Thổ Nhĩ Kỳ truy bắt hàng nghìn người sau đảo chính

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ áp tải những người bị bắt giữ. Ảnh: AFP
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ áp tải những người bị bắt giữ. Ảnh: AFP
(PLO) - Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/7 đã vây bắt hàng chục quan chức quân sự cấp cao và thẩm phán trong cuộc trấn áp những người bị cáo buộc là chủ mưu hoặc có liên quan đến cuộc đảo chính hôm 15/7.

Theo AFP, cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7 bắt đầu với việc những máy bay phản lực F-16 của phe nổi dậy gào rú trên những mái nhà ở Ankara, binh lính và xe tăng được điều động đổ ra các tuyến phố cùng nhiều tiếng nổ lớn vang lên suốt đêm ở khắp thủ đô và thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul. Tòa nhà quốc hội của nước này bị đổ sập nhiều phần trong các cuộc không kích do phe nổi dậy tiến hành. 

Quân nổi dậy cũng đã chặn 2 cây cầu bắc qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul nhưng đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ đám đông người dân ủng hộ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Đến sáng 16/7, cuộc đảo chính thất bại hoàn toàn.

Theo các nhà phân tích, phe đảo chính đã tạo được yếu tố bất ngờ khi ra tay đúng lúc ông Erdogan đang đi nghỉ mát lại vào giữa đêm – khi sự phòng bị đang ở mức thấp. Song, phe đảo chính thiếu đoàn kết còn ông Erdogan vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dân chúng nên vụ việc đã nhanh chóng thất bại. 

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc những kẻ đảo chính đã thực hiện âm mưu này theo lời kêu gọi của Giáo sỹ đang sống lưu vong của Mỹ Fethullah Gulen và kêu gọi Mỹ dẫn độ ông Gulen về nước để đối mặt với công lý. Tuy nhiên, Giáo sỹ này đã bác bỏ việc có liên quan đến âm mưu nổi dậy và gọi cáo buộc của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ là một sự sỉ nhục. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã yêu cầu dẫn độ 8 người được cho là có liên quan đến âm mưu đảo chính và đã được đưa bằng trực thăng quân sự tới Hy Lạp. 

Ngay khi tình hình tạm lắng xuống, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh tay trấn áp những người bị cáo buộc có liên quan đến âm mưu đảo chính. Tính đến ngày 17/7, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã bắt giữ gần 3.000 binh lính bị tình nghi có liên quan đến vụ việc. Kênh truyền hình NTV đưa tin 34 tướng ở các cấp khác nhau đã bị bắt, trong đó có một số nhân vật cấp cao như chỉ huy đội quân số 3 Erdal Ozturk và chỉ huy đội quân số 2 đóng quân tại Malatya Adem Huduti.

Trong một chiến dịch diễn ra rạng sáng 17/7, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt giữ chỉ huy của đội quân đồn trú ở thị trấn phía Tây Denizli Ozhan Ozbakir cùng 51 binh sỹ. Trong số những tướng lính đã bị bắt giữ còn có Chuẩn tướng không quân Bekir Ercan Van và hàng chục sỹ quan khác bị cáo buộc ủng hộ âm mưu đảo chính không thành ở căn cứ không quân Incirlik tại tỉnh Adana, phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là căn cứ chủ chốt mà các lực lượng Mỹ sử dụng cho các chiến dịch không kích các phần tử thánh chiến ở Syria.

Tuy nhiên, cuộc trấn áp không chỉ giới hạn trong giới quân đội mà các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát lệnh bắt giữ tổng cộng 2.745 thẩm phán và công tố viên trên khắp nước này. Những người bị bắt giữ bị tình nghi là thành viên của một tổ chức do Giáo sỹ Gulen đứng đầu được giới chức Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Tổ chức khủng bố Fethullahci (FETO).

Các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mạnh mẽ lên án âm mưu nổi dậy này nhưng cũng đồng thời thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng “pháp quyền” trong các diễn biến sau vụ việc. Theo thông tin từ Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, 16 dân thường và binh lính đã thiệt mạng. Quân đội nước này thông báo, hơn 100 người tham gia lập kế hoạch đảo chính cũng đã bị tiêu diệt. 

Giới chức Istanbul cuối tuần qua đã tìm cách để đưa  cuộc sống ở đây trở lại bình thường với việc nối lại hoạt động của Sân bay quốc tế Ataturk. Tuy nhiên, Washington ngày 16/7 vẫn phát cảnh báo đi lại tới công dân nước này, dừng các chuyến bay và cấm tất cả các hãng hàng không bay từ Mỹ tới Thổ Nhĩ Kỳ do sự bất ổn sau âm mưu đảo chính. 

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...