“Thú hóa” người tham gia giao thông là phản cảm

Lợn phóng xe cật lực, vượt đèn đỏ từ sáng sớm để đến quán café ngồi ngủ gật đến trưa, thỏ đi xe đạp đâm vào ôtô của lợn và bắt lợn đền tiền…các con thú chửi bới, nhổ nước bọt xuống quan khách, khán giả trong khán phòng…là những ấn tượng “đọng lại” của chương trình “Văn hóa giao thông” vừa diễn ra tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội.

[links()]Lợn phóng xe cật lực, vượt đèn đỏ từ sáng sớm để đến quán café ngồi ngủ gật đến trưa, thỏ đi xe đạp đâm vào ôtô của lợn và bắt lợn đền tiền…các con thú chửi bới, nhổ nước bọt xuống quan khách, khán giả trong khán phòng…là những ấn tượng “đọng lại” của chương trình “Văn hóa giao thông” vừa diễn ra tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội.

Tình huống hài lợn, chó, thỏ tham gia giao thông, ảnh GTVT
Tình huống hài lợn, chó, thỏ tham gia giao thông, ảnh GTVT

Được quảng bá khá rầm rộ nhưng sau đêm diễn, sáng 12.3, không có đông bài viết khen ngợi chương trình “Văn hóa giao thông” trên các kênh truyền thông chính thống, trong khi đó các mạng xã hội lại khá ồn ào. Cộng đồng mạng cho rằng chương trình có nhiều tiết mục phản cảm.

Điển hình là tiểu phẩm tình huống tham gia giao thông mà chỉ có cảnh sát giao thông là không đeo mặt nạ và ăn mặc chỉn chu còn lại người tham gia giao thông được ‘thú hóa” thành lợn, thỏ, chó, gà, chuột, kiến…

Trên diễn đàn OtoFun, một thành viên bực bội thốt lên: Chào các bác, các mợ. các bác các mợ có xem chương trình ca múa nhạc về chủ đề giao thông tối Chủ Nhật không?Em thấy dàn dựng hoạt cảnh cảnh sát giao thông thì ăn mặc tử tế còn lại người tham gia giao thông thì toàn là chó, lợn, cáo , thỏ, chim thì em thấy phản cảm quá. Chẳng nhẽ đạo diễn lại có thể vô tư dàn dựng như vậy sao? Hay thực sự là họ coi những người tham gia giao thông là như thế?

Một thành viên khác “phát hiện”: ở hài kịch thứ 2 thì toàn khạc nhổ và chửi bới nhau một cách thiếu văn hoá.

Phỏng vấn nhanh độc giả ngoài đời thực, PLVN Online cũng nhận được những ý kiến tương tự. Chị Thủy (Cầu giấy- Hà Nội) bức xúc “Tôi thấy phản cảm ngay từ đầu khi xem chương trình, khi hình ảnh cảnh sát huýt còi bắt một lũ động vật đang lưu thông. Trong khi ngôn ngữ giữa cảnh sát giao thông với người tham gia giao thông (là động vật chó, mèo, lợn, gà) là tiếng Việt. Phải chăng họ coi những người vi phạm giao thông khi lưu hành giao thông đều là gà, chó, lợn, ... cả?”.

Đồng quan điểm này, anh Long ( Giải Phóng) cho biết “Muốn tuyên truyền văn hóa giao thông nhưng lại coi người tham gia giao thông là súc vật rồi không hiểu cảnh sát giao thông là cái gì mà lại có thể nói được cả tiếng CHÓ,LỢN,BÒ,THỎ...?”

Anh Ngọc Kiên cũng bức xúc “ Quả là tối kiến khi nhân cách hóa những con thú trong vở diễn này. Giáo dục giao thông cộng đồng sao ngây ngô giống như giáo dục các cháu bé đi học trường mầm non vậy?.

Phóng viên PLVN Online có mặt tại đêm diễn cho biết đúng là có cảnh ở hài kịch 2 các diễn viên khạc nhổ trên sân khấu, thậm chí “phun” cả xuống phía quan khách.

Thế mà Ban tổ chức cũng như “những người trong cuộc” lại tỏ vẻ tâm đắc với việc “thú hóa” người tham gia giao thông và khẳng định hài kịch này có ngụ ý rất "ngụ ngôn": Nếu tham gia giao thông không theo luật thì chưa đủ... tính người.

