NSƯT Hương Dung: Gia đình là điểm tựa vững chắc cho thành công sự nghiệp

NSƯT Hương Dung: Gia đình là điểm tựa vững chắc cho thành công sự nghiệp
(PLO) - Nhắc đến Hương Dung, khán giả hình dung ngay đến những nhân vật phụ nữ thành thị ghê gớm, nhiều mưu mô, thủ đoạn do chị thủ vai. Ít ai biết rằng, ngoài việc nổi tiếng là một diễn viên, chị còn là một nghệ sĩ đa năng, kiêm nhiệm với nhiều vai trò khác nhau như đạo diễn, tổ chức sản xuất phim, giảng dạy diễn xuất, điều hành nhóm lồng tiếng,... và ở vị trí nào chị cũng đạt được những thành công nhất định.

Có duyên với nghiệp diễn

Hương Dung sinh năm 1960, quê gốc ở Thái Bình nhưng gia đình sinh sống ở Hà Nội. Xinh đẹp và năng động, hát hay, có năng khiếu diễn xuất nên  ngay từ tuổi thiếu niên cô bé Hương Dung đã ấp ủ ước mơ sau này trở thành một ngôi sao. Tuy nhiên, ước mơ này của Hương Dung không được gia đình ủng hộ. Năm 1973, khi vừa tròn 13 tuổi, Hương Dung giấu cha mẹ đi thi tuyển diễn viên và trúng tuyển vào Trường Sân khấu Việt Nam nay là Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội khoa diễn viên. Nhưng vì cha mẹ không đồng ý nên Hương Dung đành ngậm ngùi tiếp tục ở nhà đi học.

Năm 1975, Hương Dung lên đường nhập ngũ, chị trở thành lính thông tin của Trường Quân chính trực thuộc Quân khu 3. Trong thời gian ở quân ngũ, Hương Dung tích cực tham gia các phong trào văn nghệ và nhanh chóng trở thành “ngôi sao”. Sau đó chị thi và trúng tuyển diễn viên vào Đoàn Tổng cục Chính trị và chị đã được tuyển thẳng vào Đoàn văn công Quân khu 3, tuy nhiên vì một số lý do chị chưa nhận được thông báo trúng tuyển.

Hết thời hạn quân ngũ, chị trở về tiếp tục ôn thi văn hóa và theo học tại Trường Trung cấp Tài chính kế toán số 1 ở Nho Quan (Ninh Bình). Ra trường, chị vừa đi làm vừa học tiếp ở Trường Thương nghiệp, tuy nhiên có vẻ công việc của một công chức mẫn cán không hợp với cô gái xinh đẹp có năng khiếu nghệ thuật như Hương Dung. Nhớ lại khoảng thời gian đó, chị tâm sự: “Thú thật là từ trong sâu thẳm tâm hồn, Hương Dung luôn khao khát có một phép màu để được hoạt động trong môi trường nghệ thuật, ngành nghề nghệ thuật. Ngày đó, cứ nhớ lại quãng thời gian trong quân ngũ tuy gian khổ nhưng được cháy hết mình cho nghệ thuật là mình lại bồi hồi, khát khao…”.

Thật may mắn là năm 1978, Đoàn văn công Quân khu 3 tìm thấy chị (người đã trúng tuyển vào đoàn nhưng chưa được tuyển vào trường) và chị được mời về làm việc tại Đoàn văn công Quân khu 3. Cũng trong khoảng thời gian này, chị đã tìm được “một nửa” của mình cũng là một diễn viên của Đoàn văn công Quân đội.

Vợ chồng cùng nghề nên anh chị rất tâm đầu ý hợp. Công tác tại Đoàn văn công Quân khu 3 một thời gian, Hương Dung chuyển sang Đoàn kịch Nội vụ nay là Đoàn kịch nói của Bộ Công an. Được hoạt động trong môi trường nghệ thuật, Hương Dung như cá gặp nước, chị cống hiến hết mình cho công việc, cho vai diễn. Vào năm 1985 khi tham gia diễn vai chính nữ ký giả trong vở kịch “Nữ ký giả”, Hương Dung giành Huy chương Vàng tại Hội diễn nghệ thuật toàn quốc. 

Sau khi nghỉ chế độ ở Đoàn nghệ thuật Nội vụ, Hương Dung tiếp tục tham gia cộng tác với Hãng phim truyền hình Việt Nam. Đây mới là khoảng thời gian rảnh rang để chị cống hiến và thể hiện mình trong vai trò là người tổ chức sản xuất phim, tổ chức nhóm lồng tiếng, làm phó đạo diễn và tham gia các vai diễn khi cảm thấy phù hợp.

