Thí sinh Đà Nẵng đi xe cứu thương, trùm kín bảo hộ tới trường thi
(PLVN) - Tại điểm thi trường THPT Võ Chí Công (Đà Nẵng), nhiều thí sinh thuộc diện F1, F2 và thí sinh đang ở khu vực cách ly y tế mặc áo quần bảo hộ kín mít, được xe cứu thương chở đến điểm thi. Sau đó, các em được thay khẩu trang mới và không mặc đồ bảo hộ khi làm bài thi.
Sáng nay (7/7), cùng với cả nước, khoảng 12.716 thí sinh tại Đà Nẵng đã có mặt tại 31 điểm thi để bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021 (đợt 1) với môn Ngữ Văn (120 phút).
Theo ghi nhận của PV, từ 6 giờ sáng, nhiều thí sinh đã được cha mẹ, người thân chở đến các điểm thi.
Tại các điểm thi, thí sinh được hướng dẫn sát khuẩn, đo thân nhiệt và thay khẩu trang ngay tại cổng trước khi vào phòng thi.
Trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi, Sở Y tế Đà Nẵng bố trí cán bộ y tế phục vụ tại các điểm thi. Công an thành phố được giao nhiệm vụ bảo đảm giãn cách trước cổng các điểm thi để phòng chống dịch.
Cán bộ coi thi kiểm tra thông tin thí sinh trước khi cho thí sinh vào phòng thi.
Trước đó, 12.716 sĩ tử này cùng hơn 3.500 lực lượng làm nhiệm vụ coi thi là các cán bộ, giáo viên, công an, thanh tra… đã được ngành y tế Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 và tất cả đều có kết quả âm tính.
Do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định sẽ tổ Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 thành 2 đợt. Đợt 1 sẽ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, vào ngày 7 và 8/7.
Đợt 2 dành cho các thí sinh F0, F1, F2 và thí sinh trong khu vực cách ly, phong tỏa, thời gian tổ chức chưa được ấn định. Tuy nhiên, ban chỉ đạo thi các địa phương được quyền linh động trong việc tổ chức thi cho các thí sinh căn cứ trên tình hình thực tế.
Nhìn chung, không khí trước buổi thi đầu tiên diễn ra rất trật tự, đúng quy chế, thực hiện đúng công tác phòng chống dịch Covid-19. Tâm trạng của các thí sinh không quá căng thẳng.
Đà Nẵng là một địa phương đầu tiên của cả nước quyết định cho thí sinh không chỉ F2 mà cả F1 dự thi ngay đợt 1.
Theo đó, Đà Nẵng tiếp tục sử dụng điểm thi Trường THPT Võ Chí Công làm điểm thi phục vụ 41 thí sinh là F1, F2, thí sinh sống trong khu vực dân cư đang cách ly, phong tỏa do liên quan đến ca nhiễm Covid-19.
Hơn 6h sáng, 41 thí sinh F1, F2 được xe cứu thương đưa tới điểm thi.
Trước khi vào phòng thi, các em được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay, thay khẩu trang y tế mới.
Thí sinh F1 được bố trí khu vực thi riêng, thí sinh F2 và ở vùng cách ly bố trí khu vực thi riêng. Từng nhóm thí sinh được bố trí ngồi theo từng phòng riêng, mỗi phòng không quá 12 em. Trong quá trình làm bài thi, các thí sinh không mang đồ bảo hộ.
(PLVN) - Thời điểm này, ngành giáo dục nhiều địa phương đang tích cực triển khai nhiều cách làm nhằm điều chỉnh phương án dạy học, ôn tập phù hợp với những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non sửa đổi, Bộ GD&ĐT dự kiến nâng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo Sư phạm và Y dược có cấp chứng chỉ hành nghề.
(PLVN) - Tại Trường Đại học Kiên Giang vừa diễn ra chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024” (INNOBE 2024). Cuộc thi thu hút hơn 500 đại biểu, học sinh, sinh viên đến từ các trường trong khu vực.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
(PLVN) - Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, một học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã chuẩn bị một bông hoa bằng... con gà để tặng thầy chủ nhiệm của mình. Món quà đặc biệt kèm lời chúc dễ thương khiến người thầy rất hạnh phúc.
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, xếp lương nhà giáo phải tương quan các ngành khác, không nên có đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái “bất thường”. Tuy nhiên, hiện phần lớn lương giáo viên chưa đủ sống nên không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học...
(PLVN) - Lớp học tình thương trên Đảo Hòn Chuối nằm cách thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khoảng 20 hải lý, do Thiếu tá Trần Bình Phục (Đồn Biên phòng Hòn Chuối, BĐBP Cà Mau) trực tiếp giảng dạy. Hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thương đối với học sinh và cư dân nơi đây.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học trên cả nước tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
(PLVN) - Sáng ngày 19/11, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TN&MT) trang trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024-2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam.
(PLVN) - Các sinh viên này sẽ học được thêm các kỹ năng và tạo dựng được những kết nối giá trị, góp phần vào sự phát triển bao trùm và bền vững của Việt Nam.
(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.
(PLVN) - Sáng 17/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.