Tinh, gọn để phát triển

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước đang thực hiện “cuộc cách mạng” tinh, gọn, mạnh bộ máy; một ví dụ cụ thể mà Hà Nội đưa ra tại Hội nghị Hội đồng vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) vừa được tổ chức; cho dư luận thấy rõ ràng hơn hệ lụy tình trạng thủ tục hành chính (TTHC) lòng vòng.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian tới vùng ĐBSH phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới. Phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó. “Nếu ĐBSH không tăng trưởng 2 con số thì vùng nào tăng trưởng được. Ngoài ra, vùng cần những điều kiện gì để tăng trưởng 2 con số?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.

Trả lời vấn đề này, Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, một trong những giải pháp quan trọng là tập trung vào cải cách TTHC, phân cấp ủy quyền. Ông Thanh nêu thực tế hiện nay khi cho ý kiến một sự việc, còn có quá nhiều đầu mối tham gia, từ đó xảy ra tình trạng lòng vòng, mất thời gian khi xử lý TTHC. Đại diện UBND TP kiến nghị khi cần xin ý kiến một sự việc, chỉ cần có 2 - 3 đầu mối tham gia cho ý kiến để tiết kiệm thời gian. “Cứ 1 việc mà tất cả các đầu mối cho ý kiến thì không biết bao giờ mới xong, luôn luôn chậm. Tôi cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng”, ông Thanh nói.

Ông Thanh nêu một ví dụ vừa xảy ra, đó là ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký văn bản trình xin Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp dự án lấy nước sông Hồng để hồi sinh sông Tô Lịch, nguồn tài chính thực hiện lấy từ nguồn ngân sách TP. Trong văn bản, Hà Nội đánh giá việc sớm khôi phục sông Tô Lịch nhằm bảo đảm cảnh quan, khắc phục ô nhiễm môi trường, là nhiệm vụ cấp bách của Thủ đô và cam kết hoàn thành dự án trước tháng 9/2025.

Tuy nhiên theo quy trình TTHC, đề xuất này chưa thể tới Thủ tướng ngay, mà lại được gửi xuống một số đầu mối để xin ý kiến và đến nay các đầu mối này vẫn chưa có ý kiến, nên có thể phải chờ tới sau Tết Âm lịch mới trình lên được Thủ tướng để xem xét phê duyệt. Nếu vậy, TTHC đã khiến tính cấp bách cấp tốc của dự án không còn nhiều ý nghĩa, trong khi như lời ông Thanh nói, sự việc này “Hà Nội phải chạy đua từng ngày thì 2/9/2025 nước sông Hồng mới vào sông Tô Lịch được”.

Trước ý kiến của Chủ tịch UBND Hà Nội, Thủ tướng cho biết, đến nay vẫn chưa nhận được đề án trên của UBND TP Hà Nội, chắc “đang lòng vòng ở đâu”. Ngay tại Hội nghị, Thủ tướng yêu cầu bộ phận giúp việc ra văn bản phê duyệt đề án trên của Hà Nội, đồng ý trong trường hợp khẩn cấp, giao cho Hà Nội thực hiện theo thẩm quyền việc bố trí vốn và lựa chọn nhà đầu tư.

Chỉ một sự việc trên cho thấy, không chỉ người dân hay DN có lúc gặp khó vì TTHC, mà chính cơ quan nhà nước cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự. Vui vì cả nước càng thêm kỳ vọng dòng sông Tô Lịch sẽ sớm được hồi sinh và vui hơn vì càng thấy Nghị quyết 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, thể hiện tầm nhìn rất xa. Tinh, gọn, mạnh để phát triển là như vậy.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Công an tỉnh Kiên Giang khen thưởng nhiều đơn vị có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

Công an tỉnh Kiên Giang khen thưởng nhiều đơn vị có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
(PLVN) -  Công an tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức lễ trao thưởng cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Đại tá Nguyễn Văn Hận – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang dự và chủ trì buổi lễ.

TP HCM thông qua đề án hợp nhất cấp tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hội nghị lần thứ 39 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa XI (Hội nghị chuyên đề) diễn ra vào ngày 15/4.
(PLVN) - Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy TP HCM thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ 39 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa XI (Hội nghị chuyên đề) diễn ra vào ngày 15/4 về định hướng tổ chức bộ máy chính quyền, đảng bộ sau sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính các cấp, hướng đến xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại TP HCM trong giai đoạn mới.