Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kịch bản đối phó với làn sóng mới lây nhiễm COVID-19

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nhanh chóng dập dịch COVID-19 trước Tết.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nhanh chóng dập dịch COVID-19 trước Tết.
(PLVN) - Tại cuộc chiều 29/1 ngay sau khi kết thúc ngày làm việc thứ 5 của Đại hội XIII, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về công tác phòng chống COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nhanh chóng dập dịch trước Tết.

Nhấn mạnh, trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” vẫn còn nguyên giá trị, Thủ tướng lưu ý, “Virus chủng mới lây lan rất nhanh, chúng ta cần hành động nhanh hơn, xét nghiệm nhanh trên diện rộng, thần tốc truy vết và thực hiện những biện pháp đồng bộ khác để ngăn chặn kịp thời và hiệu quả việc lây nhiễm ra cộng đồng ở các địa phương".

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: "phải nhanh chóng dập dịch trước Tết" và khoanh gọn các ổ dịch là nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay của cả hệ thống chính trị.

"Một tinh thần Việt Nam, quyết tâm của các cấp, các ngành và nhân dân trong phòng chống dịch kịp thời chính là thành tích chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Các cấp, các ngành phải đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan phòng chống dịch; tiếp tục thực hiện chiến lược lấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong và thực hiện chữa trị hiệu quả.

Bán sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống, giải pháp để đối phó với làn sóng mới lây nhiễm COVID-19. Các địa phương phải nêu cao cảnh báo dịch, kìm hãm tốc độ và chặn đứng lây nhiễm trong thời gian sớm nhất; đảm bảo xét nghiệm nhanh trên diện rộng đối với tất cả người có triệu chứng và những người tiếp xúc gần với người bệnh.

Thủ tướng đồng ý kích hoạt hệ thống bệnh viện dã chiến, đào tạo tập huấn lại cho các nhân viên y tế; đảm bảo năng lực cho hệ thống y tế để điều trị cả bệnh nhân COVID-19 và những bệnh nhân khác.

Những địa phương có ca nhiễm mới trong cộng đồng cần thực hiện giãn cách xã hội đối với những khu vực có nguy cơ cao, cần khoanh vùng hợp lý, chặt chẽ không nên làm quá rộng mà tê liệt các hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn nhưng cũng không làm quá hẹp để lây nhiễm có thể lan ra. Tiếp tục thực hiện mục tiêu nhưng phải ưu tiên bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, cần phát huy tinh thần 4 tại chỗ, các cấp ủy và chính quyền địa phương cần chủ động, sâu sát, sáng tạo, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch. Cho dừng các hoạt động không cần thiết, tập trung đông người; hạn chế tập trung đông người ở đám ma, đám cưới...

"Chúng ta phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để an lòng dân cả vùng dịch và vùng không có dịch; phòng dịch quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhưng vẫn phải bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là lo Tết cho người dân, cho nên vấn đề cung ứng hàng hóa cho vùng dịch cũng như bảo đảm cho nhân dân đón Tết an toàn, tươi vui là yêu cầu đặt ra đối với các cấp, địa phương" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở.

Thủ tướng yêu cầu ngành y tế, chính quyền địa phương phải chuẩn bị đầy đủ để thực hiện truy vết thần tốc, khoang vùng dập dịch triệt để, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung trong thời gian 21 ngày.

Các địa phương phải yêu cầu người dân thực hiện nghiêm “Thông điệp 5K” của Bộ y tế; hạn chế tối đa việc tổ chức các hoạt động liên hoan, tổng kết cuối năm, ở các vùng, miền trên cả nước chứ không chỉ là ở nơi có dịch.

“Bộ Y tế sớm trình Thủ tướng phương án sản xuất, mua vaccine trên tinh thần sử dụng ngân sách và xã hội hoá nguồn lực, bảo đảm quyền lợi cho người dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Một lần nữa Thủ tướng nhấn mạnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau khi xin ý kiến cấp uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ thì toàn quyền xử lý, quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, kể cả việc mua vật tư, thiết bị trong tình huống khẩn cấp.

Bộ Y tế cần tiếp tục thiết lập đường dây nóng. Các cấp, các ngành chức năng phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống tình trạng găm hàng, ép giá để thao túng thị trường, xử lý nghiêm vi phạm. Giãn cách xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, vì vậy, các địa phương cân nhắc sử dụng biện pháp này một cách cụ thể, bảo đảm cuộc sống cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.