Thủ tướng nêu 6 yêu cầu cần thực hiện trong chuyển đổi số

Thủ tướng phát biểu chỉ đạo Diễn đàn.
Thủ tướng phát biểu chỉ đạo Diễn đàn.
(PLVN) - Với nhận thức chuyển đổi số là đòi hỏi khách quan, không thể không làm nhưng Thủ tướng lưu ý trong triển khai phải tránh hai khuynh hướng: chủ quan, nóng vội và cầu toàn, từ đó, ông đưa ra 6 yêu cầu cụ thể trong triển khai chuyển đổi số.

Hôm nay, 11/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 3 với chủ đề “Chuyển đổi số - Động lực phục hồi và phát triển kinh tế”; Lễ công bố và trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021.

Đến dự và phát biểu chỉ đạo Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui được dự Diễn đàn, nhận thấy được sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số. Cạnh đó, Thủ tướng cũng lo lắng làm sao để các sản phẩm công nghệ số năm 2022 phải nhiều hơn, chất lượng cao hơn, người dân được hưởng lợi nhiều hơn so với năm này

Theo Thủ tướng, chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, phải làm, không làm là đứng lại phía sau, không làm là không phát triển được, còn làm được sẽ phục vụ cho phát triển chung, trong đó có phục vụ đất nước, con người, doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng cho rằng, chuyển đổi số là một xu thế toàn cầu, phải đặt trong tổng thể chuyển đổi toàn cầu, đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn cầu, không thể làm một mình, chạy một mình được, phải có sự đoàn kết, hợp tác, học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh tiếp cận toàn cầu, chuyển đổi số phục vụ toàn dân, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, thể hiện tâm tư, tình cảm và giải quyết cả bức xúc của người dân.

Vì vậy, chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực. Nghĩa là mọi chính sách hướng đến người dân, doanh nghiệp; người dân, doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số một cách tích cực, hiệu quả nhất; hài hoà lợi ích giữa nhân dân, doanh nghiệp và Nhà nước và chia sẻ rủi ro nếu thất bại.

Tán thành với một số ý kiến, Thủ tướng đặc biệt đề cao việc phải thể hiện tinh thần dân tộc trong chuyển đổi số, tinh thần dân tộc không tách rời xu thế thời đại, mối quan hệ quốc tế nhưng phải tự lực tự cường. Nguồn lực bên trong là chiến lược lâu dài, cơ bản, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá. Nguồn lực bên trong là truyền thống lịch sử văn hoá hào hùng, là giá trị, trí tuệ con người Việt Nam, còn nguồn lực bên ngoài là tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài bằng mọi hình thức.

Đất nước ta là một đất nước đang phát triển, trải qua nhiều năm chiến tranh, sau chiến tranh thì khoảng 10 năm bị bao vây cấm vận, rơi vào tình cảnh “đáy giếng, chân tường” mà đã ở tình cảnh này là phải vươn lên, thoát ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (giữa) trao giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (giữa) trao giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021.

Cũng theo Thủ tướng, chúng ta phải lưu tâm đến quản trị, thời đại bây giờ hội nhập thì phải quản trị toàn cầu, mức độ cao hơn, không loay hoay trong nhà được, từ ao hồ phải vươn ra biển lớn.

Giải đáp những vấn đề mà chuyển đổi số phải tham gia, Thủ tướng nêu quan điểm, chuyển đổi số phải thúc đẩy phát triển bền vững, cả chiều rộng lẫn chiều sâu; vào phòng chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ông miêu tả kỹ lưỡng tác động của dịch đến phát triển kinh tế để thấy được tầm quan trọng của phòng chống dịch mà chuyển đổi số cần phải phục vụ công cuộc phòng chống dịch.

Cạnh đó, chuyển đổi số phải phục vụ chống biến đổi khí hậu; phải phục vụ việc khắc phục cạn kiệt tài nguyên; phải phục vụ chuyển đổi xanh, năng lượng xanh, năng lượng sạch; phải phục vụ việc chuyển từ học tập trực tiếp sang trực tuyến, kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến. Chuyển đổi số cũng phải khắc phục tình trạng già hoá dân số bởi già hoá dân số là một nguy cơ, là một vấn đề của nhiều nước xung quanh chúng ta, nếu chúng ta không có tầm nhìn chiến lược thì không kịp trở tay.

Và trên hết, chuyển đổi số phải phục vụ cho cuộc sống người dân được ngày càng ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng. “Mong muốn doanh nghiệp làm được việc này, làm được là điều rất đáng quý”, Thủ tướng nhắn gửi.

