệu đồng/tháng (bằng đúng mức lương tối thiểu theo quy định).
Ngoài phần lương cơ bản được hưởng theo quy định, Công ty TNHH quốc tế Vĩnh Chân thực hiện các mức thưởng chuyên cần cho người lao động. Nhưng sau khi có quy định mới của Chính phủ về tăng mức lương cơ bản, công ty thực hiện tăng lương cho người lao động nhưng lại tìm mọi cách để cắt giảm tiền thưởng do mắc các lỗi không quẹt thẻ, đi làm muộn, nói chuyện trong khi làm việc, nói chuyện điện thoại trong khi làm việc... Như vậy, tổng thu nhập của người lao động trên thực tế không tăng, hoặc tăng không nhiều so với thời điểm trước khi tăng lương theo quy định. Hoặc có doanh nghiệp thực hiện mức khoán năng suất lao động cao hơn 1,5 lần so với mức hiện tại, nhưng đơn giá khoán không tăng hoặc tăng rất ít.
Khi được hỏi, sử dụng biện pháp phạt này, doanh nghiệp được lợi gì thì một cán bộ công đoàn cho biết, lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều chấp hành nghiêm quy định về pháp luật lao động. Tuy nhiên, cấp dưới thực hiện (chủ yếu là người Việt
Tăng cường kiểm tra, giám sát
Trưởng Ban chính sách pháp luật (Liên đoàn Lao động thành phố) Bùi Thị Hân cho biết: Tổng hợp nhanh từ công đoàn các cấp cho thấy, các doanh nghiệp cơ bản chấp hành nghiêm, thực hiện việc tăng lương tối thiểu cho người lao động, điển hình như các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nô-mu-ra và nhiều doanh nghiệp khác…Với những doanh nghiệp chưa thực hiện, những đơn vị nào có tổ chức công đoàn cần tư vấn, tham mưu với doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện nghiêm theo quy định, đồng thời Ban Chính sách pháp luật tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện.
Vì vậy, để các doanh nghiệp tự giác thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ, các cấp công đoàn và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội cần phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người sử dụng lao động các quy định của pháp luật. Các ngành tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý doanh nghiệp vi phạm. Với những doanh nghiệp cố tình dây dưa, chậm thực hiện nên kiến nghị chế tài xử phạt mạnh, mức phạt tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức doanh nghiệp không thực hiện chính sách, gây thiệt hại cho người lao động (bởi thực tế, chế tài xử phạt doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm cho người lao động khá thấp, chỉ vài chục triệu đồng, trong khi mức trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể lên tới hàng tỷ đồng).
Trong đợt kiểm tra năm 2010, Đoàn tiến hành kiểm tra tại các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ liên quan đến các vấn đề như ký hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội, thỏa ước lao động tập thể... Kết quả cho thấy, có 6 doanh nghiệp không thực hiện bất kỳ chính sách pháp luật nào với người lao động, chiếm 26%. Đó là Công ty cổ phần Trung Kiên, Trường Cao đẳng Bách Nghệ, Công ty cổ phần thương mại và xây dựng VIP, Công ty TNHH Vũ Gia, Nhà máy kính Kiến An, Công ty TNHH vận tải Hoàng Long. Thực hiện đầy đủ pháp luật lao động chỉ có 1 đơn vị là Công ty cổ phần bao bì Xi-măng, chiếm 0,43% trong tổng số doanh nghiệp được kiểm tra.
|
Bên cạnh đó, người lao động cần được tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể và cùng tham gia giám sát. Khi có những vấn đề vướng mắc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, hãy liên hệ đến tổ chức công đoàn quận, huyện, nơi doanh nghiệp đứng chân để được tư vấn, hướng dẫn và được bảo vệ.
Hoàng Dũng