Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh nhân Hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh nhân Hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).
Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng và cảm ơn Phó Thủ tướng Trương Quốc Thanh đã tham dự Hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Chính phủ hai nước về hợp tác trong lĩnh vực này trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trương Quốc Thanh cho rằng Hội nghị có ý nghĩa quan trọng để tiếp tục triển khai, cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, các định hướng chỉ đạo chiến lược của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, nhất là Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo phương hướng “6 hơn”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong rất nhiều công việc cần làm để cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc thì giao thông là lĩnh vực đột phá, khả thi và mang tính biểu tượng, có ý nghĩa quan trọng để kết nối chiến lược hai nền kinh tế, kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” của Việt Nam với Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Thủ tướng đề nghị trước mắt, hai bên tập trung thúc đẩy hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lạng Sơn - Hà Nội; Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trương Quốc Thanh nhất trí về ý nghĩa quan trọng của 3 tuyến đường sắt nói trên, giúp Việt Nam kết nối với Trung Á, châu Âu qua Trung Quốc và giúp Trung Quốc kết nối với ASEAN qua Việt Nam, trong đó tỉnh Vân Nam của Trung Quốc sẽ có đường ra biển gần hơn khi đi qua Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá các tuyến đường sắt này sẽ góp phần giúp hai nước Việt Nam - Trung Quốc “núi liền núi, sông liền sông” giảm chi phí logistics, giảm giá thành, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh nhân Hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Nhất trí với ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Quốc Thanh về phát huy mạnh mẽ vai trò của các doanh nghiệp trong triển khai các dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng điều quan trọng hai bên phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm”, “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện”, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.

Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc tập trung hỗ trợ Việt Nam trong 3 nội dung chính trong lĩnh vực đường sắt gồm: Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; nguồn vốn ưu đãi; đào tạo nhân lực; hai bên cùng rút kinh nghiệm từ các dự án trước đây để điều chỉnh, làm tốt hơn trong các kế hoạch, dự án hợp tác sắp tới.

Phó Thủ tướng Trương Quốc Thanh bày tỏ ấn tượng, đánh giá cao nội dung phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị WEF Đại Liên; nhất trí cao với các ý kiến, tầm nhìn, sự quan tâm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với việc kết nối kinh tế, kết nối giao thông giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, trong đó lĩnh vực đường sắt là một ưu tiên, nhất là sớm thúc đẩy triển khai 3 dự án đường sắt mà Thủ tướng đã đề cập.

Phó Thủ tướng cho biết Hội nghị về hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược giao thông lần này thu hút sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tích cực tham gia triển khai các dự án kết nối giao thông chiến lược giữa hai nước, nhất là vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương, cơ quan giữa hai nước, nhất là hai cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai các dự án theo định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo hai nước.

Nhân dịp này, qua Phó Thủ tướng Trương Quốc Thanh, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng Lý Cường vì sự đón tiếp nồng hậu, tình cảm và hợp tác hiệu quả dành cho đoàn Việt Nam trong chuyến công tác tham dự WEF và làm việc tại Trung Quốc lần này.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc: Nâng cao chất và lượng trong hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
(PLVN) - Trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7/2024 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, hoạt động của Thủ tướng trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này rất toàn diện, trong đó hơn một nửa các hoạt động tập trung vào lĩnh vực kinh tế.

Chống thất thu thuế trong thương mại điện tử

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp.
(PLVN) - Quốc hội hội yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, giám sát các trang mạng, ứng dụng thương mại điện tử và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời và chống thất thu thuế trong thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực sớm từ ngày 1/8/2024

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật.
(PLVN) - Với việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 được Quốc hội thông qua, các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực sớm ngày 1/8/2024.

Quốc hội thông qua Luật BHXH (sửa đổi)

Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Luật tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được thông qua, người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần.

Công khai ngân sách: Nhiều chỉ số tăng điểm

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. (Ảnh: VGP/ĐH)
(PLVN) - Kết quả khảo sát công khai ngân sách (OBS) 2023 đã ghi nhận những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai, minh bạch ngân sách khi tăng 7 điểm và 11 bậc so với Chỉ số công khai ngân sách (OBI) 2021.

Gỡ vướng cho quá trình thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. (Nguồn: D.T)
(PLVN) -  Chiều 28/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa các Bộ, ngành, các địa phương để góp ý vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Hà Nội phải tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Với vị trí đặc biệt quan trọng, TP Hà Nội phải phát huy vai trò tiên phong, cùng các bộ, ngành, cơ quan, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy quyết tâm “đã nói là làm, đã làm là có kết quả”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai có hiệu quả Đề án 06.

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội có chiếc 'áo' mới, đủ rộng để vươn tầm phát triển

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 28/6, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Nhấn mạnh đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của Thủ đô, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, với việc này, TP Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giờ đây thực sự được “mặc” một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển.

Chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo bộ, ngành, TP Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội.
(PLVN) - Sáng nay, 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP.

Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quang cảnh phiên họp thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 28/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).