Quảng Bình vững bước trở thành vùng kinh tế năng động

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người dân vùng ngập lũ tỉnh Quảng Bình sáng 24/10.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người dân vùng ngập lũ tỉnh Quảng Bình sáng 24/10.
(PLVN) - Với sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc cả về văn kiện và nhân sự, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII được kỳ vọng sẽ đưa Quảng Bình vượt qua mọi thách thức, vững bước năng động trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 và trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ.

Vượt qua khó khăn, thách thức

Giai đoạn 2015 – 2020, trong bối cảnh tình hình có rất nhiều khó khăn, thách thức gay gắt hơn so với dự báo (sự cố môi trường biển, thiên tai, đại dịch Covid-19…) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tỉnh Quảng Bình. Dẫu vậy, với sự lãnh đạo, chỉ đạo năng động, sáng tạo, quyết liệt của Đảng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Quảng Bình đã từng bước vượt qua khó khăn.

Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra đã hoàn thành và vượt mức. Kinh tế ổn định và liên tục tăng trưởng qua hàng năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,13%, là sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh này.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Cụ thể, cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2020: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,59%; công nghiệp và xây dựng chiếm 28,44%; dịch vụ chiếm 48,97%.

GRDP bình quân đầu người được cải thiện đáng kể, năm 2020 đạt 47,19 triệu đồng. Thu ngân sách của Quảng Bình duy trì mức tăng trưởng tương đối khá, tăng bình quân 17,4%/năm. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2016 – 2020 đạt 22.352 tỷ đồng. Riêng năm 2020 ước đạt 6.000 tỷ đồng.

Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển đã được Quảng Bình đẩy mạnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 – 2020 đạt hơn 93.000 tỷ đồng. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh này phát triển khá bền vững với giá trị sản xuất tăng bình quân 4,1%/năm. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Sản xuất thủy sản phát triển đồng bộ cả về nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ hậu cần nghề cá. Sản lượng thủy sản liên tục tăng, riêng năm 2020 ước đạt 88.000 tấn. Độ che phủ rừng đạt 67,7%. Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá với giá trị tăng bình quân 8,33%/năm.

Được mệnh danh là “vương quốc hang động” cùng nhiều thắng cảnh tự nhiên, di tích lịch sử nổi bật nên du lịch Quảng Bình có bước phát triển nhanh, khẳng định được hướng đi đúng của tỉnh trong việc xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng số khách du lịch đến với tỉnh này đạt 19,7 triệu lượt và tiếp tục hứa hẹn đây là điểm đến hấp dẫn với du khách.

Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đạt kết quả quan trọng. Đến hết năm 2020, có 79/128 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện.

Tỷ lệ giảm nghèo bình quân 2,18%/năm. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng cường, trật tự - an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại ngày càng hiệu quả.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng (thứ 2 từ trái sang) thăm trang trại của người dân ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
 Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng (thứ 2 từ trái sang) thăm trang trại của người dân ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được triển khai tích cực, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, đạt nhiều kết quả rất quan trọng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. Dân chủ XHCN và khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được phát huy. Vai trò tích cực của Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục được khẳng định.

Đột phá, tăng sức cạnh tranh

Phát huy những kết quả đã đạt được, Quảng Bình xác định phương hướng, mục tiêu trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 là tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, chú trọng đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Quyết tâm “4 đột phá” trong nhiệm kỳ mới

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định 4 đột phá và xác định là “chương trình hành động” để quyết tâm thực hiện: Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại; Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng công tác cán bộ.

Cùng với đó, việc phát triển văn hóa – xã hội được coi trọng, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tiếp tục cái thiện đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả điều hành của chính quyền; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, vùng biển đảo Tổ quốc; chủ động hội nhập quốc tế; phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030 phấn đấu xây dựng Quảng Bình trở thành khu vực kinh tế năng động ở miền Trung. Phát huy tối đa, có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế. Phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

Đặc biệt là du lịch biển, nghỉ dưỡng, du lịch hang động, mạo hiểm; các ngành công nghiệp điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, chế tạo có lợi thế, thân thiện với môi trường; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng chất lượng, giá trị, bền vững. Khai thác tối ưu và hợp lý các di sản văn hóa, thiên nhiên, Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Du lịch là một trong những thế mạnh của Quảng Bình.
 Du lịch là một trong những thế mạnh của Quảng Bình.