Lĩnh vực nào cũng tròn vai

Diễn kịch và tham gia nhiều bộ phim truyền hình đình đám nhưng nữ diễn viên Hương Dung được biết đến nhiều nhất qua hàng loạt vai diễn những người phụ nữ thành thị ghê gớm, thực dụng, nhiều mưu mô, thủ đoạn. Vai diễn thành công điển hình của Hương Dung với tuýp nhân vật này phải kể đến vai phu nhân Thứ trưởng Cao Đức Cẩm trong sê ri phim truyền hình dài tập “Chạy án”. 

Khán giả ấn tượng với bà Dung - phu nhân Thứ trưởng đẹp mặn mà, lịch thiệp, đôi mắt sắc như dao với ứng xử khôn khéo. Nhân vật của chị là một phụ nữ giỏi giang, hoàn hảo theo đúng nghĩa “giàu vì bạn, sang vì vợ” nếu như bà Dung đừng quá sa vào cái bẫy “tham, sân, si” của cuộc đời. Vì lòng tham, bà Dung đã lợi dụng “cái bóng” của ông chồng Thứ trưởng để “nhận quà”, không những thế, người đàn bà này còn mắc lỗi lầm lớn không thể tha thứ là đã phản bội ông chồng đáng kính để cặp kè với thuộc cấp thân tín của vị Thứ trưởng, gián tiếp đẩy chồng vào hành vi phạm pháp thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Thành công ở vai phản diện nhưng nhân vật do Hương Dung thủ vai đã để lại nhiều bài học sâu sắc về đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử. 

Hay như vai bà Hà- mẹ nuôi của Lê Thành trong phim “Người phán xử” đang “dậy sóng” trên VTV do Hương Dung thủ vai. Dù chỉ là một nhân vật phụ nhưng Hương Dung đã để lại ấn tượng đẹp về hình tượng người phụ nữ hết lòng vì chồng con, yêu thương con nuôi như con đẻ. Cái câu “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời tình mẹ vẫn theo con” thật đúng với tấm lòng của người mẹ mà Hương Dung thủ vai, dẫu con mình có phạm sai lầm, có đầy nhược điểm thì tình mẹ vẫn ân cần, bao dung tha thứ bằng tình yêu thương vô bờ bến…  

Dù đã nghỉ chế độ nhưng thực chất giờ đây Nghệ sĩ Ưu tú Hương Dung còn bận rộn hơn cả khi công tác ở Đoàn kịch Bộ Công an. Bạn bè, khán giả yêu quý chị ngạc nhiên khi thấy dường như Hương Dung càng bận rộn thì trông chị càng trẻ trung, nhuận sắc. Dù đã lên chức ông bà ngoại mấy năm nay nhưng Hương Dung vẫn năng động, bận rộn “như con thoi” khi thì đóng phim, lúc lồng tiếng, đi dạy diễn xuất, tham gia đạo diễn phim... “Bà ngoại” Hương Dung cười tươi rói, thanh minh rằng không phải chị tham công tiếc việc nhưng tại công việc cứ thế cuốn chị đi. Chị quen với bận rộn rồi, cứ ở nhà lâu là… tự nhiên phát ốm.

Nghệ sĩ Ưu tú Hương Dung bảo, chị thật may mắn là có người chồng cùng nghề, yêu và hiểu chị, hậu thuẫn cho chị để chị yên tâm tham gia những dự án phim xa nhà. Chị cũng tự nhận mình thật may mắn và giàu có khi có “gia tài” là ba người con thông minh, giỏi giang. Là con nhà nòi nên cả ba người con của chị đều bước chân vào nghệ thuật từ sớm khi tham gia đóng phim, lồng tiếng từ nhỏ. Có điều, vợ chồng chị dù thích nhưng chỉ muốn các con tham gia nghệ thuật như một cuộc chơi để thỏa niềm đam mê chứ không muốn các con theo con đường nghệ thuật.

Chính vì vậy dù con gái lớn và con trai thứ 2 đều đã học đạo diễn và diễn viên, từng làm phim nhưng hiện cả hai đều làm trong ngành hàng không. Cô con gái út học ngành kinh doanh tại Trường Đại học Quốc tế Úc. Tổ ấm gia đình với người chồng mẫu mực và ba người con giỏi giang là điều khiến chị tự hào và hài lòng nhất về cuộc sống hiện tại.

Hương Dung thuộc lớp diễn viên kịch và đóng phim gạo cội trong làng điện ảnh Việt Nam. Tham gia hàng trăm vai diễn thuộc các thể loại khác nhau như kịch, phim truyền hình, phim nhựa… nhưng vai diễn ấn tượng nhất của Hương Dung phải kể đến các phim “Chạy án”, “Chủ tịch tỉnh”, “Cầu vồng tình yêu”, “Người phán xử”… Ở lĩnh vực sân khấu, chị từng đoạt Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1985 và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2010. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.