Thông tin về chủ trương khai thác mỏ cát Mỹ Yên phục vụ cao tốc Bắc-Nam

Địa điểm sẽ khai thác cát phục vụ đường cao tốc Bắc-Nam. Ảnh: CTV
Địa điểm sẽ khai thác cát phục vụ đường cao tốc Bắc-Nam. Ảnh: CTV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 24/10, UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thông tin với báo giới về chủ trương khai thác mỏ cát tại thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên nhằm phục vụ thi công dự án trọng điểm quốc gia - đường bộ cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại dện các sở, ngành liên quan của Hà Tĩnh cùng dự sự kiện.

Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua huyện Cẩm Xuyên có tổng chiều dài là 30,5 km. Để đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Bắc-Nam cần một khối lượng lớn đất, cát để thi công.

Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên thông tin về chủ trương khai thác mỏ cát tại thôn Mỹ Yên.

Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên thông tin về chủ trương khai thác mỏ cát tại thôn Mỹ Yên.

Mỏ cát tại thôn Mỹ Yên xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên là mỏ vật liệu cát xây dựng đã được tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại QĐ số 431/QĐ-UBND ngày 06/02/2014, đồng thời tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 về phê duyệt quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 6/7/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 1602 về việc phê duyệt bổ sung khu vực khai thác vật liệu xây dựng thông thường vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn Hà Tĩnh phục vụ dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam.

Mỏ cát tại thôn Yên Mỹ có tổng diện tích khai thác gần 3,4 ha, có 86 hộ có ảnh hưởng trực tiếp đất sản xuất với gần 1,7 ha, còn lại là đất do UBND xã quản lý, đất sông ngòi, hoang hoá, bãi bồi. Độ sâu khai thác ngang với mặt đáy sông hiện trạng (cosd -0,1m). Tổng khối lượng khai thác 89.196m3.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, quá trình khai thác mỏ cát này chỉ phục vụ dự án trọng điểm Quốc gia thuộc công trình cao tốc Bắc Nam, không sử dụng để thực hiện cho bất kỳ mục đích nào khác. Đơn vị thi công đã trúng thầu công trình cao tốc Bắc – Nam thực hiện việc khai thác, lấy vật liệu (cát) đưa vào công trình, tài sản của nhà nước (đường cao tốc Bắc-Nam), nhà nước chỉ trả tiền khai thác, vận chuyển cho đơn vị khai thác. Việc khai thác mỏ cát này không phải phục vụ cho các hoạt động thương mại, dịch vụ.

Đầu tháng 12/2023, mỏ cát sẽ bắt đầu được đưa vào khai thác. Trong đó, dự kiến khối lượng khai thác trong năm 2023 khoảng 11.490m3; năm 2024 khoảng 68.940 m3 và năm 2025 khoảng 8.766 m3. Nếu quá trình khai thác đủ số lượng thì có thể sẽ dừng sớm hơn so với lộ trình đề ra. Phương pháp khai thác chỉ được phép sử dụng máy múc và xe vận chuyển để tổ chức khai thác (không sử dụng phương pháp hút cát).

Thời gian qua, một số người dân địa phương băn khoăn, lo lắng việc khai thác mỏ cát này ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng và vấn đề dân sinh như: Ảnh hưởng đến chân đập hồ Kẻ Gỗ, chân đường Quốc Lộ 8C, lo ngại việc sạt lở diện tích đất canh tác và quá trình khai thác sẽ tạo vực sâu, mất nước sinh hoạt của người dân...

Trước những băn khoăn, lo lắng của người dân, các cơ quan ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh đã vào cuộc khảo sát và có các văn bản trả lời. Tại văn bản số 1804/SNN-TL ngày 30/6/2023, Sở NNPTNT Hà Tĩnh và Chi cục Thuỷ lợi xác định mỏ khai thác cát cách tràn xả lũ hồ Kẻ gỗ 1,5km về phía hạ du, nằm ngoài hành lang bảo vệ tràn Dốc Miếu, hồ Kẻ gỗ (quy định tại Điều 40, Luật Thuỷ lợi); trong khu vực lân cận mỏ cát không có công trình thuỷ lợi và công trình đê điều nào khác. Ngày 30/6/2023, Sở GTVT Hà Tĩnh đã thẩm định có văn bản số 1476/SGTVT-KH2, xác định vị trí khai thác mỏ cát nằm ở bờ phải tuyến sông Ngàn Mọ, có khoảng cách cách chân xa chân đường QL8C, không có ảnh hưởng đến hành lang QL8C.

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: PV

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: PV

Còn cơ quan chuyên môn Sở TNMT Hà Tĩnh đã thẩm định, thống nhất các biện pháp cụ thể để chống sạt lở như khai thác theo phương án giật cấp mái taluy, đóng hệ thống cọc tre sâu 5-6m, đóng dày dọc tuyến khai thác, những điểm xung yếu thì sử dụng rọ đá, cọc bê tông để gia cố. Đồng thời, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản nêu rõ, nếu quá trình khai thác có dấu hiệu sạt lở, không an toàn thì bắt buộc phải dừng thi công, đến khi có biện pháp đảm bảo, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì mới được tiếp tục.

Về lo ngại quá trình khai thác sẽ tạo vực sâu, mất nước sinh hoạt của người dân, lãnh đạo UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết, chỉ cho phép khai thác độ sâu ngang với đáy sông hiện trạng, vì vậy sẽ chỉ mở rộng dòng sông, không tạo thành vực sâu. Mức độ khai thác ngang đáy sông hiện trạng cũng không ảnh hưởng đến mạch nước ngầm sinh hoạt dân cư.

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên thông tin thêm, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án nước sạch giai đoạn 2 của xã Cẩm Mỹ, với tổng mức đầu tư 11 tỷ đồng, sẽ triển khai trong năm 2023, đảm bảo nước sạch sinh hoạt bền vững cho nhân dân phía Nam xã Cẩm Mỹ nói chung, nhân dân thôn Mỹ Yên nói riêng.

Đọc thêm

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ
(PLVN) - Chiều 11/12, tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, mặc dù một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm khó đạt được, nhưng TP dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ cao nhất có thể, tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau...

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.