Với nhận thức chuyển đổi số là đòi hỏi khách quan, không thể không làm nhưng Thủ tướng lưu ý trong triển khai phải tránh hai khuynh hướng: chủ quan, nóng vội và cầu toàn. Từ đó, ông đưa ra hàng loạt yêu cầu cụ thể.

Thứ nhất, phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đề ra đường lối, chủ trương thực hiện chuyển đổi số, tôn trọng, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.

Thứ hai, phải hoàn thiện thể chế, thể chế không phù hợp sẽ cản trở sự phát triển, thể chế phải xuất phát từ thực tiễn, tháo gỡ vướng mắc. Nhưng thể chế cũng không thể phủ hết mọi góc cạnh cuộc sống nên phải linh hoạt, đặt thể chế trong vận động phát triển, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn để giải quyết. Thủ tướng nhấn mạnh, đừng nói luật không cho phép, luật do con người tự xây dựng nên ta thấy không ổn thì tự ta phải tháo gỡ. Nhà nước pháp quyền không thể không có thể chế, do vậy thể chế vướng mắc, thiếu hụt ở đâu thì ta gỡ ở đó, không nóng vội nhưng không cũng bảo thủ.

Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển doanh nghiệp. Quản lý nhà nước ở đây là xây dựng chương trình, kế hoạch, xây dựng thể chế, chính sách, tạo nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật nhưng phải tạo được sự thông thoáng cho doanh nghiệp.

Đại biểu tham quan gian hàng về sản phẩm công nghệ số của VNPT trong khuôn khổ Diễn đàn.

Đại biểu tham quan gian hàng về sản phẩm công nghệ số của VNPT trong khuôn khổ Diễn đàn.

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp cần gì thì phải đề xuất, đề xuất nào thuộc thẩm quyền bộ, ngành thì bộ, ngành giải quyết, thuộc thẩm quyền Chính phủ thì Chính phủ giải quyết, vượt cấp thì sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. Nói thế không có nghĩa là ỷ lại đề xuất của doanh nghiệp mà Chính phủ cũng chủ động vào cuộc với doanh nghiệp, nhưng cần lưu ý là phải có sự tương tác, hợp tác, chia sẻ, cảm thông lẫn nhau giữa Nhà nước và doanh nghiệp để cùng triển khai tích cực, chủ động.

Thứ tư, phát triển nhân lực số, tài chính số. Theo Thủ tướng, chuyển đổi số phải có nhân lực, có Chính phủ số, chính quyền số, xã hội số mà không có công dân số thì Chính phủ, xã hội đó không sống được. Người dân, doanh nghiệp “nuôi” Chính phủ số tồn tại và phát triển. Còn tài chính số phải được tích luỹ, hoặc huy động qua tài trợ, viện trợ…

Thứ năm, chuyển đổi số phải dựa trên nền tảng sáng tạo, có kế thừa để ổn định và có đổi mới để phát triển. Đổi mới sáng tạo có động lực là từ khó khăn, thách thức để vươn lên, đặt ra mục tiêu cao hơn cho mình nhưng cũng cần bám sát thực tiễn.

Thứ sáu, phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu và công tác quản trị số. Thủ tướng phân tích, muốn làm gì cũng phải có dữ liệu, chúng ta có nhiều dữ liệu nhưng không kết nối với nhau trong khi dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng, kể cả trí tuệ nhân tạo (AI) cũng phải dựa trên dữ liệu. Dữ liệu phải được tích luỹ, tập hợp, lưu trữ, khai thác có hiệu quả.

Về dữ liệu, Thủ tướng gợi ý nên phát triển cơ sở dữ liệu liên quan đến văn hoá, dữ liệu thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng, thuế, hải quan, đất đai, con người, logistics, giáo dục đào tạo…

Một lần nữa chúc mừng các doanh nghiệp đạt giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021, Thủ tướng đánh giá chúng ta đã thể hiện quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn và điều cần làm là hành động quyết liệt, làm cho có hiệu quả để người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước ta hùng cường, thịnh vượng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong năm 2021 mặc dù đại dịch bùng phát mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp và doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vẫn tăng trưởng gần 10%.

Năm 2021, đã có nhiều hơn các sản phẩm số Việt Nam tiêu biểu, hướng vào việc giải các bài toán Việt Nam, số sản phẩm ra nước ngoài đã có nhiều hơn, thứ hạng Việt Nam về công nghệ số đã tăng lên.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số nhận lấy trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Các nền tảng số quốc gia được nêu tên và được giao cho từng doanh nghiệp. Nhận phát triển các nền tảng số này là nhận sứ mệnh quốc gia bởi vì các nền tảng này chính là hạ tầng của nền kinh tế số và không chỉ vậy, chúng còn giữ lại Việt Nam tài nguyên dữ liệu của người Việt Nam.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...