Sau 3 tháng “đi Mỹ học viết văn”, nhà báo, nhà văn Trần Thị Hồng Hạnh vừa cho ra mắt độc giả tiểu thuyết “Thở sâu”. Đồng thời với việc xuất bản cuốn sách bằng tiếng Mẹ đẻ, tác giả đã cho chuyển ngữ “Thở sâu” sang tiếng Anh với mong muốn đưa văn học Việt Nam xuất ngoại...
Sau 3 tháng “đi Mỹ học viết văn”, nhà báo, nhà văn Trần Thị Hồng Hạnh vừa cho ra mắt độc giả tiểu thuyết “Thở sâu”. Đồng thời với việc xuất bản cuốn sách bằng tiếng Mẹ đẻ, tác giả đã cho chuyển ngữ “Thở sâu” sang tiếng Anh với mong muốn đưa văn học Việt Nam xuất ngoại. Phóng viên Pháp luật Việt Nam Chủ nhật đã trò chuyện cùng chị:
Hình như chị là người đầu tiên đồng thời cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cho ấn phẩm của mình ngay khi nó vừa được ra mắt độc giả Việt Nam? Tại sao chị lại có ý tưởng này?
Tác giả Hồng Hạnh
Vì Thở sâu là kết quả của một học bổng 3 tháng tại Boston, nên khi viết nó, tôi đã có ý định viết song song hai thứ tiếng để ra mắt nó ở hai ngôn ngữ. Tôi đã gửi Thở sâu bản tiếng Anh (Deep Breath) sang trường UMASS Boston như một món quà báo cáo với các thầy cô và những người đã mời mình đi học. Hiện tại, các thầy cô như Kevin Bowen, Bruce Weigl, Catherine Parnell đang đọc nó và sẽ có một số kế hoạch với nó.
Chị có thể bật mí về lộ trình tiếp theo để đưa Thở sâu đến với độc giả ngoài nước?
Tôi chưa thể tiết lộ thật chi tiết vì tính tôi vốn cẩn trọng, cái gì đã xong xuôi mới dám nói, không thôi người ta sẽ nói mình “cưa bom’. Thật ra, có nhiều cách để Deep Breath đến với độc giả ngoài nước: đầu tiên là sách tặng (ở đâu cũng vậy nhỉ?) cho thư viện các trường đại học: UMASS Boston, Harvard, Thư viện quốc hội Mỹ…Thứ hai là xuất hiện trích đoạn trên những tạp chí chuyên đề văn học….
Trong khi văn học Việt Nam hầu như chưa ai thành công ở thị trường ngoài nước, chị có quá tự tin khi “xuất khẩu” tác phẩm của mình?
Tôi không nghĩ mình “quá tự tin” hoặc “xuất khẩu văn chương của mình”. Tuy nhiên, ở góc độ khác, việc viết tác phẩm – biên dịch tác phẩm sang tiếng Anh sẽ tạo cơ hội cho nhiều độc giả nước ngoài tiếp cận đến tác phẩm văn học Việt Nam hơn. Tôi gửi một mong ước nho nhỏ như thế
Chị viết Thở sâu trong hoàn cảnh nào?
Tôi viết Thở sâu trong thời gian gần tròn 1 năm, bắt đầu từ tháng 5/2009 tại Boston, sau chuyến đi đến Cape Cod và kết thúc nó ở TP. Hồ Chí Minh, sau khi tôi đã về lại Việt Nam gần 1 năm tròn. Tôi rất thích thị trấn Hyannis, một nơi dường như là sự trộn lẫn giữa Đà Lạt và Nha Trang của Việt Nam mình với tiết trời lành lạnh, những vạt đồi nhỏ có nhiều thông mọc và bờ biển cát trắng phẳng lặng, dài thăm thẳm với màu nước biển xanh ngát…Vào một buổi chiều muộn đầu tháng 5/2009, tôi đã gặp một người đàn bà Trung Hoa ngồi một mình với hoàng hôn đơn độc trên bãi biển Kalmus. Hình ảnh ấy quá ấn tượng…
Chị hài lòng nhất về điều gì ở Thở sâu?
Tôi hài lòng vì đã viết xong một tác phẩm mà những bạn bè thân thiết của tôi nói rằng họ đã thở dài …thật sâu khi đọc đến dòng cuối cùng. Họa sĩ Lan Huê của báo tôi nói chị đã thẫn thờ rất lâu sau khi đọc…Tôi không biết những độc giả khác thì thế nào nhưng tôi mong họ sẽ có cảm giác yêu thương mình hơn, yêu thương cuộc đời hơn sau khi đọc Thở sâu…Nếu được vậy, đó sẽ là điều làm tôi hài lòng nhất…
Chị có thể giới thiệu vài lời về cuốn tiểu thuyết mới này với độc giả của chúng tôi.
