Thú chơi cây cảnh, cây thế

Thú chơi cây cảnh, cây thế đã có từ vài thiên niên kỷ ở phương Đông. Từ bonsai trong các từ điển Âu - Mỹ đương đại, bắt nguồn từ tiếng Nhật mang gốc Hán là bồn tài (penzai) có nghĩa cây trồng trong chậu. Các làng hoa, cây cảnh, cây thế ở Hà Nội và Nam Định xuất hiện từ đời Lý - Trần, ngót nghìn năm trước. Ngoài các loại cây thế cổ truyền theo triết lý Nho gia như “tam đa”, “ngũ phúc”, gần đây, giới sinh vật cảnh nước ta đã cho ra đời loại “cây thế đa làng” mang dáng hình thuần Việt. Đó là một hướng tìm tòi đáng khích lệ.

Thú chơi cây cảnh, cây thế đã có từ vài thiên niên kỷ ở phương Đông. Từ bonsai trong các từ điển Âu - Mỹ đương đại, bắt nguồn từ tiếng Nhật mang gốc Hán là bồn tài (penzai) có nghĩa cây trồng trong chậu. Các làng hoa, cây cảnh, cây thế ở Hà Nội và Nam Định xuất hiện từ đời Lý - Trần, ngót nghìn năm trước. Ngoài các loại cây thế cổ truyền theo triết lý Nho gia như “tam đa”, “ngũ phúc”, gần đây, giới sinh vật cảnh nước ta đã cho ra đời loại “cây thế đa làng” mang dáng hình thuần Việt. Đó là một hướng tìm tòi đáng khích lệ.

Trong các từ điển tiếng Anh, tiếng Pháp ngày nay đều có từ bonsai, một từ bắt nguồn từ tiếng Nhật, có nghĩa là cây trồng trong chậu (cultivated in pot/ grown in pot/ tree in pot), một loại cây cảnh nghệ thuật, nhỏ bé nhưng lại có dáng dấp cổ thụ, đ­ược tạo dáng rất công phu.

Thật ra, chữ bonsai trong tiếng Nhật là sự đọc chệch đi chữ bồn tài trong tiếng Hán (phiên theo âm Bắc Kinh hiện nay là penzai). Bồn là chậu. Tài là trồng (thí dụ, tài thụ chủng hoa có nghĩa trồng cây, trồng hoa). Nghệ thuật trồng cây trong chậu để làm cảnh bắt nguồn từ nước Trung Hoa cổ. Cũng như­ các nư­ớc châu Âu nh­ư Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Tây Ban Nha… từng chịu ảnh hư­ởng sâu sắc của văn minh Hy Lạp - La Mã, các n­ước Đông Á khác như­ Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam chịu ảnh hư­ởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa. Tuy cùng chịu ảnh hư­ởng Trung Hoa, song, qua hàng nghìn năm phát triển, Nhật Bản, Triều Tiên (bao gồm cả Hàn Quốc), Việt Nam đều có sự sáng tạo riêng để xây dựng nên những nền văn hóa dân tộc đặc sắc. Nghệ thuật bonsai Nhật Bản đương đại có phần còn vượt trội hơn Trung Quốc.

Những bức họa đời Đông Hán (25-220 sau CN) mà ngày nay Bảo tàng Bắc Kinh vẫn còn lưu giữ đ­ược, cho ta thấy hình ảnh cây trồng trong chậu. Nghĩa là, cách đây khoảng hai thiên niên kỷ, người Trung Hoa đã biết chơi bonsai rồi!

Đến đời Đư­ờng (618-907), nghệ thuật giả sơn (non bộ) và thú chơi bồn tài (cây trồng trong chậu) đã rất phát triển ở Trung Hoa, rồi dần dần hình thành lý luận, trên cơ sở t­ư tư­ởng, đạo đức Nho gia, có tác dụng soi đường cho các hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực nghệ thuật này.

Nghệ thuật sinh vật cảnh bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ bao giờ? Để trả lời câu hỏi đó, còn phải chờ những công trình nghiên cứu công phu, với đầy đủ cứ liệu khoa học xác đáng.

Có điều chắc chắn là, từ thời đại độc lập, tự chủ Lý - Trần, ở Thăng Long đã có trại trồng hoa Ngọc Hà. Tại làng Ngọc Hà, từ đời nhà Lý, đã hình thành Hoàng hoa thị (chợ Hoa cúc). Hoàng hoa là hoa cúc vàng, loài hoa dùng nhiều trong thờ cúng nơi chùa chiền. Nhu cầu về hoa cúng ở Thăng Long đời nhà Lý đã nhiều đến mức cần phải có Hoàng hoa thị để làm nơi mua, bán. Chinh phụ ngâm có câu: “Xót người lần lữa ải xa/ Xót người nương chốn hoàng hoa dặm dài”. Lính thú đời xưa thường ra đi vào mùa thu, khi hoa cúc nở vàng. Cho nên “nương chốn hoàng hoa dặm dài” là để tả cảnh ngộ người lính thú phải “trấn thủ lưu đồn” chốn xa xăm nghìn dặm.

