Khẳng định vai trò kiểm soát, phục vụ giám sát quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

hoạt động kiểm toán của KTNN đã phục vụ tích cực cho việc kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng NSNN. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT KTNN
hoạt động kiểm toán của KTNN đã phục vụ tích cực cho việc kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng NSNN. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với vị thế đó, vai trò của KTNN ngày càng được khẳng định là công cụ kiểm tra, kiểm soát, phục vụ giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), tiền và tài sản của Nhà nước.

Kiến nghị xử lý tài chính nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Theo TS. Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách, Văn phòng Quốc hội, là cơ quan về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước, hoạt động độc lập theo luật định, hoạt động kiểm toán của KTNN đã phục vụ tích cực cho việc kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng NSNN, tiền và tài sản của Nhà nước; thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Trong nhiều năm qua, KTNN đã chủ động thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN, trong đó tập trung vào báo cáo kiểm toán tài chính để giúp Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN và HĐND các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương (NSĐP). Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã cung cấp thông tin giúp cho Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) và các Ủy ban của Quốc hội sử dụng trong quá trình thẩm tra và giám sát về quyết toán NSNN.

Theo đó, báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán NSNN hàng năm đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại và kiến nghị xử lý tài chính nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, bao gồm cả những hạn chế trong việc lập, phân bổ, giao dự toán NSNN, làm cơ sở cho việc thảo luận, quyết định dự toán NSNN năm sau của Quốc hội và HĐND các cấp, cung cấp thông tin phục vụ cho Quốc hội, HĐND các cấp quyết định dự toán NSNN vàNSĐP.

“Phải nói rằng, những đóng góp tích cực của KTNN là rất có giá trị nhằm cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu có độ tin cậy cao để giúp Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) và phê chuẩn quyết toán NSNN; HĐND các cấp quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán NSĐP”, ông Nguyễn Minh Tân khẳng định.

Đặc biệt, với khuôn khổ pháp lý về KTNN không ngừng được hoàn thiện đã thúc đẩy vai trò ngày càng cao của KTNN thông qua việc “pháp lý hóa” ở mức độ cao hơn trong quy định của Hiến pháp và Luật KTNN. Từ sau khi Luật KTNN và Luật NSNN được ban hành, Tổng KTNN đã có ý kiến trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm.

Đồng thời, KTNN cũng đã có ý kiến chính thức bằng văn bản về dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi Ủy ban Tài chính - Ngân sách sử dụng trong quá trình thẩm tra.

Sự tham gia của KTNN đã cung cấp những thông tin cần thiết cho việc thẩm tra dự toán NSNN tại các Ủy ban của Quốc hội và hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Ý kiến nhận xét, đánh giá, xác nhận của KTNN về các tồn tại trong quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN là những tài liệu quan trọng cung cấp cho cơ quan dân cử để thảo luận, thẩm tra và xem xét quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán NSNN.

Quốc hội cần đề cao vai trò của KTNN trong phối hợp thẩm tra dự toán NSNN

TS. Nguyễn Minh Tân cũng chỉ ra rằng, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn thời gian qua cho thấy, các ý kiến tham gia đóng góp của KTNN đối với dự toán NSNN hàng năm còn hạn chế, nhất là về mức độ hợp lý của từng chỉ tiêu thu, chi ngân sách, tính chính xác của số liệu, cũng như địa chỉ các khoản thu, chi NSNN không hợp lý của năm hiện hành và năm kế hoạch.

Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như công tác lập dự toán ngân sách ở địa phương còn nhiều hạn chế.

Mặt khác, thời gian thẩm tra dự toán và quyết toán NSNN còn quá ngắn do tài liệu của Chính phủ gửi cho KTNN và cơ quan thẩm tra chậm. Thực tế, sau khi có tài liệu của Chính phủ, Ủy ban TCNS chủ trì cùng Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chỉ có vài ngày (thậm chí 3 - 5 ngày) để thẩm tra.

Điều này đã gây khó khăn cho việc thẩm tra, đánh giá, cho ý kiến của các cơ quan Quốc hội, nhất là đối với những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

TS. Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách, Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

TS. Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách, Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng, vai trò của KTNN đối với việc xây dựng dự toán và quyết toán NSNN, TS. Nguyễn Minh Tân cho rằng cần tập trung thực hiện một số giải pháp.

