Điểm sáng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

Lãnh đạo TP trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng.
Lãnh đạo TP trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 6 tháng đầu năm 2023 mặc dù gặp nhiều khó khăn, song Hải Phòng vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế 9,94%, đứng thứ 3 cả nước và đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng. Hải Phòng đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP cả năm đạt trên 12%.

Nhiều dự án lớn khởi công

Theo báo cáo của Cục Thống kê Hải Phòng, 6 tháng qua, kinh tế - xã hội TP Hải Phòng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 9,94% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 3 cả nước và thứ nhất vùng Đồng bằng sông Hồng. Một số chỉ tiêu tăng trưởng hai con số như: Chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 12,28% so với cùng kỳ năm trước; tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 307.593 tỷ đồng, tăng 11,79% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 11,96%. Tổng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên toàn TP đạt 1.811,94 triệu USD, bằng 164,8% so với cùng kỳ năm 2022...

Nhiều dự án lớn mới được khởi công tại Hải Phòng.

Nhiều dự án lớn mới được khởi công tại Hải Phòng.

Hàng loạt các công trình, dự án lớn, quan trọng được khởi công trong những tháng đầu năm như: Công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc sông Cấm; Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại khu đô thị; khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên (số 142 Lê Lai) phường Máy Chai và Cầu Tre, quận Ngô Quyền; nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ; xây dựng khu nhà ở công nhân viên của Công ty TNHH Pegatron Việt Nam; khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu… Qua đó, góp phần nâng tầm vị thế và mở đường phát triển cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của TP.

6 tháng đầu năm 2023, TP Hải Phòng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 8.000 tỷ đồng, bằng 59,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; bằng 35,13% kế hoạch TP giao. Trong đó: vốn ngân sách trung ương ước giải ngân đạt gần 300 tỷ đồng, bằng 22% kế hoạch TP giao; vốn ngân sách thành phố ước giải ngân đạt hơn 7.700 tỷ đồng, bằng 35,8% kế hoạch TP giao.

Trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, TP đã ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch chuyển đổi số thành phố năm 2023 với 74 nhiệm vụ; đến nay đã phê duyệt 32 nhiệm vụ. Hải Phòng được vinh danh là địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tại Lễ biểu dương “TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam-I4.0 Awards” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức…

Sức bật trong thu hút đầu tư

Điểm nhấn trong bức tranh 6 tháng đầu năm của Hải Phòng là hiệu quả từ chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư đã mang lại kết quả tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ước đến 30/6/2023, thu hút FDI trên địa bàn TP đạt 1,98 tỷ USD, tăng 80,10% so với cùng kỳ, đạt 99% kế hoạch năm.

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hải Phòng đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế là chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế và yêu cầu phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, TP ưu tiên thu hút FDI, coi đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp, thúc đẩy đầu tư nội địa, thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước mở rộng đầu tư.

Bằng các chỉ đạo cụ thể quyết liệt trong giai đoạn 2021 - 2022, Hải Phòng là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Thu hút vốn FDI tại Hải Phòng đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, nằm trong chuỗi sản phẩm toàn cầu của các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia trên thế giới, như: Tập đoàn LG (Hàn Quốc); Tập đoàn Bridgestone (Nhật Bản); Tập đoàn Regina Miracle (Hồng Kông); Tập đoàn Pegatron (Đài Loan)... Trong số các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Hải Phòng, Tập đoàn LG là doanh nghiệp đứng đầu về số vốn đầu tư, dự án với 7 dự án đang đầu tư, trong đó lớn nhất là LG Electronic, LG Display, LG Innotek. Cuối tháng 6 vừa qua, Hải Phòng lại đón tin vui khi Nhà máy LG Innotek Hải Phòng của Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng đã điều chỉnh tăng vốn thêm 1 tỷ USD nâng tổng vốn đầu tư lên hơn 2 tỷ USD để mở rộng quy mô sản xuất. Dự kiến, khi Nhà máy mới đi vào sản xuất sẽ tạo thêm 2.600 việc làm, nộp ngân sách 100 tỷ đồng/năm.

