Thị trường biến động: Ô tô, sắt thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi…tăng giá

Sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá lên 20.693 VND/USD, tăng 9,3% từ ngày 12-2, nhiều mặt hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã có những biến động nhất định, thậm chí xuất hiện tình trạng tăng giá đón đầu, “ăn theo” tỷ giá.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá lên 20.693 VND/USD, tăng 9,3% từ ngày 12-2, nhiều mặt hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã có những biến động nhất định, thậm chí xuất hiện tình trạng tăng giá đón đầu, “ăn theo” tỷ giá.

Đã trở thành thông lệ, mỗi lần điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD/VNĐ thường cùng với việc hàng hóa “rủ nhau” tăng theo. Điều này thể hiện rõ nhất ở các mặt hàng nhập khẩu như ô tô, xe máy, hàng điện tử, tiêu dùng, sắt thép...

Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ khiến chi phí đầu vào cao kéo theo giá thép sẽ tăng. Trong ảnh: Sản xuất phôi thép tại Tập đoàn Thép Việt –Nhật. Ảnh: Duy Lân
Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ khiến chi phí đầu vào cao kéo theo giá thép sẽ tăng.
Trong ảnh: Sản xuất phôi thép tại Tập đoàn Thép Việt –Nhật.
     Ảnh: Duy Lân

Theo giới nhập khẩu ô tô, xe máy, phần lớn xe máy và ô tô được các doanh nghiệp nhập về từ trước Tết để đón mùa tiêu dùng cuối năm nhưng sức tiêu thụ rất ảm đạm, nay tỷ giá tăng cũng không làm ảnh hưởng đến giá cả. Thế nhưng, giá xe trên thị trường vẫn tăng do người bán đẩy giá theo giá đồng USD. Xe càng đắt tiền càng chịu tác động mạnh. Các loại ô tô nhập khẩu tăng giá từ vài chục triệu cho tới hàng trăm triệu đồng đối với các dòng xe hạng trung như Nissan Teana tăng thêm 80 - 90 triệu đồng, Camry 2.0 nhập khẩu từ Đài Loan tăng thêm 30 - 50 triệu đồng. Tương tự, đối với các dòng xe sang như Lexus tăng ít cũng cả trăm triệu đồng, xe Lexus ES 350 thậm chí còn đội thêm gần 210 triệu đồng. Cá biệt, các dòng xe siêu sang như Bentley hay Rolls Royce còn có thể tăng giá đến cả tỷ đồng.

Trong khi các showroom đã điều chỉnh giá bán xe mới thì các liên doanh sản xuất trong nước đến thời điểm này vẫn “án binh bất động”. Theo đại diện Công ty Toyota và Ford Việt Nam, đây là thời điểm thị trường trầm lắng nên việc tăng giá bán xe là khá nhạy cảm, sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng, không kích cầu được thị trường. Tuy nhiên, do hầu hết linh phụ kiện xe lắp ráp ở Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài và phải thanh toán bằng USD, việc điều chỉnh giá xe theo tỷ giá đồng USD trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng điện tử, máy tính, theo Công ty máy tính Trần Anh, tạm thời vẫn giữ nguyên giá các mặt hàng hiện có để tạo tâm lý tích cực cho người mua. Tuy nhiên, khi lượng hàng này bán hết, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức giá bán do phải tăng thêm chi phí để nhập khẩu các mặt hàng. Dự kiến, thời gian tới, các mặt hàng điện tử, công nghệ có thể tăng giá ít nhất 10% do tác động từ việc điều chỉnh tỷ giá. Các doanh nghiệp trong nước mới giảm giá bán gas từ 22.000 - 25.000 đồng/bình theo giá thế giới từ đầu tháng 2, chỉ vài ngày sau khi ngân hàng công bố tỷ giá, các doanh nghiệp này đã áp dụng giá bán lẻ mới với mức tăng 1.417 đồng/kg, tương đương từ 15.000-17.000 đồng/bình và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 320.000-325.000 đồng/bình 12kg. Theo lý giải của các doanh nghiệp kinh doanh gas, việc ngân hàng điều chỉnh tỷ giá đồng USD khiến doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán lẻ để bù đắp sự chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ hiện nay.