Theo đó, cần quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, trách nhiệm, quyền hạn của KTNN trong quá trình tham gia thẩm tra dự toán NSNN, phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm. Đồng thời, cần cụ thể hóa cơ chế phối hợp giữa Ủy ban TCNS với KTNN theo hướng Ủy ban TCNS nêu ra các vấn đề Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện.

“Chẳng hạn, giám sát về đầu tư công thì KTNN cần cung cấp thông tin thất thoát bao nhiêu, ở khâu nào, số kinh phí thất thoát bằng bao nhiêu % so với tổng mức vốn đầu tư, có bao nhiêu công trình kém hiệu quả trên tổng số các công trình đầu tư công... Từ các vấn đề do Ủy ban TCNS của Quốc hội đưa ra, KTNN cần tập trung làm rõ để phục vụ yêu cầu của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, ông Nguyễn Minh Tân cho biết.

Cạnh đó, qua kết quả kiểm toán một số năm liền kề, KTNN cần cung cấp thông tin và đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN năm hiện hành trên cơ sở một số nội dung như kết quả đạt được về thu, chi; quản lý và điều hành NSNN của các Bộ, ngành, địa phương; những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và khả năng hoàn thành dự toán NSNN. Đồng thời, kiến nghị giải pháp điều hành NSNN trong năm hiện hành và năm kế hoạch. Qua kết quả kiểm toán, cần đánh giá những yếu tố thụân lợi, không thụân lợi tác động đến dự toán NSNN năm sau.

Đồng thời, cơ quan KTNN cũng cần nâng cao tính độc lập, khách quan, có đủ thời gian xem xét và tham gia ý kiến về dự toán NSNN, thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN hàng năm trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo TS. Nguyễn Minh Tân, Quốc hội cần đề cao vai trò của KTNN khi tham gia phối hợp thẩm tra dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW; cung cấp thông tin kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN hàng năm để trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN và HĐND phê chuẩn quyết toán NSĐP.

Về phía các cơ quan của Chính phủ, cần kịp thời báo cáo cung cấp thông tin về dự toán NSNN và phê chuẩn quyết toán NSNN cho các cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra, bảo đảm tính đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Bởi quá trình này đòi hỏi phải có nhiều thông tin, về nhiều vấn đề, trên nhiều lĩnh vực như thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị kinh tế, từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực của nền kinh tế; tình hình thực hiện ngân sách của từng Bộ, cơ quan trung ương và của từng địa phương...

Những thông tin này rất quan trọng là cơ sở căn cứ để KTNN đánh giá, cho ý kiến về dự toán và quyết toán NSNN cũng như phục vụ cho Ủy ban TCNS trong quá trình thẩm tra dự toán và quyết toán NSNN hàng năm.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Lãnh đạo Tập đoàn SpaceX, Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Tim Hughes, Phó Chủ tịch Tập đoàn SpaceX. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
(PLVN) - Chiều 6/9, tiếp Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn SpaceX (Hoa Kỳ) Tim Hughes, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực SpaceX có thế mạnh và Việt Nam có tiềm năng như: Khoa học - công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật…

Đồn Biên phòng Hoành Mô (Quảng Ninh): Nỗ lực bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô tuần tra bảo vệ biên giới.
(PLVN) - Thời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đồng thời chăm lo, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn.

Dấu ấn Thi đua Quyết thắng của lực lượng vũ trang Quân khu 2

Bộ Tư lệnh Quân khu 2 trao thưởng các điển hình tiên tiến LLVT Quân khu giai đoạn 2019 - 2024. (Ảnh trong bài: Hồng Sáng)
(PLVN) - 5 năm qua, Phong trào Thi đua Quyết thắng (PTTĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 2 ngày càng phát triển sâu rộng, vững chắc và đạt nhiều kết quả quan trọng, có chiều sâu và thực chất; góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

“Trái ngọt” từ chủ trương chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh: VGP
(PLVN) - Những thông tin được công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến vừa được Chính phủ tổ chức tại TP Đà Nẵng, cho thấy hiệu quả vô cùng lớn của công cuộc chuyển đổi số.