Tình huống hài lợn, chó, thỏ tham gia giao thông, ảnh GTVT
Hài kịch này có ngụ ý rất "ngụ ngôn": Nếu tham gia giao thông không theo luật thì chưa đủ... tính người.

Phát biểu khai mạc đêm diễn, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng  nhấn mạnh "Đây là một cách tiếp cận sáng tạo trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, văn hóa giao thông qua con đường nghệ thuật. Chương trình Văn hóa giao thông với chủ đề “ATGT cho tôi, cho bạn và cho chúng ta” sẽ khởi động một chương trình truyền thông rộng lớn, lâu dài với nhiều cách làm phong phú, sáng tạo để mang lại hiệu quả cao".

Tình huống hài lợn, chó, thỏ tham gia giao thông, ảnh GTVT
Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng  nhấn mạnh "Đây là một cách tiếp cận sáng tạo"

Phát biểu trên VnExpress, đạo diễn chương trình, NSND Lê Hùng lý giải việc “thú hóa” người tham gia giao thông như sau “Người ta hơn con vật ở chỗ có ý thức. Người không có ý thức thì không hơn con vật là bao. Tuy nhiên, những con vật trong tiểu phẩm đều rất đáng yêu. Tôi tin rằng có người khi xem tiểu phẩm của chúng tôi không thấy buồn cười nhưng vài hôm sau lại vỗ đùi ha hả mà tự bảo: Hôm qua mình đi đúng y như con lợn”.

Không hiểu đạo diễn Lê Hùng nói như vậy có hàm ý về câu chuyện ngụ ngôn rất nổi tiếng nói về các con thú kể chuyện cười. Mỗi 1 con thú kể 1 câu chuyện làm cho tất cả đều cười, con nào kể không buồn cười thì bị phạt. Đến lượt con thỏ, nó kể chuyện cười xong, ai cũng cười, chỉ có chú lợn không cười. Con thỏ bị phạt. Đêm đến, tự dưng con lợn bật dậy cười ha hả, mọi người hỏi, nó nước mắt nước mũi giàn giụa mà rằng: giờ mới hiểu chuyện thỏ kể lúc sáng, buồn cười quá. Câu chuyện này ngụ ý sự ngu ngốc của con lợn khi thưởng thức văn hóa.

Đưa văn hóa giao thông vào nghệ thuật để “cảm hóa” người tham gia giao thông là ý tưởng tốt song nếu “thú hóa” người tham gia giao thông và chế giễu người tham gia giao thông cũng như người thưởng thức nghệ thuật liệu có phải là một hành động “vị văn hóa giao thông”?

Trước đó, như PLVN Online đã thông tin,  Ban tổ chức chương trình “Văn hóa giao thông” đã họp báo rầm rộ công bố chương trình. Gần 100 nhà báo đã tham dự họp báo, nhiều người được “phát” một tờ giấy có ghi các câu hỏi được soạn thảo sẵn để làm "quân xanh" hỏi Ban tổ chức cho buổi họp đỡ...tẻ nhạt. Các nhà báo cũng không khỏi thắc mắc khi trong thành phần của Ban tổ chức có một công ty truyền thông là công ty  Vision One.

Phóng viên PLVN Online có mặt tại đêm diễn cho biết, Ban tổ chức phát ra 800 giấy mời nhưng đến giờ công diễn hội trường khá vắng vẻ, chỉ có khoảng gần 200 người tham dự. Ban Tổ chức phải hô hào khán giả ngồi trên tầng xuống phía dưới để cho "đẹp đội hình", tiện "quay phim, chụp ảnh".

Thông tin riêng của PLVN Online còn cho thấy chương trình được dàn dựng với một số tiền khổng lồ với sự đóng góp của khá nhiều doanh nghiệp lớn trong nước. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và các doanh nghiệp cũng không “sung sức” gì, vì sao một số doanh nghiệp, trong đó có cả Tập đoàn nhà nước, vừa hùng hồn cam kết cắt giảm chi phí hàng ngàn tỷ đồng vẫn sẵn sàng chi tiền tỷ cho một chương trình văn hóa nghệ thuật với chó, gà, lợn thỏ tràn trên sân khấu?

PLVN Online sẽ thông tin tiếp để bạn đọc được rõ.

Thùy Linh- Ngô Lâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.