Thở Sâu thích hợp để đọc trên những chuyến đi dài. Ngay cả khi ta đã định trước một nơi để đến, ta vẫn thường hoang mang về những chuyến đi của chính mình trên quãng đường di chuyển ấy. Bất kể là tàu, xe, máy bay,… hay phương tiện gì đó khác, rồi ta cũng sẽ phải đối diện với những thứ xúc cảm sẽ sản sinh ra trên những chuyến đi dài. Một nỗi mơ hồ ám ảnh. Và hoang mang. Khi ấy, Thở Sâu sẽ được vịn vào để giúp chúng ta thoát ra khỏi chuỗi dài mộng mị.
Thở Sâu đưa ta đến với biển ngăn ngắt xanh, với gió lồng lộng, rồi lại đến với những vùng đồi chênh vênh hoa vàng, đại ngàn thanh khiết từ ngàn năm vẫn thế, sẽ là Boston với những ngôi nhà cổ kính xưa cũ của người Anh-điêng, sẽ là những chuyến đi dài lộng gió từ vùng giá lạnh đến nơi ấm áp, sẽ là một vùng nhiệt đới với cát vàng biển xanh trải dài ngút mắt, sẽ là rất nhiều nơi trên những chuyến hành trình dài. Chỉ đơn giản là đi, rồi đến.
Thở Sâu, giống như việc chúng ta đi đến cuối con đường, giản đơn là bình thản đợi chờ những điều hạnh phúc hiển nhiên sẽ đến khi ta biết trân trọng và kiếm tìm. Chỉ là đến một lúc nào đó khi cần, người ta sẽ tìm thấy nhau.
Là một nhà báo, công việc này đã giúp chị những gì trong việc viết văn, đặc biệt là với Thở Sâu?
Là nhà báo, gặp gỡ nhiều người, nói chuyện, chia sẻ, tôi có thêm nhiều nguyên mẫu cho mình để viết văn. Những trải nghiệm cảm xúc cũng giúp mình viết thật hơn…Với Thở sâu, kinh nghiệm nhà báo không giúp nhiều lắm. Tôi viết Thở sâu nhờ vào học bổng sang Mỹ học năm ngoái với tư cách là một người viết văn. Cũng có thể, nhờ con mắt tò mò của người làm báo mà tôi nhìn thấy người đàn bà cô độc bên bờ biển Kalmus nên bắt đầu tìm hiểu về Hyannis…và kết nối nhiều thứ để ra một sáng tác có sự giao thoa văn hóa.
Chị thích gọi mình là một nhà văn hay một nhà báo, nhà biên kịch, hay… “nhà tôi”?
Hãy gọi tôi là Hạnh. Vậy thôi. Làm “nhà gì” cũng chỉ là một cách “định danh” về công việc và vị trí của mình trong xã hội – nghề nghiệp. Ra ngoài đường, tôi cũng chỉ giới thiệu mình: “Chào bạn, tôi là Hạnh”. Và tôi thích người ta yêu quý mình vì mình là mình, vì mình là Hạnh – luôn sống hết lòng với bạn bè chứ không vì mình là người làm báo, viết văn hay viết kịch bản phim truyền hình…
Phụ nữ liên quan đến việc viết lách thường rất khó khăn trong đời sống riêng. Còn với chị, chị đã phân chia thời gian như thế nào giữa công việc và gia đình?
Cũng khó rạch ròi lắm vì thực sự là phụ nữ quá khó khăn trong đời sống riêng. Tôi dành cho con trai 3 tuổi rưỡi mỗi ngày 2 tiếng: đọc sách, chơi đùa với nó, tắm rửa cho nó. Còn lại, tôi dành cho công việc và bản thân mình. May cho tôi (hay con và chồng tôi?) là tôi không có thú vui với việc trang điểm, mua sắm nên không mất thời gian cho mấy việc đó. Trong nhà cũng có người chị họ lớn tuổi ở quê lên phụ giúp việc nhà nên tôi cũng không quá vất vả với những việc không tên của người nội trợ. Nói chung, tôi cố thu xếp dung hòa được công việc và gia đình, không đến nỗi không biết cái áo của chồng sứt nút hay con trai đã tăng 2kg.
Chị nói, các nhà làm sách bây giờ thường quan tâm đến việc sách bán chạy. Vậy với Thở sâu, chị có nghĩ nó sẽ là cuốn “bán chạy”? Có Sex, có đồng tính trong đó?
Tôi hy vọng là Thở sâu sẽ bán chạy. Vì Phương Nam Books là đơn vị làm sách rất đẹp, hệ thống phát hành rộng, công tác tiếp thị tốt. Bản thân tôi cũng có một số bạn là học trò cũ làm tiếp thị cũng giúp sức: làm trailer, lên chính sách khuyến mãi khi mua sách. Các bạn nhà báo cũng hết lòng giúp đỡ bằng cách quảng bá trên báo nhiệt tình. Những người quen cũng truyền nhau link có giới thiệu sách đến bạn bè của họ…Tôi tin rằng với sự đồng bộ từ nội dung sách tốt đến các biện pháp tiếp thị, sách sẽ bán chạy. Còn bán được bao nhiêu thì không biết…Phương Nam Books ký hợp đồng đợt 1 với tôi là 3.000 bản. Hy vọng họ sẽ tái bản sớm! Thở sâu có sex, nhưng rất tế nhị theo kiểu người phương Đông chúng ta nói về quan hệ tình dục. Tôi tin rằng với Thở sâu, tôi đã miêu tả hoạt động tính giao đầy tao nhã và tế nhị không để gây phản cảm cho độc giả.