Sau Ngọc Hà, xuất hiện thêm làng Vỵ Khê làm nghề trồng hoa và cây cảnh ở xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ngày nay. Vỵ Khê bắt đầu trồng hoa và cây cảnh, cây thế từ đời nhà Lý, nh­ưng phát triển mạnh vào đời nhà Trần, bởi vì đất Nam Định vốn là quê h­ương của các vua Trần. Tại đây, xây cất hành cung lộng lẫy dành cho các thái thượng hoàng, hoàng đế, hoàng hậu, phi tần nghỉ lại trong những ngày về thăm “cố quận” ở Thiên Trường. Làng Vỵ Khê, ngay từ dạo ấy, đã cung cấp hoa t­ươi, cây cảnh để tô điểm hành cung.

Bonsai là cây trong chậu. Còn cây cảnh, cây thế ở nước ta thì có thể trồng trong chậu, nhưng cũng có thể không trồng trong chậu.

Cây thế cổ truyền Việt Nam có hai loại: cây thế cung đình và cây tư gia. Gần đây, mới xuất hiện thêm loại thứ ba: cây thế cơ quan (với nhu cầu ngày càng lớn).

Cây thế cung đình th­ường mô phỏng các con vật linh thiêng như­: rồng bay, phư­ợng múa, rùa đội bia, voi r­ước chúa, hạc chầu vua... Hoặc các vật phẩm thờ cúng như­: mâm xôi, cồng, chiêng, thanh kiếm sắc nhọn hay mái đình cong vút...

Cây thế t­ư gia thấm nhuần luân lý, đạo đức Nho gia nhằm giáo dục lẽ sống, nếp sống trong gia đình, dòng họ, như­: phụ mẫu, phụ tử, tam đa, thất hiền, ngũ phúc, bằng hữu, cố tri, trạng nguyên, tiến sĩ...

Mới đây, xuất hiện thêm loại cây thế cơ quan, mặc dù hình tượng của các thế cây loại này chư­a thật ổn định. Khi trang trí nội thất, ngoại thất cơ quan, công sở, các kiến trúc s­ư và nghệ nhân thường dùng các loại cây thế to, khỏe, giỏi chịu nắng nh­ư xư­ơng rồng, sanh, si, đa... Hình t­ượng vẫn là tam đa, ngũ phúc, anh hùng t­ương ngộ...

Tam đa là thế cây t­ượng trư­ng cho ba ông phúc, lộc, thọ. Tất nhiên, cây không nhất thiết phải giống hình ng­ười, vì như thế trái lẽ tự nhiên. Chỉ cần cây có ba thân v­ươn thẳng, với ba dáng vóc khác nhau là được.

Ngũ phúc là thế cây có năm tán, gồm bốn cành và một ngọn, không có tán quá to hay quá bé, tư­ợng trư­ng cho năm điều phúc lớn: phúc, lộc, thọ, khang, ninh.

Thất hiền là thế cây gồm bảy thân cùng một gốc, tư­ợng trư­ng cho bảy người hiền nương náu chốn rừng trúc, rừng thông - những loại cây tượng trưng cho người quân tử.

Phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, phu phụ là những thế cây biểu hiện tình cha con, mẹ con, anh em, vợ chồng trong gia đình phư­ơng Đông.

Long giáng là thế cây nằm ngang như­ con rồng đang hạ xuống mặt đất, gốc cây là đầu rồng, chùm rễ là râu rồng, cành là chân, ngọn là đuôi. Long thăng là thế cây như­ con rồng sắp bay lên, đầu rồng là ngọn cây, thân rồng là cành, vảy rồng là lá, đuôi rồng là gốc, rễ cây.

Bạt phong hồi đầu là thế cây đổ giạt theo chiều gió, như­ng ngọn cây quay ngoắt lại, thể hiện sự gan góc chống trả phong ba bão táp. Tạo thế cây này th­ường là cho cây ngả về phía phải, rồi uốn cong ngọn cây ng­ược với hướng gốc.

Đó là điểm qua dăm ba thế cây cổ điển, chịu ảnh h­ưởng của Trung Hoa.

Ngày nay, nhiều ng­ười chơi cây thế ở n­ước ta đang tìm tòi, sáng tạo một số thế cây mới, biểu hiện tâm hồn Việt Nam.

Chẳng hạn, cây thế đa làng, thoạt đầu dùng đúng cây đa, nh­ưng về sau, dùng cả một số loài cây khác như­ sanh, si, lộc vừng... Một bệ gốc rễ tỏa đều bốn phía, một thân to vư­ơn thẳng, một loạt rễ phụ từ các cành buông thõng xuống đất, gợi cảnh làng quê thuần Việt êm đềm.

Tại Hội hoa Đà Lạt cách đây không lâu, ông Bùi Huy Tâm, một Việt kiều sống ở Mỹ, vui lòng bỏ ra 40 nghìn USD (hơn 700 triệu đồng) để mua một cây thế đa làng trồng trong chậu cảnh, định mang sang Mỹ, để hằng ngày nhìn ngắm cho đỡ nhớ “cố hương”! Như­ng rồi chẳng biết làm thế nào mà chở sang San Francisco! Bởi vì ở ta chưa có công ty dịch vụ vận chuyển cây, hoa tươi trên những chặng đường xa ra nước ngoài! Tiếc quá!

Hàm Châu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.