Thói quen có hại có thể khiến răng rụng sớm

Thói quen có hại có thể khiến răng rụng sớm
(PLO) - Để có một hàm răng luôn trắng bóng và khỏe mạnh chúng ta cần nhanh chóng bỏ ngay các thói quen xấu sau đây

1.Ăn - uống khi thức ăn còn quá nóng

Sự chệnh lệch nhiệt độ khi uống hay ăn thức ăn quá nóng sẽ làm cho bề mặt răng sản sinh các vết nứt nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Kết quả hình ảnh cho ăn thức ăn nóng

Những tổn thương nhỏ này sẽ làm mòn men răng khiến cho răng mẫn cảm hay ê buốt khi ăn đồ ăn lạnh. Nghiêm trọng nhất là nó còn gây tổn thương tủy làm cho lợi dễ nhiễm trùng và sưng nhọt.

2.Ăn quá nhiều tinh bột

Tinh bột có nhiều trong: bánh mì, bánh quy, mì ống... sẽ chuyển hóa thành đường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển.

3.Dùng răng làm dụng cụ

Việc dùng găng để mở nắp chai, xé nhãn mác, cắn bút, cắn túi nhựa ... sẽ làm mòn men răng, gây tổn thương: gãy răng, nứt răng.

Kết quả hình ảnh cho mở nắp bằng răng

4.Thói quen ăn vặt nhiều và không đánh răng sau khi ăn:

Khi bạn ăn thì các mảng bám kết hợp với đường và tinh bột sẽ sinh ra acid tấn công men răng làm răng bị sâu, ăn vặt quá nhiều và không đánh răng sau ăn sẽ làm quá trình phá hủy men răng diễn ra nhanh hơn, gây ra các bệnh về răng miệng.

5.Không khám răng và làm sạch cao răng định kỳ:

  Việc khám răng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra những vấn đề bất thường về răng miệng để điều trị kịp thời, việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần có tác dụng giúp cho răng luôn sạch sẽ và tránh được bệnh nha chu.

6. Xỉa răng quá nhiều và quá lâu:

 Xỉa răng bằng tăm là một thói quen không tốt, sẽ làm rộng các kẽ răng, làm thức ăn dễ bị mắc lại sau ăn và gây tổn thương lợi.

Kết quả hình ảnh cho xỉa răng

7. Sâu răng nhưng không trám:

 Khi bạn phát hiện mình bị sâu răng thì bạn nên đến nha sĩ để trám, chữa tuỷ hoặc nhổ răng nếu cần thiết, điều này giúp bảo vệ hàm răng và chống lại nguy cơ răng bị lung lay, rụng răng.

8.Nhai đá

Giòn và nhiệt độ lạnh của viên đá thực sự có thể làm răng bị gãy. Chúng có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên bề mặt của men răng, có thể dẫn đến các vấn đề khác cho răng theo thời gian. Đá dăm ít hại hơn đá viên.

Kết quả hình ảnh cho nhai đá

9.Sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng

Một số người nghĩ rằng bàn chải đánh răng có lông cứng thì tốt hơn. Tuy nhiên, với người lớn tuổi, nướu răng kém nên thường nhạy cảm. Vì vậy, nên chọn bàn chải đánh răng lông mềm.

10.Đánh răng quá nhiều

Đánh răng hai lần một ngày (vào buổi sáng và ban đêm) là đủ. Nhiều người đánh nhiều hơn 2 lần mỗi ngày - đặc biệt là sau khi ăn. Tuy nhiên, đánh răng sau khi ăn và uống thức uống có ga như nước ngọt, có thể dẫn đến tổn thương nặng hơn.

Chờ ít nhất một giờ sau bữa ăn hoặc uống thức uống có ga, hãy đánh răng để trung hòa axit trong miệng trước khi đánh răng.

Để lấy thức ăn dính lại trên răng, bạn chỉ nên súc miệng với nước, dùng chỉ nha khoa và đánh răng vào buổi sáng, ban đêm. Khi dùng bàn chải, nên đánh theo chuyển động tròn, điều này sẽ loại bỏ các vi khuẩn có hại giữa nướu và răng. Đánh qua lại lên xuống có thể để lại các vi khuẩn có hại, gây bệnh nướu răng./.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.