Chuyến đi Mỹ ‘học viết văn” vừa rồi, cho chị bài học gì?
Thế giới quá rộng lớn và chúng ta có nhiều thứ để học quá…Sự giao thoa văn hóa không chỉ ở bề rộng mà còn ở chiều sâu mà sâu nhất là chính trong tâm hồn và ứng xử của từng con người. Có khi ta ngỡ rằng ta thuộc về một nền văn hóa nhưng nếu quan sát kỹ, ta cũng thuộc về một nền văn hóa khác dù ta không có ý thức về điều đó. Ngoài ra, tôi còn học được một điều quan trọng nữa, từ cái gọi là “văn hóa động viên” trong nền giáo dục Mỹ. Ở nơi tôi học, ra một bước đụng giáo sư, vô một bước đụng tiến sĩ nhưng họ rất khiêm cung và trân trọng việc tự học cũng như trân trọng học viên. Giáo sư Bruce nói với tôi: “Hôm nay, cô đã phát âm tiếng Mỹ tốt hơn hôm qua nhiều lắm rồi. Ngày mai sẽ còn tốt hơn nữa. Cô sẽ nói như một người Mỹ sớm thôi mà”. Tôi biết ông nói thế là để động viên tôi đừng có mắc cỡ trước cái lối phát âm “kinh dị” của mình nhưng thực sự là ông đã làm tôi tự tin hẳn…
(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.
(PLVN) - Thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh, tính đến hôm nay, 1/6, tổng cộng có 98 bệnh nhân điều trị tại địa bàn được xuất viện.
(PLVN) - Ngày 1/6, Thành ủy Đà Nẵng công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó, chức danh được bổ nhiệm lần này có Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.
(PLVN) - Sau khi hoàn thành 12 ngày cách ly, Cô Phùng Thị Khánh Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A5 trường THCS Ngô Sỹ Liên viết những dòng xúc động gửi đến cán bộ, nhân viên Khu cách ly Dĩnh Kế, Bắc Giang.
(PLVN) - “Người dân về TP phải chủ động theo dõi sức khỏe, tự cách ly y tế tại nhà. Với người về từ vùng dịch hay nơi phong tỏa thì phải khai báo cụ thể với Tổ COVID cộng đồng, ngành y tế bố trí xét nghiệm ngay”.
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.
(PLVN) - Từ khu vực như chợ, dãy phố trung tâm đến điểm cân vải, vùng nông thôn của huyện Tân Yên đều vắng vẻ khi UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu giãn cách xã hội.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
(PLVN) - UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc thành lập 40 tổ công tác kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn phòng chống dịch tại tất cả các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh để thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid – 19.
(PLVN) - Đồng chí Vương Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh cùng đồng chí Nguyễn Đình Lợi – Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh đã tiếp nhận ủng hộ của các doanh nghiệp và câu lạc bộ báo chí Bắc Ninh tại Hà Nội.
(PLVN) - Vừa qua, Bến Tre đã thống nhất đề xuất thành lập Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19, việc thành lập quỹ. Đây được đánh giá là yêu cầu phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dân.
(PLVN) - Ngày 29/5,Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre vừa ban hành Công văn số 2946/UBND-KGVX gửi các sở, ban, ngành tỉnh; các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội trên đại bàn Bến Tre về việc tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
(PLVN) - Cùng với việc khẩn trương truy vết F1, F2 của bệnh nhân Covid-19 từng đến địa phương, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo dừng toàn bộ các loại xe vận chuyển hành khách từ Tp HCM vào tỉnh Lâm Đồng từ 0h ngày 30/5.
(PLVN) - Để quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP, UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung từ 0h ngày 29/5/2021.
(PLVN) - Tối muộn 28/5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng phát đi thông báo khẩn tìm người đến một số địa điểm mà bệnh nhân COVID-19 liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng từng đến trên địa bàn.
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các cấp công đoàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là khi đã có trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm SARS Cov-2 trở về địa phương.
(PLVN) - UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát lại Tổ COVID cộng đồng và phối hợp Công an TP kiện toàn lại Tổ COVID cộng đồng.
(PLVN) - Đó là nội dung đáng chú ý tại văn bản về tăng cường quản lý cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ban hành.
(PLVN) - Đêm 27/5, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Long An đã tổ chức họp khẩn sau khi xác định được một người sống tại tổ 17, ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
(PLVN) - Chiến thuật ứng phó với dịch COVID-19 của TP vẫn đúng đắn, hiệu quả. Cơ bản các chùm ca bệnh đã được kiểm soát, chỉ còn 2 chùm ca bệnh mới đang được các lực lượng chức năng tập trung khoanh vùng, dập dịch.