Sự thành công trong thu hút đầu tư càng khẳng định kết quả của quá trình nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của TP. Trên địa bàn, 100% doanh nghiệp đã thực hiện khai thuế điện tử, trên 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử và thực hiện hoàn thuế điện tử cho 100% doanh nghiệp. Thành phố triển khai mô hình “Kết nối thủ tục giấy phép kinh doanh có điều kiện” để hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu nhanh chóng về các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện; mở rộng các tiện ích hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp… Trong 6 tháng đầu năm 2023, TP ước cấp đăng ký thành lập mới cho 1.842 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 12.325 nghìn tỷ đồng, tăng 10,23% về số doanh nghiệp và giảm 13,95% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Đặc biệt, Hải Phòng còn quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt của UBND TP do Chủ tịch UBND TP làm Tổ trưởng. Thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các sở, ngành chức năng liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện nơi có các dự án gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Ðây là động thái tích cực của TP nhằm nhanh chóng, trực tiếp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, mặt bằng và các vướng mắc khác hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Tập trung “về đích” cuối năm

Theo UBND TP Hải Phòng, để thực hiện thành công chủ đề năm của TP cũng như hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2023, 6 tháng cuối năm, Hải Phòng cần tập trung rà soát các nguồn thu, sắc thuế, quyết liệt trong công tác thu ngân sách, không bỏ sót nguồn thu. Kiểm tra, thu hồi các khoản nợ đọng thuế, rà soát, tăng cường triển khai các giải pháp để chống thất thu ngân sách, đặc biệt là các khoản thuế vãng lai, thuế nhà thầu, thu từ khu vực nhà hàng, khách sạn và hộ kinh doanh... Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất cụ thể; thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản công, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để tăng thu ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm Chỉ thị của UBND TP về giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm tỷ lệ giải ngân cao.

Hải Phòng đứng thứ 3 cả nước về GRDP 6 tháng đầu năm 2023.

Hải Phòng đứng thứ 3 cả nước về GRDP 6 tháng đầu năm 2023.

6 tháng đầu năm 2023, TP Hải Phòng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 8.000 tỷ đồng, bằng 59,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; bằng 35,13% kế hoạch TP giao. Trong đó: vốn ngân sách trung ương ước giải ngân đạt gần 300 tỷ đồng, bằng 22% kế hoạch TP giao; vốn ngân sách thành phố ước giải ngân đạt hơn 7.700 tỷ đồng, bằng 35,8% kế hoạch TP giao.

TP tiếp tục giải quyết kịp thời các thủ tục đầu tư đất đai, quy hoạch, xây dựng; tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là các dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội TP.

Ngoài ra, Hải Phòng cần tập trung thực hiện Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng Đề án phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2030 trình Thành ủy.

TP tiếp tục theo dõi, đôn đốc các địa phương thực hiện các công trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu; tập trung tối đa nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023; đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ đã được phân bổ kinh phí triển khai, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ năm 2023 theo đúng kế hoạch đã đề ra…

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Hải Phòng những năm qua liên tục được cải thiện từ vị trí 34 năm 2001 lên vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành năm 2022. Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2022 xếp thứ 2 cả nước với 90,09 điểm; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) chuyển từ nhóm thấp nhất năm 2011 lên nhóm cao nhất cả nước năm 2022.

Đọc thêm

Công tác tuyên giáo Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực

Bà Đinh Thị Bích Thảo - Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Trong năm vừa qua, hệ thống tuyên giáo tại tỉnh Sơn La đã thực hiện tốt công tác tham mưu tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận… của Trung ương và của tỉnh. Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Tuyên Quang kêu gọi ủng hộ xóa 6.000 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Tuyên Quang họp bàn chỉ đạo thực hiện ngay sau khi chỉ đạo của Chính phủ.
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, ngày 15/1, Bí thư tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga đã có thư ngỏ về việc kêu gọi ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa
(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân
(PLVN) - Trong những năm gần đây, thành phố Lào Cai – trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai – đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác phát triển hạ tầng đô thị và nâng cao đời sống người dân. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận nhất chính là việc triển khai hiệu quả phong trào xóa nhà tạm, giúp người dân an cư lạc nghiệp và góp phần thay đổi diện mạo của thành phố vùng cao này.

Lễ hội Gò Đống Đa sẽ diễn ra trong 3 ngày

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin về Lễ hội
(PLVN) - Ngày 15/1, Quận ủy - HĐND - UBND quận Đống Đa tổ chức gặp mặt và thông tin tới báo chí về Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) - Lễ hội Gò Đống Đa.

Tín dụng chính sách mang mùa xuân đến người nghèo miền núi Tân Sơn

Cuộc sống của người dân Tân Sơn, Phú Thọ đang ngày càng ổn định từ khi có nguồn vốn tín dụng chính sách.
(PLVN) - Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, không khí giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi tại vùng miền núi phía tây nam tỉnh Phú Thọ trở nên tất bật và khẩn trương. Dù công việc bận rộn, ông Tăng Tiến Sỹ, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Tân Sơn, vẫn dành thời gian đồng hành cùng các phóng viên đến thăm các bản làng xa xôi, gặp gỡ những hộ nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc đang gặp khó khăn, lắng nghe câu chuyện của họ về cách sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư sản xuất và cải thiện đời sống.

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024
(PLVN) - Ngày 14/1, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ (Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ) tổ chức Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Qua một năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trên tinh thần trách nhiệm cao của Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ và các đơn vị liên quan, lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch của TP Cần đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, với những con số ấn tượng…