Một nhà báo đã bị bắn chết hôm 22/8 tại Philippines – vốn được coi là đất nước nguy hiểm nhất thế giới đối với các nhà báo.
Theo Leonardo Cobing, người đứng đầu lực lượng cảnh sát thành phố Iloilo, người bị giết là Niel Jimena (42 tuổi), người dẫn chương trình bàn luận chính trị trên đài phát thanh.
Hôm đó, ông này đang đi xe máy thì bị hai gã đàn ông trên một xe khác chặn đường.
Jimena đã vòng xe ngay lập tức để chạy trốn nhưng hai tay sát thủ tiếp tục đuổi theo, một tên đã bắn 5 phát đạn và kết liễu nhà báo này.
Theo Cobing, vụ giết người có thể liên quan tới chương trình “Phán xét” do Jimena thực hiện và phát song 2 số/tuần.
Với chương trình này, nhà báo trên thường chỉ trích thị trưởng thành phố và nhiều quan chức khác.
Tuy nhiên, viên cảnh sát trên cũng cho biết họ không loại trừ các động cơ khác.
Chủ tịch Hội Nhà báo Philippines Nestor Burgos cho biết, hiệp hội này đang xác minh liệu cái chết của Jimena có liên quan tới công việc với tư cách của nhà báo hay không.
Theo Burgos, như thường thấy ở Philippines, một nhà tài phiệt đã thường xuyên “mua” thời lượng chương trình của Jimena, theo đó nhà báo này sẽ sử dụng công cụ truyền thông để tấn công các đối thủ của nhà tài phiệt kia.
Từ đầu năm tới nay đa có 4 nhà báo bị giết ở Philippines, tính từ khi chế độ dân chủ được khôi phục năm 1986, con số này là 145.
Các nhóm bảo vệ quyền con người cũng như báo chí cho biết, Philippines là một trong những nơi nguy hiểm nhất đối với các nhà báo bởi vũ khí rất dễ kiếm, các nhân vật nhiều quyền lực tin rằng họ đứng trên pháp luật.
Vụ gây chấn động lớn nhất diễn ra năm 2009, khi 57 người bị giết ở miền nam Philippines, trong đó có tới 30 nhà báo.
Q.Dương (theo Manila Times)
Theo Leonardo Cobing, người đứng đầu lực lượng cảnh sát thành phố Iloilo, người bị giết là Niel Jimena (42 tuổi), người dẫn chương trình bàn luận chính trị trên đài phát thanh.
Hôm đó, ông này đang đi xe máy thì bị hai gã đàn ông trên một xe khác chặn đường.
Jimena đã vòng xe ngay lập tức để chạy trốn nhưng hai tay sát thủ tiếp tục đuổi theo, một tên đã bắn 5 phát đạn và kết liễu nhà báo này.
Ảnh minh họa. |
Với chương trình này, nhà báo trên thường chỉ trích thị trưởng thành phố và nhiều quan chức khác.
Tuy nhiên, viên cảnh sát trên cũng cho biết họ không loại trừ các động cơ khác.
Chủ tịch Hội Nhà báo Philippines Nestor Burgos cho biết, hiệp hội này đang xác minh liệu cái chết của Jimena có liên quan tới công việc với tư cách của nhà báo hay không.
Theo Burgos, như thường thấy ở Philippines, một nhà tài phiệt đã thường xuyên “mua” thời lượng chương trình của Jimena, theo đó nhà báo này sẽ sử dụng công cụ truyền thông để tấn công các đối thủ của nhà tài phiệt kia.
Từ đầu năm tới nay đa có 4 nhà báo bị giết ở Philippines, tính từ khi chế độ dân chủ được khôi phục năm 1986, con số này là 145.
Các nhóm bảo vệ quyền con người cũng như báo chí cho biết, Philippines là một trong những nơi nguy hiểm nhất đối với các nhà báo bởi vũ khí rất dễ kiếm, các nhân vật nhiều quyền lực tin rằng họ đứng trên pháp luật.
Vụ gây chấn động lớn nhất diễn ra năm 2009, khi 57 người bị giết ở miền nam Philippines, trong đó có tới 30 nhà báo.
Q.Dương (theo Manila Times)