Thu hồi tài sản tham nhũng: Tịch thu không cần bản án - giải pháp có khả thi?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Việc thu hồi tài sản do tham nhũng thấp hơn nhiều so với số tài sản bị đánh cắp là một trong những hạn chế lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của nước ta hiện nay. Trong những năm qua, lực lượng chức năng đã thực thi nhiều biện pháp để tăng cường việc thu hồi tài sản do tham nhũng nhưng kết quả vẫn chưa được khả quan. Vậy, giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

Tỉ lệ thu hồi chưa được 10%

Theo một báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới (WB) và Văn phòng Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC), hàng năm, các nước đang phát triển thất thoát từ 20 đến 40 tỉ USD vì nạn hối lộ, biển thủ công quỹ và các hành vi tham nhũng khác. Điều đó có nghĩa là chỉ trong vòng 15 năm qua, khoảng 300 đến 600 tỉ USD đã bị thất thoát. Tuy nhiên, báo cáo cho hay, cũng trong thời gian trên, các nước mới chỉ thu hồi được khoảng 5 tỉ USD tài sản tham nhũng, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ tài sản bị đánh cắp, còn hầu hết các tài sản phi pháp đã được chuyển đi và cất giấu. 

Không nằm ngoài xu thế trên, Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng được Chính phủ trình ra Quốc hội (QH) tại kỳ họp QH vừa diễn ra thừa nhận, trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ta tuy hàng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt. Theo báo cáo, từ 1/10/2015 đến 30/9/2016, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 257 vụ án, 710 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 142 vụ, 335 bị can. Thiệt hại do hành vi tham nhũng được phát hiện trong thời gian này là trên 241 tỷ đồng và 838m2 đất. Số tài sản đã thu hồi là 92 tỷ 460 triệu đồng và kê biên 7 bất động sản, đạt 38,3%. 

Nhưng báo cáo tại hội nghị 10 năm thực hiện Luật PCTN diễn ra hồi tháng 7 vừa qua cho thấy bức tranh về tình trạng thu hồi tài sản tham nhũng ảm đạm hơn rất nhiều. Cụ thể, tại Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Phan Văn Sáu cho biết, tính tổng cộng trong 10 năm thực hiện Luật đã có 2.530 vụ án tham nhũng với 5.447 bị can đã bị khởi tố; số vụ truy tố là gần 3.000 vụ và số bị đưa ra xét xử vào khoảng 2.630 vụ. 

Theo ông Sáu, tổng số tiền bị thiệt hại của các vụ án tham nhũng lên đến 59.750 tỉ đồng và trên 400ha đất. Trong số này, các cơ quan chức năng mới chỉ thu hồi được 4.676,6 tỉ đồng, tức chưa đầy 8% và trên 219ha đất. Báo cáo của Chính phủ mới đây cũng xác nhận tài sản tham nhũng trong một số vụ án đã bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được.

Phát biểu tại QH, đại biểu (ĐB) Nguyễn Tiến Sinh (ĐBQH tỉnh Hòa Bình) nói rằng nhiều vụ án tham nhũng ngàn tỷ được xét xử với những bản án hết sức nghiêm khắc đã làm nức lòng nhân dân. “Tuy vậy, tài sản thu hồi được lại không đáng là bao so với số tiền thất thoát. Hàng ngàn tỷ tham nhũng đã đi đâu, được dùng vào việc gì, ai đã nhận nó vẫn là câu hỏi của nhân dân đang chờ câu trả lời từ các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không biết tiền đã đi đâu thì làm sao mà thu hồi được, làm sao mà diệt tham nhũng được tận gốc?” – ĐB nêu ý kiến.

Đâu là nguyên nhân?

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp khiến thiệt hại về kinh tế trong các vụ việc tham nhũng bị phát hiện không được khắc phục đáng kể, làm suy giảm tính răn đe của các biện pháp PCTN đối với những người có ý định tội và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân vào pháp luật.

Phát biểu tại một hội nghị do TTCP và UNODC tổ chức nhân Ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng mới đây, ông Ngô Mạnh Hùng (Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, TTCP) cho hay, việc thu hồi tài sản tham nhũng lâu nay gặp khó khăn do phải thực hiện qua kênh duy nhất là truy tố, xét xử, có bản án, sau đó mới kê biên tài sản. Ông Hùng cho rằng thực tế này khiến tội phạm tham nhũng có thời gian tẩu tán tài sản. “Việc thu hồi tài sản tham nhũng để lâu thì sẽ rất khó, giống như một người làm đổ nước xuống đất, càng để lâu nước càng thấm xuống dưới và rất khó thu lại” – ông nói. 

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cho biết, trong nhiều vụ án tham nhũng, hành vi tham nhũng đã thực hiện nhiều năm trước nên đối tượng đã sử dụng tài sản tham nhũng vào các mục đích khác nhau, tiêu xài cá nhân hoang phí hay đã cất giấu, chuyển hóa tài sản nên đến khi xét xử, rõ bản án thì tài sản đã bị tẩu tán hết, không còn điều kiện để thi hành. 