Bên cạnh đó, tỉnh xác định nhiệm vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ và thành tựu cuộc Cách mạnh công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, văn minh, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc và cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Từ những kết quả đạt được và các phương hướng, chỉ tiêu, đột phá trong nhiệm kỳ mới 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của tỉnh Quảng Bình đã gửi gắm trọn niềm tin với một kỳ Đại hội lần thứ XVII thành công tốt đẹp; đưa Quảng Bình phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong giai đoạn mới; xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng của Trung ương và các địa phương trong cả nước.

GRDP hơn 8%/năm, 99% cơ sở Đảng hoàn thành nhiệm vụ

Giai đoạn mới 2020 – 2025, Quảng Bình xác định rõ một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường và công tác xây dựng Đảng. Cụ thể, GRDP bình quân đạt 8 – 8,5%/năm. Đến năm 2025, trong cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,5%; công nghiệp – xây dựng: 33,5% và dịch vụ: 49%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 9.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 70 – 75 triệu đồng.

Tạo việc làm hàng năm cho 1,8 – 1,9 vạn lao động. Số hộ nghèo giảm bình quân 1.000 hộ/năm. Đến năm 2025, Quảng Bình giảm 1/2 số hộ nghèo của cuối năm 2020; 92,5 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; phải đạt 11 bác sĩ và 38 giường bệnh/vạn dân; 92% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 70% trường mầm non, 100% trường tiểu học, 75% trường THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia; 70% lao động qua đào tạo.

Chỉ tiêu đến năm 2025, 87% số xã ở tỉnh này được công nhận đạt chuẩn NTM (112 xã) và trong 30% trong số đó đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 98% dân số thành thị sử dụng nước sạch; 97% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh…

Trong công tác xây dựng Đảng ở Quảng Bình đặt ra chỉ tiêu hàng năm có 99% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Trong đó, 20% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có 99% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên; tỷ lệ kết nạp đảng viên đạt 3% so với tổng số đảng viên hiện có.

Tin cùng chuyên mục

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. (Ảnh: Quochoi.vn)

Nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm

(PLVN) - Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, đề cập đến hạn chế, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, một số ý kiến cho rằng cần tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đọc thêm

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư
(PLVN) – Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
(PLVN) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào về nước

Lãnh đạo 2 tỉnh tiến hành ký kết bàn giao hài cốt các liệt sĩ.

(PLVN) - Ngày 16/5, tại tỉnh Salavan – nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ban chỉ đạo 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 – 2024 về nước.

Khẳng định vai trò kiểm soát, phục vụ giám sát quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

hoạt động kiểm toán của KTNN đã phục vụ tích cực cho việc kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng NSNN. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với vị thế đó, vai trò của KTNN ngày càng được khẳng định là công cụ kiểm tra, kiểm soát, phục vụ giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), tiền và tài sản của Nhà nước.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Hôm qua (15/5), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5); kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959 - 2024); Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Nâng tầm vị thế quốc gia”.

Không nên chỉ phản biện các dự thảo văn bản

Hội nghị do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. Ảnh: Tiến Đạt
(PLVN) - Không nên chỉ dừng lại ở việc phản biện xã hội các dự thảo văn bản mà phải tiến hành phản biện xã hội các văn bản đã ban hành. Bởi quá trình thực hiện mới phát sinh các bất cập, hoặc triển khai trong thời gian dài cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng

Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; xử lý buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng thị trường bảo đảm cho thị trường vàng ổn định, minh bạch, lành mạnh.

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).
(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đề nghị Trung ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Đề nghị Trung ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải
Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng, xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải. Ban Bí thư quyết định Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Thái Hà, Nguyễn Văn Khước, Lê Tuấn Hồng và Hồ Văn Điềm...

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.