Là doanh nghiệp nhập khẩu chiếm hơn 50% thị phần xăng dầu trong nước, Phó tổng giám đốc Petrolimex Vương Thái Dũng, cho biết: 2 lần điều chỉnh tỷ giá trong năm 2010 doanh nghiệp này lỗ khoảng 800 tỷ đồng. Đợt điều chỉnh tỷ giá mạnh như lần này, mỗi lít xăng dầu Petrolimex lỗ khoảng 1.000 đồng và số tiền phát sinh của doanh nghiệp sẽ phải thêm cả nghìn tỷ đồng. Tính tới thời điểm này, Petrolimex đang nợ ngân hàng trong nước và đối tác nước ngoài tới hàng trăm triệu USD. Trong khi đó, bình quân mỗi năm, Petrolimex cần khoảng 6 tỷ USD, trung bình cần khoảng 400-500 triệu USD/tháng, nhưng thực tế, dù có tiền Petrolimex cũng không thể nào mua đủ ngoại tệ, nhiều lắm cũng chỉ mua được vài ba chục triệu USD. Theo ông Dũng, nỗi khổ nhất không phải là chuyện tăng tỷ giá, mà là nghịch lý thực hiện cơ chế thị trường nửa vời, đầu vào tăng nhưng đầu ra không được điều chỉnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến nhiều doanh nghiệp khó lòng trụ vững nếu như các cơ quan quản lý nhà nước không sớm có biện pháp tháo gỡ.

Đối với doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Thực phẩm CJ Vina Trần Xuân Dũng cho hay, doanh nghiệp phải nhập khẩu 70% nguyên liệu cho sản xuất, với tỷ giá lên 9,3%, tương đương với việc doanh nghiệp phải tăng giá thức ăn chăn nuôi khoảng 700 đồng/kg. Việc tăng tỷ giá liên ngân hàng, thực tế tỷ giá thị trường tự do cũng tăng doanh nghiệp phải mua USD với giá cao hơn giá Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau Tết Nguyên đán số lượng đầu gia súc, gia cầm giảm mạnh, trong khi dịch bệnh lại có xu hướng tăng, giá gia súc gia cầm giảm so với trước Tết nên để bảo đảm lượng cầu, trước mắt doanh nghiệp chưa tăng giá ngay, nhưng việc giữ giá cũng chỉ hết tháng 2. Theo ông Dũng, việc ngân hàng nâng tỷ giá cũng khó có thể làm minh bạch tài chính của doanh nghiệp bởi tài chính doanh nghiệp chỉ minh bạch được khi tồn tại duy nhất một tỷ giá, nên dù ngân hàng có điều chỉnh, thực tế tồn tại hai loại tỷ giá và doanh nghiệp thì khó có thể mua được giá USD mà ngân hàng quy định.

Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Tiến Nghi cũng cho biết, mặc dù nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn ổn định, nhưng giá thép thế giới tăng cao khiến một số doanh nghiệp thép buộc phải điều chỉnh tăng giá bán, mức tăng 400 đến 800.000 đồng/tấn, cá biệt, có doanh nghiệp tăng tới một triệu đồng/tấn. Dù tỷ giá không phải nguyên nhân chính đẩy giá thép tăng, nhưng cũng một phần làm chi phí của các doanh nghiệp bị đội lên, ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm. Tương tự, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, giá xi măng sẽ biến động trong thời gian tới. Hiện một số doanh nghiệp tăng giá bán xi măng thêm 60.000 đồng/tấn, phổ biến từ 900.000 đồng đến 1,36 triệu đồng/tấn. Hiệp hội Phân bón cũng cho hay, hiện giá than antraxit và giá phân bón thế giới đang tăng khá nhanh trong khi tỷ giá vừa được điều chỉnh nên khả năng giữ được giá bán phân bón trong nước như hiện nay là rất khó. Dự kiến, các sản phẩm phân bón thời gian tới sẽ tăng giá từ 5% - 7%. Theo các hiệp hội này, nếu giá điện và than đồng loạt tăng vào đầu tháng 3 tới, chưa tính đến một số nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và giá cước vận tải, giá các sản phẩm đầu ra tiếp tục tăng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc tăng giá sản phẩm cũng phải có lộ trình, không gây sốc cho thị trường và bảo đảm sức cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại tràn vào, đặc biệt là mặt hàng thép xây dựng và phân bón.

Trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu tỏ ra lo lắng với kế hoạch kinh doanh của mình thì các doanh nghiệp xuất khẩu lại như mở cờ trong bụng bởi xuất khẩu một vài năm gần đây luôn được giá. Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh cho biết, trong tháng 1-2011, lĩnh vực thương mại tiếp tục có sự khởi động đầy thuận lợi khi kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 6 tỷ USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các ngành xuất khẩu đang lợi đáng kể nhờ giá tăng mạnh.

Văn Xuyên-Bích Hồng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.