Báo cáo của WB và UNODC cũng nhận định, khoảng cách quá lớn giữa tỷ lệ tài sản được thu hồi với số tài sản thực sự thất thoát đã cho thấy những khó khăn nghiêm trọng đang cản trở quá trình thu hồi tài sản bị đánh cắp trên thế giới.

Tăng cường kiểm soát tài sản

Để tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng, ngăn chặn các trường hợp tham nhũng tẩu tán tài sản ra nước ngoài, ông Ngô Mạnh Hùng đề xuất tăng thẩm quyền cho lực lượng chức năng trong việc xác minh, xử lý các cán bộ, công chức ở cấp lãnh đạo trong kê khai tài sản. “Kể cả với các lãnh đạo nguồn, tức là những người chuẩn bị được đề bạt, bổ nhiệm cũng cần phải xác minh tài sản rõ ràng” – ông Hùng nhấn mạnh. 

Theo ông Hùng, Dự Luật PCTN (sửa đổi) đang được soạn thảo đã bổ sung quy định về quyền hạn cho các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tài sản, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán, che giấu hoặc chuyển dịch tài sản tham nhũng. Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng, TTCP cũng đề nghị đẩy mạnh ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước; tạo cơ chế khuyến khích thu hồi tài sản tham nhũng thông qua các quy định như giảm án, miễn án tử hình cho các đối tượng thành khẩn khai báo, nộp 3/4 số tài sản tham nhũng…

Liên quan đến vấn đề kiểm soát tài sản, ông Nguyễn Xuân Sơn (Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, TTCP) cho biết, Việt Nam hiện xác định để có thể PCTN hiệu quả thì phải thắt chặt chiến dịch kiểm soát thu nhập và tài sản của người có chức vụ, quyền hạn đồng thời gắn với việc tịch thu tài sản không chứng minh được nguồn gốc. “Trong Dự thảo Luật PCTN sửa đổi đã mở rộng đối tượng kê khai tài sản, bao gồm cả những người ở cương vị lãnh đạo, quản lý cho công ty đại chúng, các quỹ đầu tư, các công ty cổ phần… Khi mở rộng đối tượng kê khai tài sản là cả các lãnh đạo các công ty cổ phần thì khi những người đó không chứng minh được tài sản thì bị tịch thu tài sản, không phân biệt công chức hay tư nhân” – ông cho biết. 

Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận việc tịch thu với phần tài sản kê khai mà không giải trình được là rất phức tạp vì sẽ phải xác định được việc tịch thu theo quy trình nào. “Nếu theo quy trình khởi kiện dân sự thì Luật Tố tụng Dân sự hoặc Luật Dân sự không có quy định nào về việc đó cả. Theo quy trình hành chính hay theo quy trình của Luật Tố tụng Hình sự cũng chưa có nên nếu đặt ra vấn đề này phải có hàng loạt  nỗ lực lập pháp, không chỉ Luật PCTN mà còn những luật khác nữa” – ông cho biết.

Tịch thu tài sản không cần bản án

Chia sẻ về khó khăn trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, ông Shervin Majlessi (Cố vấn pháp luật cao cấp của WB/Sáng kiến về Thu hồi tài sản bị đánh cắp của UNODC) cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, nỗ lực thu hồi tài sản tham nhũng thông qua quy trình truyền thống, nghĩa là qua kênh tố tụng và theo phán quyết của tòa án, thường ít mang lại hiệu quả. Do vậy, nhiều nước đã lựa chọn cách thức “tịch thu tài sản mà không cần tuyên án”. “Ở Mỹ, trong một vụ việc mới đây nhất, nếu chờ quan tòa phán quyết sẽ mất rất nhiều thời gian nên lực lượng chức năng đã sử dụng biện pháp tịch thu tài sản mà không cần tuyên án để tịch thu khoản tiền hơn 1 tỷ USD” – ông cho biết. 

Theo ông Majlessi, cách thức áp dụng biện pháp tịch thu tài sản mà không cần tuyên án ở mỗi nước có khác nhau nhưng đều có điểm chung là hướng vào tài sản bất minh chứ không phải cá nhân. Tuy nhiên, ông khuyến nghị cần phải xây dựng cơ chế cụ thể khi thực hiện biện pháp này, ví dụ phải quy định rõ: phải có đầy đủ bằng chứng để xác định được mối liên hệ giữa tài sản bị tịch thu với hành vi vi phạm pháp luật của nghi can mới được áp dụng để tránh lạm dụng.

Cũng theo ông Shervin Majlessi, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng quốc gia lựa chọn áp dụng thủ tục dân sự hay thủ tục hình sự để thu hồi tài sản tham nhũng. “Quan trọng là khi phát hiện có hành vi vi phạm phải tiến hành phong tỏa tài sản để tránh tình trạng tẩu tán. Đến khi có bị kết tội, có bằng chứng thì tịch thu tài sản” – ông nói. 

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.