"Đợt thi ĐH, hai mẹ con em bắt xe lên Hà Nội. 12.000 đồng/một suất cơm nhưng không đủ tiền mua hai suất, mẹ toàn nhường em ăn để lấy sức học”, thủ khoa ĐH Bách Khoa Phạm Văn Khánh nhớ lại. >> Cảnh nghèo của cô thủ khoa điểm 30/30 >> Thủ khoa 29,5 điểm chưa một lần đến lò luyện thi >> Gặp thủ khoa mồ côi điểm 30/30 Đỗ thủ khoa Trường ĐH Bách khoa với 29,5 điểm, Phạm Văn Khánh thôn An Cư, Trầm Lộng, Ứng Hòa, Hà Nội không khỏi bất ngờ và ngỡ ngàng. Trong niềm vui, em lại thương mẹ nhiều hơn vì những lo toan tiền bạc cho con tới trường.Nhường cơm cho con Khánh kể: “Nhà em nghèo, bố lại bị bệnh tâm thần phân liệt đã 5 năm nay, không làm được gì. Mọi việc trong nhà đều một tay mẹ em gánh vác. Lo thuốc thang cho bố, lo chi phí cho chị hiện đang là SV năm thứ ba ĐH Ngoại thương, giờ thêm em đỗ ĐH biết lấy đâu tiền để ăn học?” Không phải Khánh than nghèo, kể khổ nhưng nhìn gia cảnh nhà em chúng tôi không cầm được lòng. Ngôi nhà hoang sơ, xiêu vẹo chỉ rộng chừng 20m2 chẳng có lấy một thứ gì giá trị. Góc học tập của Khánh, cũng là chỗ để đồ đạc, nồi niêu, thóc gạo, quần áo cho cả nhà.
Nguồn thu nhập chính của nhà Khánh chẳng có gì ngoài 1 mẫu ruộng. Đến vụ mấy mẹ con phải tranh thủ làm thật nhanh để có thời gian đi làm thuê cho các nhà khác lấy đồng ra đồng vào. Nhìn mẹ ngày càng gầy, Khánh thương mẹ lắm, chẳng biết làm gì ngoài việc học thật giỏi, thời gian rỗi thì làm đồng, nấu cơm, phụ mẹ chăm bố bị bệnh. “Lần thi ĐH vừa rồi, hai mẹ con bắt xe lên Hà Nội, may được SV tình nguyện giúp đỡ chỉ cho thuê nhà giá rẻ 30.000 đồng/người/ngày. Cơm thì đặt ký túc xá 12.000 đồng/một suất, nhưng không đủ tiền mua 2 suất, mẹ toàn nhường em ăn để lấy sức học”- Khánh nhớ lại.Trò nghèo nhiều giải thưởng Đăng ký dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với mong ước sẽ trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin sẽ có điều kiện giúp đỡ bố mẹ, Khánh ý thức phải cố gắng và nỗ lực hết mình. Ngoài việc chăm chú nghe giảng trên lớp, em còn mượn thêm tài liệu của bạn bè để học. Chia sẻ về cách học của mình Khánh cười nói: “Với môn Toán, em đọc kỹ lại hướng dẫn, bài giải của thầy cô trên lớp, sau đó mày mò tìm hướng giải mới. Còn Lý, Hóa thì đầu tiên làm những bài tự luận để luyện dần cách suy luận, tính toán, sau đó mới tìm các bài trắc nghiệm để luyện cho sát với chương trình thi ĐH. Phải luyện tư duy trước, sau mới luyện tốc độ”. Vui mừng khi biết học trò mình đỗ đạt cao trong kỳ thi ĐH vừa qua, thầy Hiển- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ứng Hòa B (xã Đồng Tân, Ứng Hòa) chia sẻ: “Khánh là học sinh giỏi nhiều năm. Lớp 6 đạt học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh, lớp 9 học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý. Vừa rồi em đạt giải Nhì học sinh giỏi thành phố, giải khuyến khích quốc gia môn Toán”.
Theo Hà Thu
Dân Việt
Dân Việt