Thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi trung học phổ thông 2020

Thí sinh cần cẩn trọng khi đăng kí nguyện vọng theo khả năng của mình. (Ảnh minh họa)
Thí sinh cần cẩn trọng khi đăng kí nguyện vọng theo khả năng của mình. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh đại học chính quy, từ ngày 15 – 30/6, thí sinh khi đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì đồng thời đăng ký xét tuyển đợt 1 vào đại học, cao đẳng. 

Trong 15 ngày này, các đơn vị thu nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của thí sinh, trong đó bao gồm các thông tin về nguyện vọng xét tuyển vào đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non đợt 1.

Cần xác định được nguyện vọng chính

Theo PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo - GD-ĐT), dù được đăng ký nguyện vọng không giới hạn nhưng thí sinh cần phải xác định được nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực của mình. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2020 diễn ra trong bối cảnh Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực (từ tháng 7/2020), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ tháng 7/2019.

Theo Luật thì Bộ GD-ĐT sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe; đồng thời không tuyển sinh các trình độ trung cấp sư phạm, trình độ cao đẳng chỉ tuyển ngành Giáo dục mầm non. 

Tất cả các trường phải xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh cho các hình thức đào tạo trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển (đối với tuyển sinh chính quy xét tuyển đợt 1 năm 2020). Quy chế cũng bổ sung quy định cụ thể về điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các trường tổ chức kỳ thi, bài thi tuyển sinh riêng…

Quyền tự chủ tuyển sinh của các trường đại học được tôn trọng. Tuy nhiên, Hội đồng tuyển sinh trường chỉ được gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện tuyển sinh theo quy định, tránh trường hợp thí sinh chưa tốt nghiệp THPT đã có giấy thông báo trúng tuyển.

Cũng theo PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, số liệu của Vụ Giáo dục đại học thì trong thời gian qua, khi cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, hầu hết các em trúng tuyển và nhập học với 3 nguyện vọng đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1. Vì thế, dù có những thí sinh đăng ký tới hàng chục nguyện vọng, nhưng nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1, 2 thì sẽ không sử dụng tới nguyện vọng thứ 3, 4 nữa.

Lịch thi năm 2020.
 Lịch thi năm 2020.

Vì thế các em vẫn cần phải xác định được nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực và mong muốn của mình. Bởi vậy, chọn ngành, chọn trường… không nên là câu chuyện của thời gian cuối, đây là thời điểm các em cần tập trung cao độ cho việc ôn thi thật hiệu quả để đạt mục tiêu trúng tuyển vào trường đại học mơ ước.

Thí sinh chỉ được dự thi duy nhất 1 bài thi tổ hợp 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cơ bản giữ ổn định về hình thức thi như kỳ thi năm 2019. Theo đó, kỳ thi có 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông bậc THPT phải làm 4 bài gồm 3 bài độc lập bắt buộc và một bài tổ hợp tự chọn; thí sinh giáo dục thường xuyên dự 2 bài độc lập bắt buộc và một bài tổ hợp tự chọn. Do lịch thi THPT quốc gia năm 2020 được rút ngắn 1 buổi thi, theo đó thí sinh buộc phải chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội, không được thi cả 2 bài thi tổ hợp như các năm trước.

Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi được sử dụng chung cho học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên.

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông phải làm 4 bài thi, gồm 3 bài độc lập bắt buộc và 1 bài tổ hợp tự chọn (Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội).

Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên phải làm 2 bài độc lập bắt buộc và 1 bài tổ hợp tự chọn. Đây là điểm khác biệt mà các học sinh cần nhớ. Cụ thể, nếu như năm 2019, thí sinh có thể đăng ký dự thi cả 2 bài tổ hợp thì năm nay các em chỉ được dự thi duy nhất 1 bài tổ hợp.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1.  Do đó, nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng kí xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT.

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên, các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên. Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển (các trường công an, quân đội) hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu thì cần phải thực hiện theo các quy định của trường.

Đối với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.

Do đó, với việc Bộ GD-ĐT hỗ trợ lọc ảo, một thí sinh có N nguyện vọng chỉ cần làm 1 bộ hồ sơ, nộp đăng ký một nơi. Do vậy, công tác xét tuyển nguyện vọng và lọc ảo cơ bản ổn định như các năm. Thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng như đã từng xảy ra vài năm trước.

Siết kỷ luật để đảm bảo công bằng

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 được Bộ GD-ĐT ban hành, những thí sinh phạm lỗi một lần; nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác sẽ bị kỷ luật ở mức độ khiển trách. Đây là mức kỷ luật “nhẹ” nhất và hình thức kỷ luật này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập.

Các thí sinh vi phạm một trong các lỗi như: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác: Chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình sẽ phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo. Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).

Ngoài ra, các thí sinh vi phạm một trong các lỗi như: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó mà thí sinh vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác sẽ chịu mức kỷ luật “nặng” nhất là đình chỉ thi.

Cán bộ coi thi sẽ lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo trưởng điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Trong trường hợp trưởng điểm thi không nhất trí thì báo cáo trưởng ban coi thi quyết định.

Theo Quy chế, thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm. Thí sinh bị đình chỉ thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi trong kỳ thi này.

Đặc biệt, các vi phạm có dấu hiệu hình sự, cơ quan quản lý giáo dục liên quan lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Các trường hợp vi phạm khác, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định.

Những trường hợp được miễn thi Ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông. Thí sinh là học viên hệ giáo dục thường xuyên được đăng ký dự thi bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đồng thời, các trường hợp được miễn thi bài thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm 2 nhóm thí sinh.

Thứ nhất, là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Thứ hai, thí sinh có một trong các chứng chỉ Ngoại ngữ (giống hoặc khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông) hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày 8/8/2020 và đạt mức điểm tối thiểu theo bảng dưới đây:

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong 6 ngôn ngữ sau: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức hoặc tiếng Nhật.

Theo Quy chế thi, thí sinh được miễn bài thi ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh không đăng ký sử dụng quyền được miễn bài thi Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp như thí sinh không được miễn thi. 

Đọc thêm

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.