Thêm một dự án giao thông tại miền Tây tăng tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng

Thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
Thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 được đề xuất tăng vốn thêm 1.936 tỷ đồng. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phải trình lãnh đạo Chính phủ để quyết định xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Trong tờ trình gửi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây, Bộ GTVT cho biết, dự án đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 6/2022 và phân cấp cho UBND tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang làm cơ quan chủ quản thực hiện.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.886 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương, thời gian thực hiện từ năm 2022 đến hết năm 2027.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, dự án có biến động về đơn giá bồi thường tại thời điểm thu hồi đất so với dự kiến. Do đó, kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Đồng Tháp cần khoảng 1.267 tỷ đồng, tăng khoảng 869 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát chi tiết địa chất dự án thành phần 2 cho thấy đất yếu xuất hiện trên toàn bộ chiều dài tuyến, có một số khu vực chiều sâu đất yếu từ 40-60m, lớn hơn nhiều so với dự kiến.

Việc sử dụng giải pháp xử lý đất yếu trên phạm vi lớn khiến kinh phí xây dựng, thiết bị tăng lên thành 2.192 tỷ đồng - tăng khoảng 717 tỷ đồng so với 1.475 tỷ đồng được duyệt trong chủ trương đầu tư dự án thành phần 2.

Sau khi rà soát, tổng hợp giá trị dự toán được duyệt của dự án thành phần 1 và kết quả nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thành phần 2, tổng mức đầu tư đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu tăng 1.936 tỷ đồng, lên khoảng 7.822 tỷ đồng. Trong đó dự án thành phần 1 tăng khoảng 151 tỷ đồng và dự án thành phần 2 tăng khoảng 1.785 tỷ đồng.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng ký Quyết định số 1219/QĐ – BGTVT phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre. Theo đó, tổng mức đầu tư dự án tăng hơn 1.600 tỷ đồng, lên hơn 6.8100 tỷ đồng.

Theo giới chuyên gia, việc tăng tổng mức đầu tư dự án lên hàng nghìn tỷ đồng, ngoài một số nguyên nhân khách quan thì yếu tố chủ quan cũng rất quan trọng. Năng lực nghiên cứu dự án tiền khả thi, nghiên cứu khả thi để từ đó xác định tổng mức đầu tư của các dự án cần được nâng cao hơn.

Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu dài khoảng 27,43km, điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.Trong đó, dự án thành phần 1 dài khoảng 16km thuộc tỉnh Đồng Tháp, còn dự án thành phần 2 dài khoảng 11,43km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang. Giai đoạn 1, tuyến cao tốc này được đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80km/h.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.